Mỹ sẽ tiếp tục áp sát đảo nhân tạo phi pháp
Hải quân Mỹ sẽ sớm tiến hành chuyến tuần tra áp sát đảo nhân tạo do Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông.
Tàu hải quân Mỹ trên Biển Đông ngày 29.3.2016 – Ảnh: US Navy
Kế hoạch trên do một nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters hôm 2.4. Theo đó, trong tháng 4, hải quân Mỹ sẽ điều một tàu chiến hoạt động trong phạm vi 12 hải lý xung quanh một đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông. Tuy nhiên, nguồn tin không nói rõ thời gian, loại tàu và địa điểm cụ thể.
Theo Reuters, nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C.Stennis đang hoạt động ở Biển Đông nhưng nguồn tin dự đoán chuyến tuần tra sắp tới sẽ do một tàu chiến nhỏ hơn thực hiện. Trong khi đó, giới chuyên gia dự đoán động thái sắp tới của Mỹ sẽ diễn ra gần đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của VN nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp thành đảo nhân tạo.
Nếu kế hoạch trên được thực thi, đây sẽ là lần thứ ba hải quân Mỹ cho tàu tuần tra gần các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông trong mấy tháng gần đây. Lần đầu tiên là khu trục hạm USS Lassen áp sát đá Xu Bi ngày 27.10.2015 và tiếp theo là khu trục hạm USS Curtis Wilbur đến gần đảo Tri Tôn nằm trong quần đảo Hoàng Sa ngày 30.1.2016.
Video đang HOT
Điều đáng lưu ý là kế hoạch mới được tiết lộ chỉ vài ngày sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo hải quân Mỹ “hãy cẩn thận” khi vào Biển Đông và Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 31.3 là Bắc Kinh “không chấp nhận bất kỳ hành động mạo danh duy trì tự do lưu thông để vi phạm chủ quyền và làm tổn hại lợi ích an ninh của nước này”.
Mối nguy hiển hiện
Những diễn biến trên phù hợp với nhận định của giới chuyên gia rằng tình hình Biển Đông có thể sẽ “biến động lớn” trong năm nay, chủ yếu xuất phát từ những hành động ồ ạt quân sự hóa Biển Đông, nhiều khả năng hướng tới lập vùng nhận diện phòng không phi pháp, của Trung Quốc. Nước này vừa ngang nhiên đưa tên lửa chống hạm YJ-62 tới đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, theo chân hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 và chiến đấu cơ J-11. Cũng thuộc Hoàng Sa, trên đảo Quang Hòa, Trung Quốc đang xây một căn cứ dành cho trực thăng chống ngầm.
Ở Trường Sa, Bắc Kinh gần hoàn tất bồi đắp phi pháp 7 bãi đá, gồm Vành Khăn, Xu Bi, Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Chữ Thập và Gaven. Trên đá Chữ Thập đã hiện diện đường băng dài 3 km đủ cho mọi loại chiến đấu cơ hoạt động và Trung Quốc đã ngang ngược cho thử máy bay dân sự tại đây. Hai đường băng tương tự đang được xây dựng tại Vành Khăn và Xu Bi. Ngoài ra, dựa vào hình ảnh chụp từ vệ tinh, giới chuyên gia cảnh báo Trung Quốc có thể đang xây một trạm radar dùng cho mục đích quân sự với tầm hoạt động 300 km trên đá Châu Viên và các trạm 50 km trên Gaven, Tư Nghĩa và Gạc Ma. Trên 4 bãi đá này còn đang mọc lên nhiều cơ sở quân sự phi pháp như hải đăng, bãi đáp trực thăng, boong-ke, bến cảng, ụ súng…
Tất cả những hành động nói trên đều vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đe dọa tự do hàng hải, hàng không, hòa bình và ổn định của khu vực, dẫn đến phản đối mạnh mẽ từ VN và dư luận quốc tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có ý đồ đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền phi lý của mình bằng cách thiết lập “hiện diện cố hữu” qua các công trình dân sự phi pháp như trường học, nhà tù, trung tâm mua sắm, hệ thống xử lý nước thải ở Phú Lâm, hệ thống hứng nước mưa, nhà kính trồng rau ở đá Chữ Thập…
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Indonesia bất ngờ lên án việc Mỹ cho tàu áp sát đảo nhân tạo
Chính phủ Indonesia hôm 29.10 đã bày tỏ bất đồng với hành động "thể hiện quyền lực" của Mỹ khi cho tàu chiến áp sát đảo nhân tạo Trung Quôc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông.
USS Lassen, khu trục hạm Mỹ đã áp sát đảo nhân tạo Trung Quôc xây dựng phi pháp trên Đá Xu Bi ở Biển Đông - Anh: Reuters
"Chúng tôi không đồng tình, chúng tôi không thích bất kỳ hành động thể hiện quyền lực nào", hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn lời ông Luhut Pandjaitan, Bộ trưởng đặc trách các vấn đề về chính trị, pháp lý, an ninh của Indonesia, cho hay.
"Có bao giờ các bạn nghe thấy việc thể hiện quyền lực có thể giải quyết được các vấn đề chưa? Ở Afghanistan? Ở Iraq? Mỹ đã tiêu tốn hàng ngàn tỉ USD tại 2 nước này. Thế kết quả là gì? Hàng trăm ngàn người thiệt mạng. Rồi giờ thì bạo động vẫn tiếp diễn ở Iraq", ông Pandjaitan phát biểu với một nhóm phóng viên.
Phát biểu của vị quan chức an ninh Indonesia được đưa ra sau khi Lầu Năm Góc điều khu trục hạm USS Lassen đi vào phạm vi 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo trên Đá Xu Bi do Trung Quốc xây dựng phi pháp. Bắc Kinh đã lên án động thái này là "cố tình khiêu khích".
Ông Pandjaitan còn nói thêm rằng tình hình lộn xộn hiện tại ở Afghanistan, Iraq và một số quốc gia Trung Đông khác là hậu quả của màn thể hiện quyền lực từ các cường quốc.
"Chúng tôi không muốn như vậy vì chúng tôi đã thấy rằng thể hiện quyền lực sẽ chẳng giải quyết được gì. Indonesia tin vào truyền thống thiết lập đàm phán và thảo luận, vì kết quả đạt được từ điều này sẽ tích cực hơn từ việc phô trương quyền lực", ông nói.
Khẳng định quan hệ giữa Indonesia với cả Mỹ và Trung Quốc đều đang tốt đẹp, ông Pandjaitan kêu gọi 2 nước nên tiếp tục "tự kiềm chế". Ông cũng lặp lại cam kết của Indonesia rằng nước này sẽ đóng vai trò tích cực nhằm mang lại hòa bình cho khu vực thông qua việc thúc giục các bên có tranh chấp ngồi lại đàm phán.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Tình báo Mỹ vạch mặt Trung Quốc ở Biển Đông Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đã đưa ra những đánh giá chi tiết về các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. Những công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở đá Chữ Thập - Ảnh: IHS Jane's Theo chuyên san The Diplomat ngày 10.3, những đánh giá của tình báo Mỹ được...