Mỹ sẽ tăng cường sức mạnh quân sự ở châu Á – TBĐ
Bất chấp sức ép về ngân sách, Mỹ đang lên kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh Washington muốn tăng cường hiện hiện trong khu vực.
Hạm đội tàu sân bay Mỹ.
Các nghị sĩ lưỡng đảng cho biết, họ đang lên kế hoạch kiểm tra, giám sát trên phạm vi rộng, toàn diện việc triển khai các lực lượng Mỹ cũng như chiến lược tối ưu hóa các quan hệ an ninh trong khu vực. Họ cũng lên kế hoạch tổ chức 5 cuộc điều trần từ nay cho tới đầu năm 2014, tập trung chủ yếu vào chủ đề sức mạnh quân sự đang gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc. Các chủ đề quan trọng khác bao gồm, các khả năng và năng lực không gian của Mỹ, kế hoạch hiện đại hóa Hải quân, Không quân và các tranh chấp hàng hải.
Các nghị sĩ nhấn mạnh, một trong các mục đích của Ủy ban Quân vụ Hạ viện là để giải thích cho phần còn lại của Quốc hội và công chúng Mỹ về tầm quan trọng chiến lược của chính sách “xoay trục” về châu Á – Thái Bình Dương của Washington. Tại Mỹ, Quốc hội không lập ra các chính sách nhưng có khả năng tác động và kiểm soát nguồn ngân sách dành cho mỗi quyết sách.
“Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là khả năng hiện diện. Nếu chúng tôi hiện diện ở đây (châu Á-Thái Bình Dương), mọi người sẽ thấy khu vực này có được sự ổn định nhất”, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Randy Forbes cho biết trong một cuộc họp báo về các phiên điều trần sắp tới.
Trong khi đó Dân biểu Đảng Dân chủ Adam Smith khẳng định, Ủy ban sẽ xem xét các biện pháp để đảm bảo các cam kết liên minh của Mỹ với Hàn Quốc và Nhật Bản, đồng thời nỗ lực xây dựng thêm các quan hệ khác trong khu vực.
“Một trong những yếu tố quan trọng trong vấn đề này là năng lực của đối tác. Các đối tác của chúng ta phải củng cố, tăng cường khả năng để không hoàn toàn phụ thuộc, dựa dẫm vào chúng ta”, ông Adam Smith nhấn mạnh.
Ông Smith cũng chủ trương Mỹ nên hợp tác với Trung Quốc (đặc biệt là trong vấn đề Triều Tiên và chuyển giao quyền lực ở Afghanistan) trong bối cảnh con rồng châu Á xem chiến lược xoay trục của Mỹ là nhằm mục đích bao vây, kiềm chế sức mạnh đang lên của họ.
Chủ tịch Ủy ban, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Howard McKeon cũng ủng hộ quân đội Nhật Bản – vốn bị hạn chế nhiều bởi Hiến pháp hòa bình – tìm kiếm vai trò tích cực hơn để đáp trả và đối phó với những hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.
Video đang HOT
“Bổn phận và trách nhiệm của chúng tôi là phải làm tất cả những gì có thể giúp củng cố và tăng cường khả năng của các đối tác để họ có thể tự hành động nhiều hơn khi cần thiết”, ông McKeon phát biểu.
Tuy nhiên, một số quốc gia châu Á tỏ ra nghi ngại về các cam kết của Washington đối với khu vực khi bản thân họ phải vật lộn với khủng hoảng ngân sách, chia rẽ chính trị trong nước cũng như những cuộc khủng hoảng ở Trung Đông.
Theo Kiến thức
Nhật tuyên bố đứng đầu "chiến tuyến" chống Trung Quốc
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày hôm qua (26/10), Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố rằng, Nhật Bản nên giữ vai trò hàng đầu trong cuộc chiến chống lại cái mà ông này miêu tả là nỗ lực của Trung Quốc trong việc dùng vũ lực để đạt được mục đích ngoại giao.
Thủ tướng Nhật Bản luôn giữ lập trường cứng rắn với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Ông Abe không ngại ngần thể hiện quan điểm, Nhật Bản sẵn sàng cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Phố Wall sổ ra ngày hôm qua, Thủ tướng Abe cho rằng, Nhật Bản nên đóng vai trò hàng đầu trong việc chống lại cái mà ông này gọi là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm dùng vũ lực đạt được các mục đích ngoại giao.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản cho hay, tại cuộc họp gần đây với lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á, ông đã nhận ra một điều rằng, khu vực này đang tìm kiếm vai trò dẫn dắt từ Tokyo liên quan đến vấn đề an ninh trong bối cảnh Trung Quốc đang thực thi một chính sách ngoại giao quyết liệt.
"Có những lo ngại về việc Trung Quốc đang tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng bằng vũ lực thay vì bằng pháp quyền. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc lựa chọn con đường đó, nước này sẽ không thể phát triển một cách hòa bình", ông Abe nhấn mạnh với tờ Thời báo Phố Wall.
"Vì thế, Trung Quốc không nên đi theo con đường đó và nhiều nước mong chờ Nhật Bản thể hiện mạnh mẽ quan điểm này. Và họ cũng hy vọng rằng, Trung Quốc sẽ hành động một cách có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế", Thủ tướng Nhật Bản nói thêm.
Sau khi những phát biểu mạnh mẽ trên được đưa ra, Bắc Kinh đã lên tiếng đe dọa sẽ đáp trả nếu bị khiêu khích.
Một nhà ngoại giao hàng đầu đã nghỉ hưu của Trung Quốc đe dọa, bất kỳ động thái nào của Tokyo nhằm kiếm chế Trung Quốc đều được xem là một nỗ lực nhằm che giấu những động cơ lớn hơn trong khu vực và nó được cho là "cực kỳ nguy hiểm". Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản đừng xem nhẹ quyết tâm của Trung Quốc trong việc áp dụng bất kỳ biện pháp cần thiết nào để bảo vệ bản thân.
Trung Quốc đã trực tiếp "tấn công" vào thông tin mà báo chí Nhật Bản đưa ra gần đây về việc Thủ tướng Abe thông qua chính sách cho phép lực lượng của nước ông bắn hạ các máy bay không người lái của nước ngoài nếu máy bay đó phớt lờ cảnh báo rời khỏi không phận Nhật Bản.
"Đừng đánh giá thấp quyết tâm và sức mạnh của quân đội Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Nếu Nhật Bản dùng đến các biện pháp như bắn hạ máy bay, đó sẽ là một hành động khiêu khích nghiêm trọng đối với chúng tôi, một hành động gây chiến tranh", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc - ông Geng Yansheng đã tuyên bố cứng rắn như vậy trên website của cơ quan này.
Tuyên bố của ông Geng còn cảnh báo: "Chúng tôi sẽ có những hành động kiên quyết để đáp trả và bên gây rắc rối sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả".
Tranh chấp lãnh thổ
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang xấu đi một cách trầm trọng trong thời gian qua vì mâu thuẫn chính liên quan đến cuộc tranh chấp nóng bỏng và quyết liệt giữa hai nước xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á còn bị ảnh hưởng thêm bởi chuyến thăm của giới nghị sĩ Nhật Bản đến đền thờ Yasukuni ở Tokyo trong tháng này nhằm tưởng nhớ những người đã chết trong chiến tranh.
Trung Quốc cũng có tranh chấp với nhiều quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông.
Phát biểu tại một diễn đàn ở thủ đô Bắc Kinh, cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Tang Jiaxuan cho rằng, Nhật Bản đang hy vọng sẽ tranh thủ được Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế để kiềm chế các hành động của Trung QUốc trong khu vực.
Ông Tang không đả động gì đến những phát biểu mới nhất của Thủ tướng Abe nhưng nói rằng, bất kỳ nỗ lực kiềm chế Trung Quốc nào đều hoặc là để đưa ra một quan điểm bóp méo về Trung Quốc hoặc "cố tình minh họa &'về mối đe dọa' Trung Quốc nhằm đạt được mục đích chính trị cao hơn".
Theo lời của ông Tang, động thái của Nhật Bản "không chỉ vô ích mà còn cực kỳ nguy hiểm".
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây sau khi chính phủ ở Tokyo hồi tháng 9 năm ngoái quyết định mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp với Bắc Kinh.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang nằm trong sự quản lý của Tokyo nhưng Bắc Kinh đang tìm cách phá vỡ thế nguyên trạng ở đây. Trong suốt nhiều tháng qua, Trung Quốc thường xuyên đưa tàu thuyền và sau này là cả máy bay chiến đấu đến tiếp cận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nhằm thách thức quyền quản lý của Nhật Bản ở đây. Hành động này của Trung Quốc nhiều lần đẩy hai nước Trung-Nhật đến sát bờ vực của một cuộc xung đột.
Thủ tướng Nhật Bản Abe lên cầm quyền từ hồi năm ngoái. Kể từ đó đến nay, ông này luôn duy trì một lập trường cứng rắn, kiên quyết không lùi bước trong cuộc tranh chấp với nước láng giềng Trung Quốc. Nhật Bản quyết liệt đối đầu với Trung Quốc. Thủ tướng Abe đã ra sức củng cố sức mạnh quân sự của Nhật Bản đồng thời tăng cường tìm kiếm liên minh để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc.
Tuy nhiên, gần đây, Trung Quốc bắt đầu có một số dấu hiệu dịu nhẹ hơn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có những phát biểu mang tính hòa giải hơn tại một hội nghị về ngoại giao diễn ra trong tuần này. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói rằng, mối quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng là vô cùng quan trọng đối với một chính sách đối ngoại ổn định.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Hàn Quốc: Hệ thống vũ khí kém đến mức nguy hiểm Những sai sót và tai nạn đối với hệ thống vũ khí của Hàn Quốc đang đặt ra câu hỏi lớn cho khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội nước này. Hồi đầu tháng 10, Hàn Quốc đã tổ chức một lễ duyệt binh hoành tráng khoe nhiều loại vũ khí mới và công nghệ quân sự hiện đại, đồng thời...