Mỹ sẽ tăng cường phòng thủ cho Vùng Xanh tại Iraq
Vùng Xanh nơi đặt đại sứ quán Mỹ tại Iraq lại vừa tiếp tục bị tấn công bằng 2 quả tên lửa.
Theo Sky News, cuộc tấn công diễn ra cuối ngày 5/3 bằng 2 quả tên lửa nhưng chúng đã rơi bên ngoài đại sứ quán Mỹ và không gây thương vong. Vụ tấn công đồng thời là lần thứ 2 trong vòng 1 tuần, Vùng xanh bị tấn công bằng tên lửa.
Số liệu thống kê của Sky News có được cho biết, chỉ tính từ đầu năm 2020, căn cứ Mỹ và đại sứ quán Mỹ tại Iraq đã phải hứng chịu khoảng 10 cuộc tấn công khác nhau.
Đại sứ quán Mỹ ở Iraq bên bờ sông Tigris.
Dù không gây hậu quả nghiêm trong nhưng thực tế này đã khiến Mỹ đang tính đến việc triển khai hệ thống phòng thủ để bảo vệ những cơ sở đặc biệt quan trọng này.
Đầu tháng 2/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói với các phóng viên tại Lầu Năm Góc rằng, Mỹ đang làm việc với chính phủ Iraq để triển khai các hệ thống phòng không Patriot của mình ở nước này.
Một trong những nhà báo đã hỏi ông tại sao quốc gia không chuyển các hệ thống phòng không Patriot sang Iraq sau khi Iran bắn tên lửa vào các căn cứ quân sự Iraq.
Video đang HOT
“Chúng tôi phải đảm bảo sự cho phép từ chính phủ nước sở tại. Chúng tôi phải nghiên cứu và giải quyết điều đó”, ông Esper nói.
Dù không rõ kết quả các cuộc đàm phán giữa Mỹ với Iraq về vấn đề này thế nào nhưng Tướng Mark Milley, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, khẳng định nước này đang nghiên cứu vấn đề trên với Iraq.
Ngoài Patriot, hiện Mỹ cũng đanh tính đến việc triển khai hệ thống đánh chặn mini MHTK – vũ khí được cho là hiệu quả hơn Patriot khi đối phó với những mục tiêu cỡ nhỏ như đạn pháo, cối và đạn phản lực…
Theo thông tin được ông Bob Delgado, Giám đốc kinh doanh quốc tế hệ thống tên lửa và phòng không trực thuộc Lockheed Martin tiết lộ, quân đội Mỹ đã thực hiện mua sắm hệ thống này để trang tại các căn cứ ở Trung Đông, trong đó có Iraq.
Chương trình tên lửa đánh chặn mini MHTK của Lockheed Martin được trang bị tên lửa EAPS. Đây là loại tên lửa đánh chặn siêu nhỏ với trọng lượng dưới 3 kg, dài chưa đầy 1 m và đường kính dưới 50 mm.
Tên lửa EAPS đánh chặn này dùng để tiêu diệt bằng cách va chạm trực tiếp nhiều loại mục tiêu bay. Những loại vũ khí thường gây thiệt hại rất lớn cho nhiều nước vướng vào xung đột tại Trung Đông.
EAPS có hệ thống điều khiển bắn tinh vi sẽ bảo đảm cho tên lửa đánh chặn lao trực tiếp vào mục tiêu. Ban đầu, EAPS sẽ được chế tạo ở dạng hệ thống phòng không tiền duyên cơ động cỡ nhỏ (có thể lắp trên khung gầm xe HMMWV).
Tuy nhiên, với kích thước nhỏ của tên lửa, về lý thuyết, sẽ cho phép lắp đặt chúng lên mọi xe thiết giáp. EAPS có khả năng đánh chặn các quả đạn pháo đơn lẻ hay tạo ra chiếc ô bảo vệ nhỏ bên trên đầu một đơn vị để làm suy yếu uy lực hỏa lực pháo binh địch – tính năng không một hệ thống tên lửa phòng không nào có thể làm được.
Hệ thống có thể nhận thông tin chỉ thị mục tiêu từ các radar phản pháo hiện đại như AN/TPQ-36 Firefinder. Hiện chưa rõ thời điểm cụ thể Mỹ triển khai vũ khí này.
Hòa Bình
Theo Datviet
Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan
Tuyên bố được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đưa ra hôm 2-3 và là một phần trong tiến trình rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan sau 14 tháng nếu Taliban duy trì cam kết theo thỏa thuận.
Thỏa thuận giữa chính quyền Tổng thống Donald Trump và quân nổi dậy Taliban được ký kết tại Qatar ngày 29-2, mở đường cho hòa bình ở Afghanistan sau hơn 18 năm xung đột. Theo đó, trong vòng 135 ngày, Mỹ giảm sự hiện diện xuống còn 8.600 binh sĩ từ khoảng 12.000 quân đang đóng tại quốc gia Nam Á, sau đó sẽ tạm dừng để đánh giá các điều kiện.
Kế hoạch rút quân có thể là tiền đề chấm dứt cuộc chiến sa lầy 18 năm của Mỹ tại Afghanistan. Ảnh: NYT
Với lực lượng còn lại, Bộ trưởng Esper cho biết Lầu Năm Góc vẫn duy trì 7 căn cứ trên khắp Afghanistan nhưng tập trung vào hoạt động chống các nhóm khủng bố như al Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng thu hẹp quy mô với nhiệm vụ chủ yếu huấn luyện quân đội Afghanistan. Đổi lại, Taliban cam kết không tấn công quân Mỹ và các đồng minh. Tiến trình rút quân sẽ phụ thuộc vào việc lực lượng này đáp ứng cam kết ngăn bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào, kể cả al-Qaeda, sử dụng lãnh thổ Afghanistan để tổ chức các cuộc tấn công đe dọa Mỹ và đồng minh. Tuy nhiên, quan chức Mỹ nhấn mạnh thỏa thuận trên không ràng buộc kế hoạch rút quân đội nước ngoài với kết quả từ cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan.
Dự kiến, các cuộc thảo luận giữa Chính phủ Afghanistan và Taliban sẽ diễn ra từ ngày 10-3. Ngoài câu hỏi về hình thức chia sẻ quyền lực giữa chính quyền Kabul với Taliban, tiến trình này có thể bị chững lại khi Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani từ chối phóng thích 5.000 tù nhân Taliban trước khi tiến hành thương thuyết nội bộ như được quy định trong thỏa thuận Mỹ-Taliban. Hôm 2-3, đại diện phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid cảnh báo không có bất kỳ cuộc đàm phán nào trừ phi chính phủ trao đổi tù nhân. Trước đó, lực lượng này khẳng định đã thực thi quá trình "giảm bạo lực" hay lệnh ngừng bắn một phần kéo dài 7 ngày trước khi ký thỏa thuận với Mỹ. Nhưng với tuyên bố từ Tổng thống Ghani, các tay súng Taliban một mặt được lệnh tuân thủ thỏa thuận với Mỹ và không nhắm vào lực lượng quốc tế; mặt khác tiếp tục cuộc chiến với lực lượng an ninh Afghanistan để phản đối cái gọi là "chính quyền bù nhìn Kabul".
Theo giới chức địa phương, Taliban cuối tuần rồi đã bắt cóc hàng chục người ở tỉnh Wardak. Một số nạn nhân có mối liên hệ với nhân viên chính phủ. Hôm 2-3, quân đội Afghanistan cho biết Taliban còn hạ sát một lính biệt kích và tiến hành nhiều đợt tấn công vào các trạm kiểm soát khu vực phía Bắc. Cùng ngày, một vụ đánh bom bằng xe máy nhắm vào trận bóng đá tại tỉnh Khost đã khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và 11 người khác bị thương. Taliban bác bỏ trách nhiệm trong vụ việc ở tỉnh Khost nhưng Lầu Năm Góc cho biết sẽ xem xét các vụ tấn công và có biện pháp hỗ trợ quân đội Afghanistan nếu cần thiết. Bộ trưởng Esper mặt khác hy vọng tình hình bạo lực những ngày tới có thể được kéo giảm, mở đường cho thỏa thuận hòa bình cuối cùng giữa các bên ở Afghanistan. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley ngược lại không đặt nhiều kỳ vọng về khả năng ngay lập tức giảm hoàn toàn bạo lực ở Afghanistan. Theo New York Times, tình hình bạo lực bùng phát ngay sau khi ký kết thỏa thuận đã dập tắt hy vọng về lệnh ngừng bắn kéo dài, gieo rắc nỗi sợ hãi cho người dân Afghanistan về khả năng xung đột sẽ tiếp tục sau thời gian tạm lắng.
MAI QUYÊN (Theo NYT, AP)
Theo baocantho.com.vn
Thỏa thuận hòa bình Mỹ-Taliban: Còn nhiều khó khăn phía trước Vẫn còn một số ý kiến bày tỏ thận trọng khi cho rằng, đây chỉ là một sự khởi đầu cho chặng đường dài khó khăn phía trước. Mỹ và Taliban hôm 29/2 đã ký một thỏa thuận hòa bình lịch sử tại Thủ đô Doha của Qatar, đặt nền móng cho việc chấm dứt cuộc chiến tranh 18 năm hao tiền tốn...