Mỹ sẽ lập căn cứ tên lửa ở đảo Guam đề phòng Trung Quốc
Mỹ đang lên kế hoạch triển khai thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa trên đảo Guam ở Thái Bình Dương, một động thái bề ngoài là nhằm đề phòng Triều Tiên, nhưng các nhà phân tích cho rằng thực chất là nhằm đối phó với Trung Quốc.
(Ảnh minh họa)
Trong báo cáo về các kế hoạch quốc phòng của Washington vào năm tới, Mỹ dự định bổ sung các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (Thaad) cho đảo Guam, kết hợp với việc bố trí lực lượng lớn hơn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Các hệ thống Thaad và các tên lửa đánh chặn Patroit đã được đặt tại đảo Guam trong quá khứ nhằm hỗ trợ các tàu chiến. Nhưng báo cáo đã trích dẫn mối đe tọa tức thì từ các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên nhằm vào các thiết bị quân sự Mỹ trên đảo Guam là nguyên nhân cho kế hoạch bổ sung trên.
Video đang HOT
Các chính trị gia trên đảo Guam cũng đã yêu đầu phải đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa thường trực để chống lại các tên lửa của Triều Tiên.
Tuy nhiên, Go Ito, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Meiji ở Tokyo (Nhật Bản) cho rằng mặc dù Mỹ nêu tên Triều Tiên nhưng việc triển khai các hệ thống phòng tên lửa là nhằm vào Trung Quốc.
“Triều Tiên có công nghệ tên lửa và có những lo ngại về sự ổn định chính trị tại Bình Nhưỡng hiện thời, nhưng Trung Quốc đã phát triển các khả năng tên lửa của riêng mình và đó mới là mối đe dọa lớn hơn với Mỹ… Các hệ thống phòng thủ tên lửa này nhằm vào bất kỳ mối đe dọa nào mà Trung Quốc có thể gây ra trong tương lai”, ông Ito nói.
Việc đặt các tên lửa trên đảo Guam là động thái mới nhất trong ván cờ quân sự đang diễn ra trong khu vực, ông Ito nói thêm.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ ngày càng lo ngại trước sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc. Washington đang thực hiện chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương để đối phó với sự mở rộng hải quân của Bắc Kinh và dự kiến sẽ chuyển 60% các tàu chiến sang hoạt động tại khu vực này vào năm 2020.
Theo Dantri
Trung Quốc đã biên chế 15 máy bay ném bom H-6K?
Các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy, không quân Trung Quốc đã chính thức biên chế 15 máy bay chiếc ném bom H-6K, có khả năng mang tên lửa hành trình gắn đầu đạn hạt nhân.
Máy bay ném bom H-6K được chế tạo dựa trên thiết kế của loại máy bay ném bom Tu-16 Badger của Liên Xô từ những năm 50 của thế kỷ 20. Sau khi không mua được máy bay ném bom thế hệ mới hơn của Nga là Tu-22M3, Trung Quốc đã có một số cải tiến, lắp 2 động cơ phản lực mới có lực đẩy lớn hơn để làm tăng phạm vi hoạt động của loại máy bay ném bom tầm trung này.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc FuQianXian cho rằng, cải tiến lớn nhất của H-6K là sử dụng một radar cỡ lớn ở đầu máy bay thay thế cho khoang hoa tiêu truyền thống. Điều này cho thấy, hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống vũ khí của H-6K đã được cải tiến đáng kể.
Sự thay đổi nữa là bề ngoài cửa hút gió của động cơ máy bay này được điều chỉnh, tiết diện cửa vào rộng hơn cho phép lưu lượng cửa vào của động cơ tăng lên, lực đẩy đoạn ngắn tăng rõ rệt, khiến lượng tải đạn và trọng lượng cất cánh tối đa của nó cũng được tăng lên.
Việc sử dụng 2 động cơ phản lực có lực đẩy lớn thay thế cho động cơ trước kia, tỷ lệ tiêu hao nhiên liệu giảm đi, dẫn đến hành trình tăng lên. Khả năng trang bị thêm tên lửa hành trình tầm xa đã làm cho phạm vi hành trình của H-6K được mở rộng hơn, khả năng răn đe và tác chiến cũng được tăng cường rất mạnh.
Hình ảnh mô phỏng H-6K phóng tên lửa hành trình CJ-10
Hiện nay, bán kính tác chiến của H-6K đã lên tới 3.500 km, nó có thể đảm nhận nhiệm vụ tấn công ngoài khu vực phòng không, sau khi Trung Quốc chế tạo thành công phiên bản tên lửa hành trình phóng từ trên không. Hồi tháng trước Trung Quốc đã cho đăng tải những hình ảnh đầu tiên về máy bay H-6K, có thể mang tới sáu tên lửa hành trình Trường kiếm-10 (CJ-10), có tầm bắn tới 1.500 dặm (khoảng 2.414km).
Với việc có thể mang theo tên lửa hành trình CJ-10, cự ly tấn công các mục tiêu chiến lược của H-6K đã đạt từ 4.000 đến 5.000km, có thể gây ra mối đe dọa cho các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương, Hawaii và Guam. Hiện Trung Quốc cũng đang phát triển tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Trường kiếm-20 (CJ-20), để trang bị cho các loại máy bay ném bom trong tương lai.
Có phân tích cho rằng, để ngăn chặn tham vọng can thiệp quân sự của Mỹ ở eo biển Đài Loan, Không quân Trung Quốc đưa toàn bộ khu vực gồm đảo Đài Loan và các đảo ở tây nam Nhật Bản, ở chuỗi đảo thứ nhất, và Guam ở chuỗi đảo thứ hai vào phạm vi kiểm soát. Điều này đòi hỏi máy bay ném bom phải có bán kính tác chiến trên 3.000 km và hiệu suất tấn công cao hơn trước.
Theo ANTD
Trung Quốc "thèm khát" các chiến hạm mới của Mỹ Sự phát triển vượt bậc trong hỏa lực hải quân của Mỹ chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc càng sốt ruột về các loại vũ khí tinh vi mà nước này nói là cần để phòng thủ. Tàu khu trục Zumwalt của Mỹ mới được hạ hủy hôm 28/10. Bắc Kinh đang theo dõi sát sao sự phát triển của Mỹ về 2...