Mỹ sẽ làm gì nếu Trung Quốc bác phán quyết của PCA?

Theo dõi VGT trên

Càng tới ngày tòa quốc tế ra phán quyết, Trung Quốc càng phản ứng mạnh, có phần hốt hoảng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc bất chấp phán quyết? Và Washington sẽ làm gì?

Mỹ sẽ làm gì nếu Trung Quốc bác phán quyết của PCA? - Hình 1

Tòa Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ( PCA) tuần trước tuyên bố là họ sẽ đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc vào ngày 12/7 tới.

Trong suốt mấy tháng nay, Trung Quốc đã cố gắng hết sức để vận động, ép buộc và mua chuộc nếu cần các quốc gia, không những trong vùng mà bên ngoài vùng nữa, lên tiếng ủng hộ lập trường của họ ở Biển Đông. Lập trường này căn bản là không cần một cơ quan quốc tế nào can thiệp vào và mọi tranh chấp phải được giải quyết trên căn bản song phương, qua điều đình. Dĩ nhiên ai cũng biết điều đình song phương giữa ông khổng lồ Trung Quốc và các nước nhỏ láng giềng thì ai có ưu thế hơn.

Ngoài việc mua chuộc, Trung Quốc còn lên gân lên cốt. Ngày 5/7, Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự ở Biển Đông đến ngày 11/7. Cuộc tập trận này của Trung Quốc được coi là một nỗ lực thể hiện bằng hành động lời tuyên bố xấc xược của ông Tập Cận Bình là “không khoan nhượng ở Biển Đông”. Nhưng các nước có liên quan tranh chấp chắc chắn cũng sẽ không khoan nhượng với ông ta. Trong diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, tổ chức ở Đại lễ đường Nhân dân hôm 1/7, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố không bao giờ “từ bỏ chủ quyền” Biển Đông và Trung Quốc không sợ rắc rối.

Trước đó, ngày 22/6, hãng Kyodo của Nhật cho rằng không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ rút khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và coi đây là hành động trả đũa nếu PCA ra phán quyết ngược với quan điểm của Trung Quốc.

Phán quyết này đang được nóng lòng chờ đợi ở trong vùng và ở ngoài vùng, đặc biệt ở Washington, vốn hy vọng và chờ đợi để xem khẳng định chủ quyền của Trung Quốc bị tòa bác bỏ. Bắc Kinh đã nhiều lần nói họ không công nhận quyền tài phán của Tòa, không tham dự vào các cuộc điều trần mặc dù được mời, và cũng nhiều lần nói là họ sẽ bất chấp những phán quyết của Tòa.

Liệu một phán quyết không tốt cho Trung Quốc có làm hại gì họ? Theo Giáo sư Hugh White của Viện Đại Học Quốc Gia Úc (ANU) thì Mỹ và các bạn bè và đồng minh nghĩ là một phán quyết chính thức của một tòa án được quốc tế công nhận sẽ gia tăng áp lực lên Trung Quốc ngưng việc thúc đẩy khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải một cách hung hăng như vậy. Washington có vẻ tin là đối diện với một phán quyết có hại cho mình, Bắc Kinh sẽ sau cùng quyết định là thiệt hại ngoại giao cho vị thế của họ ở Đông Nam Á và trên trường thế giới khiến cho họ phải rút lui.

Nhưng những bằng chứng mới nhất cho thấy khác. Cách đây vài tuần, Trung Quốc đã buộc các ngoại trưởng của khối ASEAN vào một vị thế hết sức khó chịu khi phải rút lại một bản tuyên bố chung mà lời lẽ rất gượng nhẹ về Biển Đông là “một vấn đề trong liên hệ và hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc”. Điều đó cho thấy rõ ràng Bắc Kinh không muốn và không cảm thấy cần hạ nhiệt bầu không khí ngoại giao căng thẳng hiện nay.

Chưa hết, tuần trước, Trung Quốc cho phép căng thẳng leo thang với quốc gia quan trọng nhất của ASEAN là Indonesia. Bắc Kinh đã lớn tiếng phản đối trước phản ứng cũng không kém phần cương quyết của Indonesia khi các tàu đ.ánh cá của Trung Quốc đổ vào đ.ánh cá ở vùng mà Indonesia nói là vùng đặc quyền khai thác kinh tế của đảo Natuna, nhưng lại nằm trong cái gọi là đường chín đoạn. Phản ứng của Trung Quốc ngược lại đã gặp lại phản ứng đáng ngạc nhiên mà cũng vô cùng cương quyết từ phía Indonesia. Tổng thống Joko Widodo ra lệnh cho quân đội Indonesia phải điều động thêm lực lượng đến vùng và tổ chức một chuyến đi thị sát ồn ào với các bộ trưởng cao cấp trong chính phủ để nhấn mạnh sự việc là Indonesia coi đó là một chuyện quan trọng. Một lần nữa, không có chỉ dấu gì là các lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy áp lực ngoại giao nào cả.

Và điều đó đã khiến thế giới phải đặt một câu hỏi “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc bất chấp phán quyết? Hơn thế, Washington sẽ làm gì? Rõ ràng Washington đang chuẩn bị cho khó khăn. Trong vòng vài tháng nay, Washington đã phản ứng với điều mà họ coi là việc quân sự hóa của Bắc Kinh đang tạo bất ổn trong vùng bằng cách gửi đến một lực lượng mới đáng kể vào vùng. Và tột đỉnh của chiến dịch là khi hai hạm đội hàng không mẫu hạm tập trận ngoài khơi bờ biển Philippines mới đây.

Video đang HOT

Đây là cuộc diệu võ dương oai lớn nhất của Mỹ kể từ ngày Tổng thống Bill Clinton gửi hai hạm đội hàng không mẫu hạm đến để đối đầu với Trung Quốc trong cuộc Khủng hoảng Đài Loan năm 1996. Nó rõ ràng là để gửi một thông điệp không nhầm lẫn được về quyết tâm của Washington.

Các nhà phân tích đưa ra hai kịch bản. Một kịch bản là Bắc Kinh không làm gì để phản ứng với phán quyết ngoài việc đưa ra những lời bác bỏ hùng hồn. Họ không lùi lại trong những gì họ đã làm trước đây, nhưng không có một hành động tức thời nào hay cố gắng công khai mới để nới rộng ảnh hưởng hay tăng cường vị thế của họ trong các khu vực tranh chấp. Trong hoàn cảnh đó, không có hành vi khiêu khích của Trung Quốc, thật khó có thể thấy Mỹ làm gì được mặc dù lực lượng sẵn sàng.

Trong kịch bản thứ nhì, Trung Quốc quyết định có một phản ứng mạnh mẽ hơn đối với phán quyết từ La Haye. Chẳng hạn như tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không trên toàn Biển Đông, như họ đã làm ở Biển Hoa Đông hồi năm 2013. Hay họ có thể bắt đầu xây một đảo nhân tạo nữa và lập một căn cứ nữa trên bãi đá ngầm Scarborough, như họ đã làm trong hai năm nay. Trung Quốc chỉ mới chiếm được bãi cạn này, vốn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và còn có thể gọi là cận hải nữa, từ tay Philippines mới từ năm 2012.

Mỹ đã thẳng thắn khuyến cáo Trung Quốc đừng có những bước như vậy và việc điều động quân đội đến rõ ràng là để hỗ trợ cho những khuyến cáo đó. Nó có vẻ là một thông điệp nói là Mỹ sẵn sàng đối diện bằng vũ lực nếu Trung Quốc nới rộng kiểm soát ở Biển Đông. Lối “nói thẳng” đó đã thành công ở Đài Loan cách đây 20 năm. Nhưng lúc đó Trung Quốc không có cách gì để đ.ánh chìm các hàng không mẫu hạm Mỹ. Mọi sự nay khác rồi: bất cứ một đụng độ quân sự nào với Trung Quốc cũng có nguy cơ bùng nổ và có thể gây thiệt hại lớn cho cả hai bên.

Có thể Tổng thống Barack Obama, thận trọng và chủ hòa, sẽ không chấp nhận nguy cơ đó. Nhưng Mỹ sắp có một tân tổng thống vào tháng 11 tới đây và đến tháng 1/2017, người đó sẽ nhậm chức. Cả bà Hillary Clinton lẫn ông Donald Trump đều có chủ trương hiếu chiến hơn ông Obama. Sự việc này sẽ làm cho tình hình khó tiên đoán hơn.

Nếu Trung Quốc coi việc triển khai lực lượng của Mỹ chỉ là một đòn tượng trưng thôi. Và câu hỏi là nếu Bắc Kinh nghĩ là Mỹ thực sự không dám đối đầu với họ, thì liệu họ có thúc đẩy những hành động vô cùng khiêu khích hay không? Washington có thể phải đối diện với hai lựa chọn. Hoặc là đầu hàng, do đó công nhận ảnh hưởng ngày càng gia tăng trong vùng của Trung Quốc và sự suy yếu trong vị thế lãnh đạo của Mỹ đối với vùng, hay là họ tung lực lượng để đối đầu sẵn sàng ứng chiến nếu đụng độ, một cuộc đụng độ rất dễ leo thang thành chiến tranh. Ngược lại liệu Bắc Kinh có dám coi Washington là cọp giấy không? Và chuyện đó phải chờ sau ngày 12/7.

Theo Petrotimes

Phản ứng của chính phủ TQ hé lộ “giới hạn” với vụ kiện biển Đông

Động thái của Trung Quốc trước thềm phán quyết vụ kiện biển Đông đang cho thấy nước này có những mối quan ngại, nhưng vẫn không từ bỏ "giới hạn" cuối cùng.

Phản ứng của chính phủ TQ hé lộ giới hạn với vụ kiện biển Đông - Hình 1

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tại cuộc họp báo ngày 6/7. (Ảnh: BNGTQ)

RFI: Trung Quốc đang lo sợ

Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) hôm 6/7 đ.ánh giá, dù từ lâu đã tuyên bố "không thừa nhận, không tham dự" vụ kiện biển Đông từ lâu, song những động thái "dồn dập" trong vài ngày qua đang hé lộ mối lo ngại không nhỏ của chính phủ Trung Quốc.

Biện pháp cứng rắn của Bắc Kinh, cụ thể là cuộc tập trận phi pháp ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), thể hiện rõ "tâm lý lo lắng" của nước này trước thềm phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA).

Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng liên tục có những phát ngôn mềm mỏng nhằm lôi kéo quan hệ với tân chính phủ của Philippines vừa thành lập hôm 30/6. Song song với đó, là yêu cầu "hủy bỏ tòa trọng tài".

Phát biểu tại cuộc Đối thoại giữa học giả Mỹ-Trung về vấn đề biển Đông hôm 5/7, cựu Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc nói "yêu cầu cấp bách lúc này là PCA ngừng xử lý vụ kiện của Philippines".

RFI tiếng Hoa gọi lời ông Đới là sự cưỡng ép lập trường của Trung Quốc lên tòa quốc tế, một hành động "biết không thể mà vẫn cố làm", chứng minh Trung Quốc đang bế tắc trong nỗ lực kiểm soát hướng đi của cục diện biển Đông.

Tuyên bố mạnh miệng "3 không" (không thừa nhận, không tham dự, không chấp hành) của Bắc Kinh đối với vụ kiện được đ.ánh giá là phản ứng không thực tế và sẽ dần vô hiệu theo thời gian.

Nếu "dự cảm" ban đầu của Trung Quốc về phán quyết bất lợi từ PCA trở thành sự thực, thì đâu sẽ là giới hạn trong đối sách tiếp theo của nước này?

Trung Quốc-Philippines đều kêu gọi đàm phán, nhưng thực chất thế nào?

Phản ứng của chính phủ TQ hé lộ giới hạn với vụ kiện biển Đông - Hình 2

Báo chí Philippines đưa tin Tổng thống Duterte "mềm" với Trung Quốc khi đề nghị đàm phán. (Ảnh: Inquirer)

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết sẵn sàng hợp tác, chia sẻ tài nguyên biển, nhưng theo RFI, cốt lõi rắc rối là Trung Quốc không thỏa hiệp trong vấn đề mà họ gọi là "chủ quyền và lợi ích quốc gia", như Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố tại lễ kỷ niệm 95 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 1/7.

Với lập trường như vậy, câu hỏi đặt ra là Trung Quốc sẽ "chia sẻ" thế nào với Philippines trong khi vẫn kiên quyết không thay đổi yêu sách chủ quyền (vô giá trị) "đường chín đoạn".

Ngày 5/7, ông Duterte nêu thái độ rõ ràng hơn khi nói rằng "nếu Philippines thắng kiện, hai nước sẽ đối thoại".

RFI bình luận, đây là động thái khôn ngoan của Manila trên cơ sở tỷ lệ thắng kiện dự kiến cao. Nếu thắng, nước này sẽ có đủ căn cứ pháp lý quốc tế để đàm phán, nhưng khi đó Trung Quốc có đàm phán hay không?

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 6/7 đã đáp lại đề xuất của ông Duterte.

Ông Hồng nói: "Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ quốc gia nào đưa ra chủ trương và hành động trên cơ sở cái gọi là phán quyết của PCA."

Nói cách khác, chính phủ Trung Quốc giữ nguyên quan điểm đàm phán song phương với Philippines chỉ khi Manila chấp nhận lời đề nghị này trước phán quyết của PCA vào 12/7, đồng thời "phớt lờ" tòa trọng tài.

Tuyên bố của ông Hồng Lỗi đã phá vỡ những nhận định trước đó một ngày trên tờ China Daily rằng Trung Quốc "ôm hy vọng lớn vào Philippines", khi một số nguồn tin "liên quan mật thiết đến vụ kiện" tiết lộ Bắc Kinh sẽ phản ứng phụ thuộc vào hành động của Manila sau vụ kiện.

Nếu coi điều kiện mà Bộ ngoại giao Trung Quốc nêu ngày 6/7 là "lằn ranh đỏ" và là yêu cầu tất yếu của Bắc Kinh đối với Philippines, thì điều đó gần như chắc chắn không xảy ra.

Giới quan sát sẽ tập trung sự chú ý vào thái độ của Bắc Kinh sau khi Philippines nhận được kết quả phán quyết và đưa ra lập trường của mình.

Doi song,xa hoi,the gioi,phap luat,cong an,kinh te thi truong, kinh te, su kien noi bat,Theo Soha News

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
12:18:26 06/07/2024
Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
Nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc
12:19:10 06/07/2024
Ukraine than bị chậm viện trợ, ông Putin muốn 'chấm dứt hoàn toàn' xung đột
07:23:54 06/07/2024
Thái Lan sẽ đóng cửa các cửa hàng miễn thuế ở sân bay quốc tế
23:03:40 06/07/2024
Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Người đứng đầu tổ chức sự kiện tôn giáo đầu thú
14:01:57 06/07/2024
Năm điểm then chốt trong 'sứ mạng hòa bình' của Thủ tướng Hungary Orban
15:49:57 06/07/2024
Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản
05:59:18 07/07/2024

Tin đang nóng

Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới
17:51:07 07/07/2024
Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tập 2 có lượt xem trực tiếp trên YouTube tăng gấp 10 lần, có thời điểm còn vượt qua show "đối thủ"
19:34:00 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024
Tập 2 "Anh trai vượt ngàn chông gai": Ngô Thanh Vân đã xuất hiện, thần tượng 2 triệu fan được cả cõi mạng réo tên
18:00:25 07/07/2024
Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm
21:32:34 07/07/2024
Nữ minh tinh Giày Thủy Tinh gặp biến chứng đáng sợ hậu "dao kéo"
20:46:31 07/07/2024

Tin mới nhất

Politico: Giới chức NATO lo ngại về khả năng tái đắc cử của Tổng thống Biden

21:02:39 07/07/2024
Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cho rằng cuộc tranh luận sẽ giúp nhiều người Mỹ nhận ra ông Donald Trump là người phù hợp hơn để trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Rủi ro khi chạy đua với bò tót tại Tây Ban Nha

20:54:36 07/07/2024
Theo đó, một người đàn ông 37 t.uổi đã bị bò tót húc nhưng may mắn chỉ bị chấn thương nhẹ. Những người còn lại bị xây xát và bầm tím trong quá trình chạy đua với bò tót.

Lũ lụt và lở đất tiếp diễn ở Nepal, gần 30 người t.hiệt m.ạng

20:50:53 07/07/2024
Mùa gió Hè từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm mang lại cho các nước khu vực Nam Á từ 70 - 80% lượng mưa, nhưng đồng thời gây ra lũ lụt và các vụ lở đất nguy hiểm đến người dân và cơ sở hạ tầng.

Hải quân EU phá hủy UAV ở Vịnh Aden

20:48:28 07/07/2024
Nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi, Mỹ cùng các nước đối tác đã thành lập liên minh an ninh để bảo vệ các tàu thương mại.

Hỗn loạn tại sự kiện tôn giáo ở Sri Lanka, nhiều người bị thương

20:41:08 07/07/2024
Nhà chức trách kêu gọi người dân hạn chế gây tiếng ồn lớn trong các buổi lễ rước tôn giáo để đảm bảo voi không bị kích động đột ngột dẫn tới hoảng loạn.

Hỏa hoạn tại khu Phố Tàu ở Thủ đô Thái Lan

20:36:06 07/07/2024
Thống đốc Bangkok Chadchart Sittipunt cho biết những lao động nhập cư thuê nhà ở cộng đồng Trok Pho sẽ được hỗ trợ. Ông cũng xác nhận rằng đường Yaowarat sẽ thông xe vào ngày 8/7.

Nga ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu định cư bị UAV tấn công

18:20:42 07/07/2024
Quan chức trên cũng cho biết lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để làm nhiệm vụ. Nhà chức trách đã sơ tán cư dân trong ngôi làng đến các cơ sở tạm trú và đóng cửa một đoạn đường cao tốc.

Bầu cử Quốc hội Pháp: Cử tri đi bỏ phiếu vòng hai

17:55:16 07/07/2024
Bất kỳ đảng nào muốn thành lập chính phủ sẽ cần đạt được đa số tuyệt đối 289 ghế trong Quốc hội gồm 577 ghế. Những dự đoán mới nhất cho thấy RN sẽ có được nhiều ghế nhất trong Quốc hội, song không giành được đa số tuyệt đối.

Nắng nóng gay gắt bao trùm Nhật Bản, lần đầu vượt 40 độ C trong mùa hè này

17:52:04 07/07/2024
JMA đã ban bố cảnh báo về nguy cơ kiệt sức do nắng nóng đối với phần lớn quần đảo, khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài vào ban ngày và sử dụng máy điều hòa không khí ở trong nhà.

Iraq sẵn sàng hợp tác chống k.hủng b.ố

14:29:42 07/07/2024
Trong cuộc gặp, ông Al-Sudani cho biết Iraq có kinh nghiệm và kiến thức trong việc chống k.hủng b.ố cũng như theo dõi các nhóm này và sẵn sàng hợp tác với các nước thân thiện và anh em về vấn đề này.

Hàn Quốc khẩn cấp ngăn dịch tả lợn châu Phi lây lan

14:27:15 07/07/2024
Văn phòng thủ tướng cho biết ông Han Duck Soo đã yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp liên quan, bao gồm tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh, lệnh tạm dừng vận chuyển và phân tích dịch tễ học.

Burkina Faso, Mali, Niger hợp nhất thành liên bang, tiến tới rút khỏi ECOWAS

14:25:00 07/07/2024
ECOWAS dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Abuja (Nigeria) trong ngày 7/7, với chương trình nghị sự xoay quanh quan hệ với AES.

Có thể bạn quan tâm

Đến Sài Gòn ai cũng thích mê 1 món súp: Mách bạn 7 địa chỉ chất lượng nhất!

Ẩm thực

23:26:54 07/07/2024
Để tìm một quán súp cua ở Sài Gòn thì không khó, nhưng dưới đây là 7 địa chỉ bán món súp trứ danh này chất lượng nhất!

Cây hài sân khấu: Dũng Nhí - Gian khổ vẫn không ngớt tiếng cười

Sao việt

23:18:16 07/07/2024
Diễn viên Dũng Nhí có thể xem là cây hài trẻ của cải lương dù anh không còn trẻ nữa và đã lăn lóc với nghề hơn 20 năm.

Bắt trend mùa hè cùng U15

Thời trang

23:16:53 07/07/2024
Hè là khoảng thời gian để bạn tha hồ mặc đẹp. Không cần cầu kỳ, chỉ cần năng động, khỏe khoắn và bắt đúng trend của tụi mình.

'Anh trai say hi' tập 4: Chơi đùa với lửa, nóng hơn sa mạc

Tv show

23:15:41 07/07/2024
Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh trai say hi , khán giả đã được chứng kiến những tiết mục cực kỳ n.óng b.ỏng với sân khấu dàn dựng hoành tráng, ấn tượng và đầy bất ngờ.

Fan mong Daesung hát bài gì tại concert ở Việt Nam?

Nhạc quốc tế

23:09:36 07/07/2024
Tin vui dành cho các bạn fan của Daesung, nhiều bài hát nổi tiếng gắn liền với BIGBANG đã được anh chàng đem đến các concert diễn ra trước đó.

Những điều kỳ lạ nhất định phải trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu

Du lịch

22:39:42 07/07/2024
Danh sách này tập hợp những điều kỳ lạ nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu. Lễ hội trứng tráng khổng lồ (Bessières, Pháp)

Suzy kỷ niệm 14 năm gia nhập làng giải trí

Sao châu á

22:27:29 07/07/2024
Nữ thần tượng kiêm diễn viên chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trên Instagram cá nhân và nhận được nhiều lời chúc mừng từ khán giả toàn cầu.

Bin đổ cho Riot "giúp" T1 dù lỗi hoàn toàn là "tự hủy"

Mọt game

22:09:20 07/07/2024
Trong cuộc đối đầu mới đây giữa hai đội Bilibili Gaming và T1 thuộc khuôn khổ Esports World Cup 2024, T1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.

Ngân Sát Thủ công khai tình mới kém 9 t.uổi

Netizen

21:14:01 07/07/2024
Hai người chia tay, bốn người tìm được hạnh phúc là mối quan hệ hiện tại mà dân tình thấy ở ViruSs và Ngân Sát Thủ.

Điều tra vụ việc chồng c.hết, vợ bị thương bất thường

Pháp luật

21:05:46 07/07/2024
Nghe tiếng cãi vã, kêu la bất thường vào lúc rạng sáng, một số người dân ở kế bên vội vã chạy đến nhà riêng của vợ chồng ông Nguyễn Văn H để can thiệp, thì phát hiện ông H đã t.ử v.ong, còn người vợ bị thương.