Mỹ cần phải làm gì, nếu Triều Tiên tiếp tục các hành động đe dọa và phóng tên lửa Musudan-1?
Tên lửa Nodong trong cuộc diễu binh ở Bình Nhưỡng năm ngoái.
Theo chuyên gia Van D. Hipp Jr. – Chủ tịch tổ chức tư vấn American Defense International Inc có trụ sở tại Washington, Mỹ không nên mắc bẫy nếu thấy không cần thiết. Đây là “trò chơi” của Kim Jong-un nhằm khiêu khích Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Video đang HOT
Ông Van D. Hipp Jr cho rằng hệ thống chiến đấu Aegis của Mỹ có khả năng để tính toán quỹ đạo của các tên lửa này trong vòng vài giây. Nếu tên lửa Musudan-1 bay về hướng đại dương, Mỹ nên để cho chúng tiếp tục cuộc hành trình và thu thập các mảnh vỡ để phân tích.
Trái lại, nếu hệ thống Aegis tính toán quỹ đạo của các tên lửa Triều Tiên nhắm vào Guam, Nhật Bản, Okinawa hoặc Hàn Quốc… Mỹ cần phải chuẩn bị để không chỉ kích hoạt các tên lửa đánh chặn mà còn phải vô hiệu hóa các bệ phóng tên lửa của Triều Tiên bằng tên lửa Tomahawks. Mục tiêu tấn công cũng là 8 tên lửa Musudan mà Triều Tiên đang cất giữ trong các đường hầm dọc theo bờ biển Đông nước này.
Đầu tuần này, các nguồn tin tình báo phát hiện ra rằng Bình Nhưỡng đã lắp thêm một tên lửa Musudan-1 nữa vào bệ phóng, tại một khu vực khác ở miền Bắc Triều Tiên.
Triều Tiên được cho là có từ 50-200 tên lửa Musudan-1 tên lửa, với tầm bắn khoảng 2.500 dặm (khoảng 4.000 km). Các tên lửa Musudan đã được cải tiến, với bình chứa nhiên liệu lớn hơn cũng như có các hệ thống hoa tiêu, nhắm bắn mục tiêu hiện đại hơn nhập khẩu từ Nga. Cũng có lo ngại rằng một số tên lửa Musudan có thể đã được thiết kế để mang theo một đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ.
Đáng lưu ý là Musudan chỉ là tên lửa tầm trung, trong khi Triều Tiên có trong tay tên lửa Taepodong-2 với tầm bắn lớn hơn nhiều. Đó là chưa kể, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa mang vệ tinh Unha-3, với tầm bắn lên tới 6.200 dặm (khoảng 10.000 km).
Ngoài việc triển khai nhiều tên lửa Musudan-1, Triều Tiên đang vận chuyển một số lượng lớn đạn dược đến khu phi quân sự DMZ và các căn cứ pháo binh ven biển.
Tất cả động thái nói trên diễn ra giữa lúc Trung Quốc tập trung các đơn vị quân đội, tên lửa, xe tăng dọc theo biên giới với Triều Tiên và sau khi Mỹ đã có một số động thái như quyết định cắt giảm ngân ngân sách quốc phòng tới 1.200 tỷ USD trong vòng 10 năm, ngừng triển khai các hệ thống chống tên lửa ở Fort Greely, Alaska… Những quyết định này đã phát đi tín hiệu sai lệch đến ban lãnh đạo Triều Tiên, dưới thời Kim Jong-un.
Trong mấy tuần gần đây, chính quyền Obama đã đưa ra một số quyết định cứng rắn – trong đó có quyết định tái triển khai các hệ thống chống tên lửa ở Fort Greely, đưa radar nổi SBX cực kỳ hiện đại đến gần bán đảo Triều Tiên và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở đảo Guam.
Mỹ cần phải tiếp tục triển khai các hệ thống tên lửa đánh chặn cả ở trên biển lẫn trên đất liền và đảo ngược những quyết định bất lợi trước đây về tên lửa đánh chặn.
Cuối cùng, đã đến lúc Mỹ phải gửi đến Trung Quốc một thông điệp mạnh mẽ: “Bắc Kinh không nên đổ lỗi cho cả hai phía, trong khi coi mình là vô can. Trung Quốc đã góp phần gây ra vấn đề Triều Tiên và bây giờ chính là lúc mà nước này phải sửa chữa sai lầm”.
Theo xahoi
Tin mới nhất
Mưa lớn gây ngập lụt nhiều khu vực ở Jakarta, Indonesia
17:56:52 28/11/2024
Ông Isawa nói rằng, mực nước sông Ciliwung, khu vực Nam Jakarta đang ở mức báo động, một số khúc sông nước đã tràn bờ khiến một số tuyến đường bị ngập lụt.
Thái Lan triệt phá ổ nhóm lừa đảo viễn thông quy mô lớn
17:02:15 28/11/2024
Thông tin thêm về vụ việc, lãnh đạo CIB cho biết các hộp SIM được sử dụng để tạo các tài khoản mạng xã hội giả mạo, sau đó được bán cho các trung tâm cuộc gọi và các băng nhóm tội phạm trực tuyến.
Hé lộ chi tiết về hầm trú ẩn hạt nhân Kub-M của Nga
17:00:20 28/11/2024
Tuy nhiên, một số bức ảnh từ Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga cho thấy rằng các hầm trú ẩn không hoàn toàn được che phủ bằng những khối bê tông này, tạo ra những khoảng hở lớn có thể khiến khả năng bảo vệ bị suy giảm.
Trung Quốc vận hành thêm tổ máy sử dụng công nghệ điện hạt nhân thế hệ thứ 3
16:58:15 28/11/2024
Nhà máy Điện hạt nhân Chương Châu là khởi điểm cho việc xây dựng hàng loạt lò phản ứng "Hoa Long số 1" và hiện là cơ sở điện hạt nhân sử dụng lò phản ứng "Hoa Long số 1" lớn nhất thế giới.
Thuế quan mới của ông Trump: Cơ hội và thách thức cho các nền kinh tế châu Á
16:56:30 28/11/2024
Chính sách này, dự kiến được thực hiện ngay từ ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, có thể gây ra những tác động đáng kể đối với kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Á, nơi có sự phụ thuộc lớn vào xuất khẩu sang thị trư...
Quan hệ an ninh Nga-Trung: Từ ý tưởng 'cực kỳ táo bạo' tới các hoạt động thường xuyên
15:33:44 28/11/2024
Điều thú vị là chính áp lực này lại trở thành một động lực thúc đẩy sự hợp tác giữa hai quốc gia. Các quan chức Mỹ đã bày tỏ sự ngạc nhiên và lo ngại trước mức độ tương tác ngày càng sâu sắc giữa Nga và Trung Quốc.
Một số ứng viên trong nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
15:31:56 28/11/2024
Trong khi đó, bà Elise Stefanik, được ông Trump chọn là Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc và ông Lee Zeldin, được chọn làm người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường, cho biết đã trở thành mục tiêu của các mối đe dọa đánh bom.
Tình báo Mỹ hạ thấp khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân
15:27:16 28/11/2024
Một trợ lý trong Quốc hội Mỹ, được tiếp cận với các báo cáo này, cho biết: Các đánh giá nhất quán chỉ ra rằng việc cung cấp ATACMS cho Ukraine không thay đổi tính toán hạt nhân của Nga .
Căng thẳng tại Trung Đông: Thỏa thuận ngừng bắn Liban mở ra hy vọng hòa bình
15:25:08 28/11/2024
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Slovenia đánh giá lệnh ngừng bắn là bước đi quan trọng giúp đạt được sự ổn định trong khu vực. Điều này cho thấy ý chí, cam kết và hòa bình là điều có thể, từ đó giúp truyền cảm hứng cho những nỗ lực ở Gaza.
Ai Cập - Qatar thúc đẩy sớm đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza
14:59:04 28/11/2024
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ai Cập nhấn mạnh việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967 vẫn là con đường duy nhất để đạt được sự ổn định lâu dài ở Trung Đông.
Tổng thống Mexico và Tổng thống đắc cử Mỹ điện đàm về an ninh biên giới
14:55:40 28/11/2024
Theo số liệu thống kê, lượng người vượt biên trái phép từ Mexico đến Mỹ đã giảm mạnh trong những tháng gần đây, một phần nhờ chiến lược ứng phó của quốc gia Mỹ Latinh này ở biên giới phía Nam với Guatemala.
Vấn đề người di cư: Giải cứu 48 người trên Địa Trung Hải
14:53:53 28/11/2024
Theo SOS Mediterranee, động thái này làm cạn kiệt nguồn lực tìm kiếm cứu nạn và làm trầm trọng thêm điều kiện sống của những người được giải cứu.