Mỹ sẽ không mở cửa biên giới phía Nam
Theo phóng viên TTXVN tại thủ đô Washington, ngày 19/12, chính quyền Mỹ thông báo nước này sẽ không mở cửa biên giới phía Nam, mặc dù chính sách nhập cư theo điều khoản 42 sẽ kết thúc trong những ngày tới.
Người di cư Trung Mỹ bị Lực lượng Tuần tra Biên giới Mỹ bắt giữ tại Rio Grande, khu vực giáp giới với Ciudad Juarez, bang Chihuahua (Mexico). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chính sách quản lý biên giới theo điều khoản 42 được đưa ra dưới thời Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ bị bãi bỏ vào ngày 21/12, sau phán quyết của một thẩm phán liên bang. Chính sách này đã cho phép chính quyền ngăn chặn những người di cư xin tị nạn vào Mỹ trong thời kỳ đại dịch COVID-19 do tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Sự kết thúc của chính sách này gần đây đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng di cư vào Mỹ.
Theo Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre, trên thực tế việc kết thúc điều khoản 42 không đồng nghĩa với việc mở cửa biên giới, mà chính quyền Mỹ sẽ chuyển sang áp dụng điều khoản 8, theo đó cho phép người di cư được phép nộp đơn xin tị nạn.
Nhà Trắng hiện đang đề nghị Quốc hội Mỹ tài trợ 3,5 tỷ USD để giúp giải quyết tình hình ở biên giới phía Nam, trong đó có việc thuê thêm 300 nhân viên tuần tra biên giới và bổ sung cơ sở vật chất cho Lực lượng Tuần tra Biên giới.
Ngoài ra, Nhà Trắng muốn Quốc hội Mỹ cấp thêm ngân sách để rút ngắn thời gian xử lý các đơn xin tị nạn, nâng cấp các công nghệ giám sát, đồng thời tăng cường hỗ trợ cho các thị trấn biên giới. Chính quyền Mỹ cũng muốn nâng cao khả năng vận chuyển trên không và mặt đất để xử lý và thực thi việc kiểm soát biên giới.
Số lượng người di cư ròng tới Anh cao kỷ lục
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 24/11, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố số liệu cho thấy số người di cư ròng đến Anh trong năm tính đến tháng 6/2022 đã tăng lên mức cao kỷ lục 504.000 người.
Người di cư được lực lượng cứu hộ giải cứu và đưa về bờ biển phía Đông Nam nước Anh, sau khi băng qua eo biển Manche. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo ONS, trong năm tính đến tháng 6/2022, đã có gần 1,1 triệu người nhập cảnh dài hạn vào Anh, trong đó 704.000 người đến từ các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU), tăng 379.000 so với một năm trước. Cũng trong khoảng thời gian này đã có 560.000 người, trong đó hơn 50% là công dân EU, xuất cảnh dài hạn khỏi Anh.
Số người di cư ròng đến Anh đạt mức 504.000 người, tăng mạnh so với mức 88.000 người của năm tính đến tháng 6/2020 và 173.000 người của năm tính đến tháng 6/2021.
ONS cho rằng số lượng người di cư dài hạn đến Anh gia tăng trong năm qua phần lớn do tăng du học sinh quốc tế trở lại Anh sau đại dịch COVID-19 và do dòng người tị nạn Ukraine và Afghanistan được phép nhập cảnh vào nước này. Bên cạnh đó, việc các công ty Anh tuyển dụng người lao động nước ngoài cũng đóng góp vào việc thu hút người di cư.
Giám đốc Trung tâm Di cư Quốc tế của ONS, Jay Lindop, cho biết một loạt sự kiện thế giới "chưa từng có" - bao gồm việc chấm dứt các đợt phong tỏa do COVID-19, quá trình chuyển đổi hậu Brexit (Anh rời EU), cuộc xung đột Ukraine, việc tái định cư người Afghanistan... đã góp phần vào "việc nhập cư dài hạn ở mức kỷ lục". Tuy nhiên, điều này có nghĩa là còn quá sớm để nói dòng nhập cư sẽ tiếp tục tăng.
Trong khi đó, Giáo sư Jonathan Portes, Đại học King London, nhấn mạnh Brexit không làm giảm số người di cư ròng. Việt chấm dứt tự do đi lại không có nghĩa là Anh đóng cửa với người di cư, chỉ là mở ra con đường khác. Tuy nhiên, dòng di cư trong tương lai khó có thể duy trì ở mức hiện tại và còn quá sớm để nói tổng số người di cư liên quan đến việc làm có tăng lên hay không.
Bà Nancy Pelosi thông báo rút khỏi vị trí lãnh đạo nhóm nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện Mỹ Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 17/11, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thông báo quyết định rút khỏi vị trí lãnh đạo nhóm nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện sau khi đảng Cộng hòa có đủ số ghế cần thiết để giành lại quyền kiểm soát cơ quan lập pháp này từ tháng 1/2023. Chủ tịch Hạ viện Mỹ...