Mỹ: ‘Sẽ không có gì về Ukraine mà không có Ukraine’
Quan chức Mỹ khẳng định nước này sẽ không tham gia các cuộc đàm phán không chính thức với Nga mà vắng mặt đại diện của Ukraine.
Giới chức Mỹ phủ nhận thông tin đã tiếp xúc không chính thức với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ở New York để thảo luận về khả năng hòa đàm Ukraine. (Nguồn: Mid.ru)
Ngày 6/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, chính quyền Tổng thống Joe Biden phủ nhận thông tin các cựu quan chức an ninh quốc gia hàng đầu nước này đã tiếp xúc bí mật với phía Nga, bao gồm Ngoại trưởng Sergei Lavrov, về khả năng đàm phán xung đột Nga-Ukraine.
Theo người phát ngôn trên, ông Biden không chấp nhận những cuộc thảo luận này và đã nhiều lần khẳng định “không có gì về Ukraine mà không có Ukraine”. Theo đó, chính sách của Washington là không thảo luận về các cuộc đàm phán khả thi nhằm chấm dứt xung đột mà không có sự tham gia của phía Kiev.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, nước này sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho quốc gia Đông Âu để quan chức Ukraine “có thể đàm phán với ưu thế khi họ nghĩ rằng thời điểm thích hợp”.
Video đang HOT
Trước đó cùng ngày, kênh NBC đưa tin, các cựu quan chức Mỹ đã tiếp xúc với ông Lavrov tại New York hồi tháng 4, cùng với Richard Haass, nhà ngoại giao Mỹ hiện là Chủ tịch sắp mãn nhiệm của cơ quan nghiên cứu Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR) và 2 cựu trợ lý Nhà Trắng.
NBC trích dẫn các nguồn tin khẳng định, các cuộc thảo luận này nhằm đặt nền móng cho các cuộc đàm phán khả thi về chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Hai nguồn tin cho biết, Washington nắm được thông tin về các cuộc tiếp xúc bí mật này, song không đưa ra chỉ đạo. Tuy nhiên, sau đó những người gặp ông Lavrov đã báo cáo với Nhà Trắng.
Không rõ nhóm này, bao gồm cả các cựu quan chức Lầu Năm Góc, có thường xuyên thảo luận với những nhân vật nổi tiếng khác của Nga được cho là thân cận với Điện Kremlin hay không. Đáng chú ý, ít nhất một thành viên không xác định thuộc nhóm này đã đi du lịch đến Nga.
Trong một tin liên quan, quân đội Mỹ đã cáo buộc máy bay Nga lại quấy rối các máy bay không người lái (UAV) của nước này trong chiến dịch tiễu trừ nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
Trung tướng không quân Mỹ Alexus Grynkewich nêu rõ: “Máy bay quân sự của Moscow đã có hành vi không an toàn và thiếu chuyên nghiệp vào lúc 9h30 sáng 6/7 theo giờ địa phương khi tương tác với UAV MQ-9 của Mỹ. Các máy bay này đã thả pháo sáng trước UAV và bay áp sát, gây nguy hiểm cho sự an toàn của tất cả máy bay liên quan”.
Quan chức này cho biết, đây là vụ thứ hai trong vòng 24 giờ qua. Trước đó, ba máy bay phản lực Nga đã thả pháo sáng trước UAV MQ-9 của Mỹ, trong khi một phi công nước này bật chế độ đốt sau của máy bay ngay phía trước UAV, buộc chiếc MQ-9 phải “thao tác để né tránh”.
Hiện Moscow chưa có phản hồi về thông tin trên của không quân Mỹ.
Đầu năm nay, Mỹ cho biết một máy bay phản lực của Nga đã bay cắt qua cánh quạt của một UAV MQ-9 đang hoạt động trên Biển Đen, khiến nó bị rơi. Tuy nhiên, Moscow đã phủ nhận trách nhiệm trong vụ việc này.
Thủ tướng Đức nhận định về tương lai xung đột Nga-Ukraine, nhắn tới Moscow một thông điệp
Mặc dù đẩy mạnh việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn chưa hoàn toàn lạc quan về triển vọng chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Nguồn: AP)
Ngày 25/1, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine, bất chấp việc cung cấp xe tăng hạng nặng cho Kiev, sẽ không kết thúc trong thời gian ngắn.
Ông Scholz nhấn mạnh rằng xe tăng Leopard 2 của Đức hoạt động rất hiệu quả, đồng thời nhận định cần chuẩn bị cho thực tế là cuộc xung đột sẽ không kết thúc trong tương lai gần.
Thủ tướng Đức lưu ý rằng Nga không nên trông chờ vào việc phương Tây giảm hỗ trợ dành cho Kiev, nhưng tái khẳng định NATO không muốn tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, Đức đã viện trợ quân sự đáng kể cho quốc gia Đông Âu này, trong đó bao gồm pháo, pháo phòng không tự hành Gepard và hệ thống IRIS-T đầu tiên trong số 4 hệ thống tên lửa đất đối không dự kiến được Berlin chuyển giao cho Ukraine cho đến năm tới.
Đầu tháng 1, Đức thông báo sẽ gửi 40 xe chiến đấu bộ binh Marder và một khẩu đội tên lửa phòng không Patriot.
Mỹ: 'Lằn ranh đỏ' của Nga linh hoạt hơn so với trước đây Sau cuộc nổi loạn thất bại của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner ở Nga, các quan chức Mỹ lập luận rằng cái gọi là "lằn ranh đỏ" của Moskva linh hoạt hơn so với trước đây, bao gồm cả vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong một lần phát biểu trước báo giới. Ảnh:...