Mỹ sẽ giúp Philippines nếu có xung đột với Trung Quốc
Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines nếu nước này có xung đột với Trung Quốc về vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông, chỉ huy hải quân Mỹ cho biết hôm 13/2.
Tuyên bố của Đô đốc Jonathan Greenert, chỉ huy các chiến dịch hải quân thuộc hải quân Mỹ, là tuyên bố rõ ràng nhất về sự ủng hộ của Mỹ với quân đội ít được trang bị của Philippines, quốc gia đang đối mặt với sự quả quyết ngày càng lớn của Trung Quốc.
“Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ giúp các bạn”, đô đốc Greenert tuyên bố trước các sinh viên trường quốc phòng Philippines
“Tôi không rõ sự trợ giúp sẽ cụ thể thế nào. Ý tôi là, chúng tôi có nghĩa vụ vì Mỹ và Philippines đã ký hiệp ước. Tuy nhiên, tôi không biết sự giúp đỡ đó ở mức nào”.
Video đang HOT
Trung Quốc hiện tuyên bố chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông. Biển Đông cung cấp 10% số cá đánh bắt được trên toàn cầu và là nơi có các giao dịch đường biển trị giá 5 nghìn tỷ USD hàng năm.
Đô đốc Greenert tuyên bố, Mỹ sẽ giúp Philippines và phản đối hành vi gây hấn của Trung Quốc và sẽ phối hợp với các đồng minh để duy trì tự do hàng hải.
Mỹ từng lên tiếng phản đối những hành động quả quyết của Trung Quốc trong vài tháng gần đây, gồm thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Đông Bắc Á và các quy định đánh bắt mới ở Biển Đông.
“Tôi nghĩ rằng các bạn đã chứng kiến một số tuyên bố từ các nhà làm luật của chúng tôi theo hướng đó và các bạn sẽ thấy được nhiều thứ hơn từ phía chúng tôi”, đô đốc trên cho hay và nói thêm, ông tin rằng Trung Quốc muốn biết rõ lập trường của Mỹ.
Đô đốc Greenert nói, Mỹ đã triển khai thêm nhiều tàu tới khu vực khi tái cân bằng chính sách ngoại giao hướng về châu Á và Mỹ có thể triển khai 60 tàu tới Tây Thái Bình Dương, tăng hơn so với 45-50 tàu như hiện nay.
Hoài Linh(Theo ST, Reuters)
Theo VNN
Tư lệnh Hải quân Mỹ: "Vấn đề Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình"
Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh Hải quân Mỹ ngày 11-2 đã lên tiếng kêu gọi một giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
Đô đốc Jonathan Greenert duyệt đội danh dự trong chuyến thăm tới Malaysia ngày 11-2
"Chúng tôi cho rằng vấn đề (Biển Đông) cần được giải quyết một cách hòa bình và thông qua con đường ngoại giao. Với những người hoạt động trên biển như chúng tôi, cần phải hành động một cách chuyên nghiệp, và bằng những nghi thức chung, thỏa thuận chung trên biển để không rơi vào các tính toán sai lầm", ông Greenert phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Malaysia Abdul Aziz trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày tới Malaysia.
Đây là chuyến thăm lần đầu tiên của ông Greenert tới Đông Nam Á. Ông Greenert dự kiến có cuộc gặp với Thủ tướng Malaysia Najib Razak và tới thăm một quân cảng ở bang Sabah, miền đông nước này.
Trong một diễn biến khác, Chính phủ Nhật Bản ngày 12-2 đã đệ đơn kiện thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc trong vụ va chạm với tàu tuần tra của Nhật Bản tại vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông hồi tháng 9-2010. Hãng tin Kyodo News dẫn lời Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản Akihiro Ota cho biết, đơn kiện đã được gửi tới tòa án ở Naha thuộc tỉnh Okinawa, nơi đặt Sở chỉ huy khu vực số 11 thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản, để đòi bồi thường 14,29 triệu yên (khoảng 139,3 nghìn USD) cho các chi phí sửa chữa. Đoạn video về vụ va chạm cũng được Nhật Bản nộp kèm cùng với đơn kiện. Theo ông Ota, Nhật Bản quyết định thực hiện hành động pháp lý trước khi quyền khởi kiện hết hạn vào ngày 20-2 tới. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích quyết định trên của Nhật Bản.
Trung Quốc phải kiềm chế việc tranh chấp lãnh thổ
Ngày 12-2, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, một phần trong mục đích chuyến công du châu Á lần thứ 5 của Ngoại trưởng John Kery là sẽ gây sức ép và buộc Trung Quốc phải kiềm chế vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Theo kế hoạch, ông Kerry bắt đầu chuyến công du châu Á gồm các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia và UAE bắt đầu từ hôm nay 13-2. Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Trong cuộc hội đàm tại Bắc Kinh lần này, ông Kerry sẽ gây sức ép buộc Trung Quốc phải kiềm chế, không tuyên bố chủ quyền hay thực hiện những hành vi bành trướng với các nước láng giềng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ", đồng thời đưa ra những cảnh báo rằng, những hành động của Trung Quốc trong thời gian qua trên các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông đều bị chính quyền Mỹ cũng như cộng đồng thế giới cho là khiêu khích, hiếu chiến.
Theo ANTD
Mỹ nhu nhược trước chiến lược "lát cắt xúc xích" của Trung Quốc Những gì Trung Quốc thèm muốn ở châu Á và đang nỗ lực theo đuổi khiến Mỹ thấp thỏm, lo sợ nhưng lại chưa tìm ra cách để khống chế, đối phó. Chiến lược "cướp đất" dần dần của Trung Quốc Những gì Trung Quốc thèm muốn tại châu Á, chính là những gì Mỹ sở hữu ở châu Mỹ Latinh: Quyền bá...