Mỹ sẽ dùng ngôn từ mạnh mẽ với Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La
Khẳng định này trong bối cảnh Trung Quốc đang khiến tình hình Biển Đông gia tăng sức nóng do hành động xây dựng, cải tạo…
Sáng 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ có bài phát biểu tại phiên toàn thể đầu tiên nói về Mỹ và và thách thức đối với an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trước đó, vào ngày hôm qua, trong cuộc gặp gỡ báo chí trước khi rời Việt Nam sang Singapore tham dự Đối thoại Shangri-La, Thượng nghị sỹ John McCain cho biết Mỹ sẽ sử dụng các ngôn từ mạnh mẽ với Trung Quốc tại diễn đàn này.
(Từ trái qua phải) Thượng nghị sỹ Jack Reed, Thượng nghị sỹ John McCain, Thượng nghị sỹ Joni Ernst, Thượng nghị sỹ Dan Sullivan
Biển Đông là chủ đề được nhiều báo chí quan tâm nhất tại cuộc gặp gỡ giữa các Thượng nghị sỹ Mỹ với báo chí Việt Nam. Trong bối cảnh Trung Quốc đang khiến tình hình Biển Đông gia tăng sức nóng do hành động xây dựng, cải tạo tại các thực thể mà nước này chiếm giữ trái phép, Thượng nghị sỹ John McCain cho biết, ông cùng các nghị sỹ cũng như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ nêu vấn đề này tại Đối thoại Shangri-La:
“Chúng tôi sẽ dùng các ngôn từ mạnh mẽ để nói về những hành động gần đây cũng như sự việc gia tăng sự di chuyển của các thiết bị quân sự tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông là một hành động leo thang. Chúng tôi lấy làm tiếc về những hành động này và chúng tôi khẳng định rằng những hành động này vi phạm pháp luật quốc tế trong đó bao gồm cả Công ước của LHQ về luật biển 1982. Chúng tôi thật sự thất vọng khi Trung Quốc từng nói rằng họ không mang thiết bị quân sự tới các thực thể này, song, tất nhiên không phải do họ nói, mà là nhờ khả năng trinh thám đã cho biết các thiết bị quân sự đã ở đó. Tình huống này đặt ra việc một số quốc gia trong khu vực bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia cần hợp tác chặt chẽ hơn để đảm bảo rằng Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Về phía Mỹ, Thượng nghị sỹ John McCain cho rằng, chính quyền nước này sẽ tiếp tục cử tàu, máy bay và hoạt động tại bất cứ vùng biển nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Song sẽ là đi quá xa khi đề cập tới một cuộc xung đột quân sự.
Video đang HOT
Thượng nghị sỹ John McCain cho biết, có nhiều cách để hòa giải và thay đổi hành vi của Trung Quốc mà việc đoàn kết của các nước trong khu vực, của cộng đồng quốc tế là một cách làm phù hợp nhằm đảm bảo luật pháp quốc tế được thực thi.
Thượng nghị sỹ John McCain khẳng định: không có quốc gia nào được quyết định tương lai của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Và ông cũng cho rằng tương lai sẽ được định hình bởi các chính phủ ở Châu Á tôn trọng pháp luật, phấn đấu vì một khu vực hòa bình, thịnh vượng và bình đẳng giữa các quốc gia.
Trong khi đó, Thượng nghị sỹ Dan Sullivan cũng cho biết, bằng việc thực hiện những hành động sai trái tại Biển Đông, Trung Quốc đang tự cô lập mình:”Chúng ta thử nghĩ xem, liệu có quốc gia nào trong khu vực hay trên thế giới ủng hộ lời nói và việc làm của Trung Quốc. Câu trả lời là không. Đây là vấn đề có 2 phía rõ ràng, một bên là Trung Quốc và một bên là các quốc gia trong khu vực và thế giới đang không đồng ý với nhau. Trung Quốc đang bị cô lập. Chúng ta hãy xem trong các cuộc gặp tại Diễn đàn Shang-ri-la khai mạc vào tối nay, liệu có sự ủng hộ khu vực hay quốc tế nào đối với hành động của Trung Quốc hay không”./.
Hà Khánh-Việt Nga
Theo_VOV
Vấn đề Biển Đông chi phối Đối thoại Shangri-La 2015
Đối thoại Shangri-La 2015 sẽ thảo luận về những vấn đề cấp bách, đặc biệt là vấn đề Biển Đông và nguy cơ chạy đua vũ trang trong khu vực.
Đối thoại Shangri-La 2015 khai mạc vào ngày 29/5 và sẽ kéo dài ba ngày.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) - cơ quan tổ chức Đối thoại Shangri-La, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ thảo luận về những thách thức an ninh mới mà các quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt và cuộc chạy đua vũ trang tiềm tàng trong khu vực.
Vấn đề Biển Đông sẽ chi phối Đối thoại Shangri-La 2015 và bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ lại thu hút sự chú ý.
Hội nghị cũng tập trung vào quan hệ Mỹ-Trung, đặc biệt liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cũng như tác động đến các nước trong khu vực.
Chỉ vài ngày trước khai mạc Đối thoại Shangri-La 2015, ngày 26/5, chính phủ Trung Quốc đã công bố Sách trắng quốc phòng tái khẳng định phương hướng quân sự chủ động.
Về mặt chiến lược, Trung Quốc muốn vô hiệu hóa các mối đe dọa tiềm năng càng nhiều càng tốt. Theo cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd, Trung Quốc coi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất. Bắc Kinh cho rằng Mỹ muốn cô lập Trung Quốc cũng như làm suy yếu và phân hóa nội bộ nước này.
Để chống lại mối đe dọa này, Trung Quốc đang ồ ạt hiện đại hóa hải quân. Đồng thời, Trung Quốc đã chế tạo tên lửa Dong Feng 21D có khả năng tấn công chính xác tàu sân bay trên biển.
Ngoài ra, tháng 11/2013, Trung Quốc đã công bố thiết lập Khu nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông và xây dựng "đảo nhân tạo" ở Biển Đông.
Chuyến thăm Washington hồi tháng 4/2015 của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nêu bật tầm quan trọng của quan hệ Mỹ-Nhật, liên quan đến một mô hình Châu Á mới.Phản ứng trước hành động hung hăng quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực, Mỹ đã đề ra chiến lược quốc gia mới, mà sau đó Ngoại trưởng Hillary Clinton gọi là "xoay trục sang Châu Á". Để thực hiện chiến lược mới này, Mỹ tăng cường can dự về ngoại giao, kinh tế và quân sự ở Châu Á-Thái Bình Dương và tăng cường quan hệ với các đồng minh trong khu vực, đặc biệt với Nhật Bản và Philippines.
Trong khi Mỹ đảm nhận vai trò tiên phong trong các hoạt động chiến đấu có thể, Nhật Bản sẽ tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực hậu cần, phòng thủ tên lửa và chia sẻ thông tin tình báo.
Các nước nhỏ trong khu vực đang xích lại gần Mỹ hơn để đối phó với chính sách bành trướng của Trung Quốc. Các quan chức Hải quân Mỹ gần đây công khai bày tỏ lo ngại về hoạt động bồi đắp trái phép đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Minh Châu (Theo DW)
Theo Kienthuc
Trung Quốc ngang ngược, Nhật sẽ ra đòn bẻ gãy càng cua Trong bàn cờ cục diện châu Á Thái Bình Dương mà người Mỹ đang tích cực xây dựng ở thời điểm hiện tại để chuẩn bị cho sự xoay trục của mình trong tương lai, quốc gia được coi là ẩn số lớn nhất không ai khác ngoài Nhật Bản. Việc thành lập một hệ thống các quốc gia trong khu vực tạo...