Mỹ sẽ đóng thêm “hung thần biển sâu” để đối phó Nga và Trung Quốc
Trên mặt biển, Hải quân Mỹ luôn là 1 đối thủ khó nhằn với số lượng tàu chiến đông đảo, công nghệ hiện đại và hỏa lực “hủy diệt”. Thế nhưng, dường như với các quan chức quốc phòng nước này, năng lực hiện tại là chưa đủ để đối phó Nga và Trung Quốc. Chính vì vậy, Lầu Năm Góc đang dự định gia tăng tốc độ đóng tàu ngầm nhằm gia tăng khả năng răn đe của lực lượng vũ trang Mỹ.
Báo cáo có tên “Cơ sở Công nghiệp Tàu ngầm và Tính khả thi của việc sản xuất tàu ngầm ấn công bổ sung trong Kế hoạch đóng tàu giai đoạn 2017-2030″ do Hải quân Mỹ trình lên Quốc hội vào hồi 5.7 chỉ ra rằng, tốc độ đóng tàu hiện tại (1 tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia và 1 tàu ngầm tên lửa hạt nhân lớp Columbia/năm) đang khiến lực lượng tàu ngầm Mỹ trở nên lép vế so với các đối thủ ngang hàng như Nga và Trung Quốc.
Trong báo cáo này, Hải quân khẳng định ngành công nghiệp quốc phòng hoàn toàn có thể nâng tốc độ đóng lên 2 tàu lớp Virginia/năm, đồng thời quả quyết việc này sẽ mang lại lợi ích to lớn đến cấu trúc lực lượng tàu ngầm tấn công của Mỹ. Ngoài ra, việc tăng tốc độ còn giúp nước này đạt mục tiêu 66 tàu ngầm tấn công năng lượng hạt nhân (SSN) được đề ra trong bản “Đánh giá cấu trúc lực lượng” hồi tháng 12.2016.
Tàu ngầm năng lượng hạtn hân tấn công nhanh lớp Virginia
Tàu ngầm tấn công nhanh lớp Virginia được đóng bởi nhà máy Electric Boat và Huntington Ingalls Newport News, trang bị tên lửa Tomahawk, ngư lôi và nhiều loại vũ khí khác để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như: chống tàu ngầm, tấn công mặt đất, chống thủy lôi, ISR ( do thám, tình báo, trinh sát), chống hạm và chuyên chở lính đặc nhiệm hải quân thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Tuy nhiên, theo Hải quân, tàu lớp Virgnia sẽ không mang theo vũ khí hạt nhân bởi nhiệm vụ này đã có lớp Columbia đảm nhiệm.
So với các tàu ngầm tấn công trước đó như lớp Los Angeles, lớp Virginia được thiết kế để cải thiện khả năng trinh sát, tác chiến gần bờ cũng như xa bờ. Ngoài ra, tàu ngầm lớp này có khả năng “Fly-by-wire”, cho phép tàu có thể đứng yên trong các vùng nước nông mà không cần người vận hành điều chỉnh. Với công nghệ này, chỉ huy ra lệnh cho phần mềm điều chỉnh và duy trì độ sâu, tốc độ di chuyển 1 cách tự động. Ngoài ra, không giống các tàu ngầm thế hệ trước, tàu cũng tích hợp 1 khoang chứa đặc biệt, cho phép các lính đặc nhiệm hải quân triển khai nhiệm vụ mà không cần phải cho nổi tàu.
Được biết, việc phát triển tàu lớp Virginia được chia thành nhiều giai đoạn được gọi là “Block”. Hiện tại, các tàu thuộc giai đoạn Block I và II đã hoàn thành và nằm trong biên chế. Trong khi đó, hải quân Mỹ đã nhận 4 tàu ngầm biến thể Block III mà mới nhất là USS Washington (SSN 787). Biến thể này được chỉnh sửa phần mũi, thay thế 12 ống phóng thẳng đứng bằng hai cụm ống phóng Virginia (VPT). Mỗi cụm VPT có thể chứa 6 tên lửa hành trình Tomahawk hoặc vũ khí khác trong tương lai. Mẫu Block III cũng thay thế hệ thống định vị thủy âm (sonar) cũ bằng cụm sonar mũi khẩu độ rộng (LAB) có độ chính xác, tầm hoạt động và độ tin cậy cao hơn nhiều. Lầu Năm Góc dự định đóng thêm 4 tàu Block III nữa trước khi chuyển qua biến thể Block IV và Block V.
Theo Mai Đại (Bussiness Insider)
Những lần phi công Mỹ bỏ mạng vì xâm phạm không phận Liên Xô
Chiến đấu cơ Liên Xô từng không ít lần đụng độ với chiến đấu cơ Mỹ thời Chiến tranh Lạnh, và không phải lúc nào mọi chuyện cũng kết thúc trong yên bình.
Video đang HOT
Máy bay do thám U-2 của Mỹ.
Theo Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga hồi tuần trước thông báo về việc phát hiện 18 máy bay nước ngoài và phương tiện bay không người lái áp sát không phận nước này.
Các chiến đấu cơ thuộc lực lượng không quân vũ trụ Nga xuất kích 8 lần để xua đuổi những vị khách không mời.
Nhân sự kiện này, nhà phân tích quốc phòng Andrei Stanavov đã điểm lại 3 lần chiến đấu cơ Liên Xô can thiệp vì máy bay nước ngoài xâm phạm không phận thời Chiến tranh Lạnh.
Không chiến trên bầu trời
Ngày 29.7.1953, hai chiếc MiG-17 của không quân Liên Xô thuộc phi đội Thái Bình Dương xuất kích sau khi phát hiện máy bay không rõ danh tính xâm phạm không phận ở Vladivostok.
Áp sát mục tiêu, phi công lái MiG nhìn thấy chiếc máy bay ném bom 4 động cơ của Mỹ ở độ cao khoảng 10.000 mét, hướng về phía đảo Askold, nơi có căn cứ không quân Nga.
Theo chuyên gia Stanavov, chiếc RB-50G nổ súng ngay khi nhận thấy tiêm kích Liên Xô áp sát. Loạt đạn trúng phải một chiếc MiG do trung úy Alexander Rybakov điều khiển.
Chiếc MiG-17 tương tự như loại từng bắn rơi máy ba ném bom Mỹ.
May mắn rằng, mặc dù bị hư hại nhưng chiếc MiG-17 vẫn có thể bay tiếp được. Nhận thấy thời gian cho đối thoại đã hết, phi công MiG nổ súng đáp trả.
Vài phút sau, chiếc máy bay ném bom do Boeing sản xuất vỡ tan thành nhiều mảnh và rơi xuống biển. Trong số 18 người trên máy bay, chỉ có cơ phó John Ernst Roche là sống sót.
Hai năm sau đó, tháng 4.1955, trận không chiến khác lại nổ ra. Lần này là ở vùng Viễn Đông gần Kamchatka.
Chiếc máy bay do thám RB-47E Stratojet của Mỹ bị phá hủy sau khi đụng độ với hai tiêm kích MiG-15. 3 thành viên phi hành đoàn trên máy bay đều thiệt mạng.
Tên lửa phòng không bắn rơi
Tháng 5.1960, phi công Gary Powers của CIA trở nên nổi tiếng thế giới sau khi chiếc máy bay trinh sát U-2C bị rơi ở độ cao 21km so với mực nước biển, sâu 2.000km bên trong không phận Liên Xô, bởi tên lửa phòng không.
Chuyên gia Stanavov kể lại sự kiện ngày 1.5.1960: "Tên lửa S-75 Dvina được phóng lên bầu trời vào 9 giờ sáng ngày hôm đó, phá tan phần đuôi của máy bay trinh sát U-2".
Phi công Mỹ Powers nhảy dù thành công và bị Liên Xô bắt sống. Một phi công Liên Xô khác tên Sergei Safronov thiệt mạng vì trúng phải tên lửa của quân mình, trong khi đang truy đuổi chiếc U-2.
Máy bay ném bom B-47E-50-LM Stratojet thời Chiến tranh Lạnh.
Phía Mỹ ban đầu phủ nhận những gì xảy ra, nhưng sau khi Liên Xô cung cấp bằng chứng, ghi rõ "Sản xuất ở Mỹ" thì Tổng thống President Dwight D. Eisenhower mới thừa nhận nhiệm vụ do thám căn cứ quân sự Liên Xô.
Vụ việc đã tạo ra căng thẳng chính trị chưa từng có giữa Liên Xô và Mỹ. Tòa án tối cao Liên Xô kết án Powers 10 năm tù vì tội gián điệp. Nhưng 2 năm sau đó, phi công Mỹ được trả tự do để đổi lấy điệp viên Liên Xô Rudolf Abel.
Hai tháng sau câu chuyện của Powers, ngày 1.7.1960, chiếc Boeing B-47H Stratojet của Mỹ xâm phạm không phận Na Uy-Liên Xô.
Chiếc máy bay bị đánh chặn và phá hủy bởi chiếc MiG-19 do phi công Vasili Poliakov điều khiển. Trong số 6 thành viên phi hành đoàn, chỉ có hai người sống sót là cơ phó Bruce Olmstead và hoa tiêu John McKone.
Hai người này bị bắt làm tù binh và ngồi tù đến tháng 1.1961 thì được trả tự do. Vài tháng sau đó, Liên Xô bàn giao cho phía Mỹ phần thi thể của phi công còn lại khi tìm kiếm trong đống đổ nát.
Lái máy bay đâm thẳng vào nhau
Một chiếc F-4 Phantom II.
Sự cố đáng chú ý nhất là liên quan đến một chiếc RF-4C Phantom II do phi công Iran và Mỹ điều khiển xâm phạm không phận Liên Xô vào tháng 11.1973, Stanavov viết.
Chiếc MiG-21SM được điều đến đánh chặn nhưng phi công phóng hết đạn tên lửa mà vẫn trượt mục tiêu.
Cuối cùng, đại úy Gennady Yeliseyev đã đưa ra quyết định chưa có từng có trong lịch sử ngành hàng không, khi phi công này lái máy bay đâm thẳng vào chiếc RF-4C của đối phương.
Yeliseyev không kịp nhảy dù nhưng những người bên trong máy bay RF-4C Iran nhảy ra thành công và bị bắt giữ không lâu sau đó.
Theo Danviet
Mỹ hạ thủy tàu ngầm tối tân nhất thế giới 'dằn mặt' Triều Tiên Hải quân Mỹ vừa hạ thủy tàu ngầm tấn công tối tân nhất thế giới trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không có dấu hiệu hạ nhiệt. Động thái này diễn ra ngay sau khi Mỹ điều tàu sân bay thứ 3 tới bán đảo Triều Tiên. Mỹ vừa hạ thủy tàu ngầm tối tân nhất thế giới USS...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàm phán thuế quan Mỹ - Hàn Quốc: Tín hiệu khả quan

Anh cấm mang thịt và sữa từ EU do lo ngại dịch lở mồm long móng

Hàn Quốc: Cựu Chủ tịch đảng đối lập chính dẫn đầu cuộc đua vào Nhà Xanh

Mỹ: Rơi máy bay cỡ nhỏ ở bang Florida làm 4 người thương vong

Đức ủng hộ giải pháp thành lập nhà nước Palestine thông qua đàm phán

Ukraine thuê hãng luật Mỹ tư vấn về thỏa thuận khoáng sản với Tổng thống Trump

Những nét chính về cuộc gặp kín kéo dài 4 giờ giữa Tổng thống Nga và Đặc phái viên Mỹ

Nhà Trắng lên tiếng về mục đích chuyến thăm Nga của Đặc phái viên Steve Witkoff

Ukraine dự kiến tiếp tục gia hạn thiết quân luật

Các nhà xuất khẩu Trung Quốc chật vật ứng phó với thuế quan 145% của Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Cảnh báo tác động nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển

Ukraine thiết lập quan hệ ngoại giao với thêm một quốc gia châu Phi
Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh chụp KTX của một hot girl khiến dân tình hoảng hốt, đòi đi viện ngay: Xinh gái mà sao...
Netizen
16:41:06 12/04/2025
Tình địch của Son Ye Jin biến mất bí ẩn
Sao châu á
16:30:14 12/04/2025
Thực đơn 4 món nhà làm, nhìn là muốn ăn ngay
Ẩm thực
16:26:16 12/04/2025
Trang phục cut out là nét chấm phá táo bạo cho tủ đồ mùa hè
Thời trang
16:15:13 12/04/2025
Mỹ nhân Trung Quốc là "yêu phi họa quốc" từ trong cốt cách: Đẹp nghiêng nước nghiêng thành, xé truyện bước ra ở phim mới
Hậu trường phim
16:09:39 12/04/2025
Thành viên gầy nhất BLACKPINK "há hốc" khi xem Lisa tại Coachella, dàn "trai lạ" xuất hiện còn bạn trai tỷ phú thì sao?
Nhạc quốc tế
16:00:30 12/04/2025
Hai mẹ Hà Nội sống bằng lương 20 triệu/tháng, vẫn đều đặn tiết kiệm 5 triệu: Không phải vì giàu, mà vì biết tính toán!
Sáng tạo
15:54:00 12/04/2025
"Tiểu tiên cá" Ánh Viên diện đầm nữ tính, khoe nhan sắc vạn người mê, ngày càng đẹp dù chẳng cần "dao kéo"
Sao thể thao
15:53:09 12/04/2025
Quần đảo ở Việt Nam được báo quốc tế ca ngợi như 'vườn địa đàng'
Du lịch
15:22:07 12/04/2025
4 bí quyết dưỡng tóc khỏe và bóng mượt
Làm đẹp
14:58:24 12/04/2025