Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế nhập khẩu nhằm vào hàng hoá Trung Quốc để kiềm chế lạm phát?
Sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ủng hộ việc dỡ bỏ một số thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nhằm kìm hãm đà tăng của lạm phát, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai cho rằng việc đánh thuế đối với hàng hóa Trung Quốc là đòn bẩy quan trọng trong đàm phán.
Container hàng hóa được bốc dỡ tại cảng ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Ngày 22/6, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai nhận định việc áp đặt thuế đối với hàng hóa Trung Quốc là một đòn bẩy quan trọng trong đàm phán thương mại với Bắc Kinh mà Washington không nên từ bỏ.
Phát biểu trước các nhà lập pháp tại Ủy ban phân bổ ngân sách Thượng viện Mỹ, bà Tai nhấn mạnh đến vai trò của việc áp đặt thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nhằm ngăn chặn các hành vi thương mại của Bắc Kinh mà Washington cho là “khó đoán”. Theo quan điểm của bà, việc đánh thuế đối với hàng hóa là đòn bẩy quan trọng trong đàm phán.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đang xem xét dỡ bỏ một số mức thuế được áp đặt từ thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời có kế hoạch hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen là một trong số quan chức Mỹ ủng hộ việc dỡ bỏ một số thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nhằm kìm hãm đà tăng của lạm phát. Theo bà Yellen, chính quyền đang cân nhắc dỡ bỏ một số loại thuế bởi trong các mức thuế mà Mỹ đang thực hiện đối với Trung Quốc, một số không còn mục đích chiến lược và làm gia tăng chi phí đối với người tiêu dùng.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Không có dấu hiệu nền kinh tế rơi vào suy thoái
Ngày 9/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định nền kinh tế nước này không có nguy cơ rơi vào suy thoái dù rằng lạm phát đang trên đà phi mã.
Bà Janet Yellen phát biểu tại một sự kiện ở bang Delaware, Mỹ ngày 1/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn tại diễn đàn kinh tế do nhật báo The New York Times tổ chức, bà Yellen nhấn mạnh: "Không có dấu hiệu nào cho thấy rằng một cuộc suy thoái đang diễn ra".
Nền kinh tế Mỹ đã hồi phục mạnh mẽ sau giai đoạn khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, song tỷ lệ lạm phát lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng hơn do cuộc xung đột tại Ukraine đã làm dấy lên những ý kiến bi quan.
Dự kiến, trong ngày 10/6, Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5. Giới phân tích dự báo tỷ lệ lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ giảm nhẹ so với mức 8,3% trong tháng 4 vừa qua.
Bên cạnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã bắt đầu tăng lãi suất một cách quyết liệt, với dự báo về một đợt tăng lãi suất mạnh trong tuần tới, trong khi giới hoạch định chính sách đang nỗ lực chống lại sức ép lạm phát và tránh gây ra một cuộc suy thoái.
Bộ trưởng Yellen bày tỏ tin tưởng rằng những biện pháp trên sẽ thành công. Bà kỳ vọng sẽ có "con đường mở ra", giúp nền kinh tế "hạ cánh mềm".
Cuối tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc họp với Chủ tịch FED Jerome Powell tại Nhà Trắng thảo luận về vấn đề lạm phát và những nỗ lực của Nhà Trắng để giải quyết tình trạng giá cả tăng cao trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ. Tại cuộc gặp, ông Powell đã khẳng định nền kinh tế Mỹ đủ mạnh để giải quyết tình trạng chi phi đi vay cao.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ thừa nhận đã lầm về lạm phát Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhìn nhận bà đã lầm về hướng diễn biến của lạm phát, nhưng khẳng định ưu tiên của chính quyền Tổng thống Joe Biden là khống chế giá cả leo thang. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen - Ảnh: REUTERS Khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn ngày 31-5 với Đài CNN rằng liệu...