Mỹ sẽ điều “sát thủ” không người lái bảo vệ bầu trời Guam
Đội máy bay không người lái MQ-9 Reaper sẽ đóng vai trò như những mắt trên bầu trời đề phòng nguy cơ tấn công của tên lửa Triều Tiên.
“Sát thủ” MQ-9 của Không quân Mỹ (Ảnh: Youtube)
Dailymail ngày 23/8 đưa tin quân đội Mỹ đang có kế hoạch điều máy bay không người lái MQ-9 Reaper, được mệnh danh là “sát thủ” bầu trời, đến Guam để thực hiện nhiệm vụ giám sát và phát hiện tên lửa Triều Tiên nếu có tấn công xảy ra.
Động thái này diễn ra sau khi căng thẳng Mỹ – Triều leo thang trong tháng qua khi Triều Tiên tuyên bố sẽ cân nhắc tấn công đảo Guam bằng tên lửa.
Máy bay MQ-9 Reaper được trang bị một hệ thống được thử nghiệm từ năm 2016, cho phép nó có thể theo dõi hoạt động phóng tên lửa của Triều Tiên và cung cấp dữ liệu chính xác cho các tàu chiến được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đang hoạt động tại vùng biển gần Guam. Các chuyên gia nhận định, sự có mặt của MQ-9 có thể làm “thay đổi cuộc chơi”.
Video đang HOT
Trong cuộc tập trận phòng thủ tên lửa “ Pacific Dragon” hồi năm ngoái giữa 3 nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, MQ-9 đã được đưa vào chương trình diễn tập và kết quả cho thấy nó hoàn toàn có thể theo dõi được tên lửa đạn đạo.
Bí mật đằng sau khả năng của MQ-9 là hệ thống định vị mục tiêu đa quang phổ loại C do Raytheon chế tạo. Với hệ thống cảm biến quang điện tử hiện đại, MQ-9 có thể xác định tên lửa đang bay dựa vào lượng nhiệt tỏa ra khi nó bắt đầu vào giai đoạn tăng tốc trong hành trình bay, sau đó trả dữ liệu định dạng 3D cho hệ thống đánh chặn tên lửa dưới tàu chiến.
Hiện tại MQ-9 Reaper là một trong những máy bay chiến đấu không người lái chủ lực của Mỹ. Nó được sử dụng trong các nhiệm vụ trinh sát và tấn công các mục tiêu bằng vũ khí có độ chính xác cao. Hiện MQ-9 Reaper được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114 Hellfire, bom điểu khiển laser GBU-12 Paveway II, tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder.
Theo ông David Alexander, Chủ tịch công ty General Atomics, nhà sáng chế ra MQ-9, trong tương lai công ty này sẽ tiếp tục cho ra mắt máy bay không người lái Predator C ‘Avenger’ cỡ lớn có khả năng thu thập dữ liệu ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Đức Hoàng
Theo Dailymail
Mỹ - Triều Tiên đấu khẩu tại diễn đàn vũ khí Liên Hợp Quốc
Mỹ và Triều Tiên cáo buộc nhau đe dọa hạt nhân và phái viên của Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ không bao giờ đưa kho hạt nhân ra thương lượng.
Phái viên Mỹ Robert Wood và phái viên Triều Tiên Ju Yong-chol. Ảnh: Reuters, AP.
Cuộc tranh luận tại Liên Hợp Quốc bắt đầu khi ông Robert Wood, phái viên Mỹ hôm 22/8 cho biết mục tiêu hàng đầu của Tổng thống Donald Trump là bảo vệ Washington và các đồng minh trước "mối đe doạ gia tăng" từ Triều Tiên. Để làm vậy, ông cho rằng nước này sẵn sàng sử dụng "tất cả năng lực sẵn có".
"Chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo Triều Tiên đe doạ nghiêm trọng tới toàn thế giới", Đại sứ Wood phát biểu tại Hội nghị Giải trừ Quân bị. "Những vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới đây của nước này cho thấy một ví dụ nữa về hành vi nguy hiểm, liều lĩnh của Triều Tiên, đang gây bất ổn khu vực và hơn thế nữa".
Ông cho rằng "con đường tới đối thoại vẫn là một lựa chọn" với Bình Nhưỡng, nhưng Washington "không ngại tự vệ trước mối đe doạ từ Triều Tiên".
Đáp lại, Đại sứ Triều Tiên Ju Yong-chol cho rằng các biện pháp nhằm tăng cường răn đe hạt nhân, phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của nước này là "lựa chọn chính đáng và hợp pháp".
"Chừng nào chính sách thù địch và mối đe doạ hạt nhân của Mỹ không bị thách thức, Triều Tiên sẽ không bao giờ đặt vấn đề răn đe hạt nhân để tự vệ lên bàn đàm phán, hay lùi một ly khỏi con đường đã đi nhằm tăng cường lực lượng hạt nhân quốc gia", ông Ju nói.
Trong bài phát biểu sau đó, ông Ju tuyên bố: "Mỹ cần hiểu rõ các mối đe doạ quân sự và áp lực chỉ làm động lực thúc đẩy Triều Tiên tiếp tục tăng cường răn đe hạt nhân".
Quan ngại gia tăng xung quanh hoạt động phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân Triều Tiêu kể từ khi Bình Nhưỡng phóng thử các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hồi tháng 7. Mối lo sợ trở nên cấp bách hơn sau khi Tổng thống Trump cảnh báo Triều Tiên sẽ đối mặt với "lửa và sự giận dữ" nếu đe dọa Mỹ. Triều Tiên tuyên bố cân nhắc kế hoạch phóng tên lửa vào phía đảo Guam, lãnh thổ Mỹ ở Thái Bình Dương nhưng sau đó lãnh đạo Kim Jong-un quyết định hoãn kế hoạch, chờ xem hành vi của Mỹ.
Cuộc đấu khẩu hôm qua diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc khai màn tập trận chung thường niên, sự kiện Triều Tiên nhiều lần coi là "diễn tập xâm lược". Cuộc tập trận mang tên "Người bảo vệ tự do Ulchi" thu hút ước tính 17.500 lính Mỹ và 50.000 lính Hàn Quốc tham gia.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ điều 'Ác điểu' MQ-9 bảo vệ Guam trước tên lửa Triều Tiên Mẫu UAV MQ-9 sẽ giúp các lực lượng Mỹ tại Guam tăng cường đáng kể khả năng theo dõi và phát hiện tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của không quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia. Quân đội Mỹ đang có kế hoạch triển khai các máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper để tăng khả...