Mỹ sẽ “diều hâu” hơn?
Tổng thống Donald Trump chọn những người có cùng quan điểm tham gia chính quyền của mình.
Tình trạng hỗn loạn trong nội bộ chính quyền Tổng thống Donald Trump thêm gia tăng sau khi ông Rex Tillerson hôm 13-3 trở thành ngoại trưởng Mỹ đầu tiên bị sa thải thời hậu Thế chiến II, làm dấy lên nỗi lo của các đồng minh về sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Washington.
Lựa chọn dễ hiểu
Tờ The New York Times nhận định thời điểm ông Tillerson bị cách chức – chỉ vài giờ sau khi ông trở về Washington từ chuyến công du châu Phi – không khỏi gây sốc ngay cả khi có những nhận định trước đó rằng đây là kết cục khó tránh. Chịu chung số phận của ông Tillerson còn có Thứ trưởng Ngoại giao Steve Goldstein và phụ tá của ông Trump, John McEntee.
Ông Trump có thể gây bất ngờ với quyết định cách chức ông Tillerson nhưng việc đề cử người thay thế là Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) Mike Pompeo lại là lựa chọn dễ hiểu. Ông Jim Glaser, chuyên gia tại Viện Cato (Mỹ), giải thích ông Trump đang chọn những cá nhân có cùng quan điểm tham gia chính quyền của mình.
Theo The New York Times, ông Pompeo là nhân vật thật sự tin vào khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết” của ông Trump, có cùng sự “thù địch” đối với thỏa thuận hạt nhân Iran như ông chủ Nhà Trắng và hoài nghi sâu sắc về khả năng đàm phán sẽ thuyết phục được Triều Tiên từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.
Đài CNBC dự báo chính sách của Mỹ đối với những đối thủ như Nga, Triều Tiên, Syria… có thể cứng rắn hơn nếu ông Pompeo ngồi vào ghế ngoại trưởng (sau khi được thượng viện phê chuẩn).
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cử ông Mike Pompeo (trái) vào vị trí ngoại trưởng thay ông Rex Tillerson Ảnh: AP
“Ông Tillerson không được ưa thích ở Bộ Ngoại giao Mỹ nhưng là nhân vật có lập trường cân bằng và hiểu lý lẽ trong hầu hết lĩnh vực của chính sách đối ngoại. Ông Pompeo là nhân vật “diều hâu” hơn nhiều về Triều Tiên và Iran. Đây quả là ngày đầy thách thức cho hành tinh” – ông Ian Bremmer, Chủ tịch Công ty Tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group (Mỹ), bình luận trên Twitter.
Nhiều đồng minh của Washington chắc chắn lo ngại về quyết định nói trên cũng như chia sẻ ý kiến của thượng nghị sĩ Mỹ Bob Corker, theo đó, ông Tillerson thuộc số ít quan chức giúp “ngăn nước Mỹ rơi vào cảnh hỗn loạn”.
Đồng minh thân cận
Một mối bận tâm lúc này là quan hệ thật sự gần gũi của ông Pompeo và ông chủ Nhà Trắng. Một số nhà quan sát cho rằng điều này sẽ giúp ông Pompeo làm việc hiệu quả hơn người tiền nhiệm. Dù vậy, không ít người lo ngại việc bảo vệ các chính sách của ông Trump quá nhiệt tình khiến ông Pompeo có thể để chính trị chi phối công việc mới.
Trước mắt, ông Trump sẽ có thêm đồng minh khi cân nhắc về quyết định có hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran vào giữa tháng 5 tới hay không.
Trang Politico thậm chí nhận định thỏa thuận này có thể đã chết từ ngày 13-3, nhất là khi ông Trump nêu đích danh nó như một trong những vấn đề gây bất đồng giữa ông với Ngoại trưởng Tillerson, người chính thức ra đi vào ngày 31-3. Phát biểu này chắc chắn khiến các đồng minh châu Âu của Mỹ lo ngại giữa lúc họ đang đàm phán với Washington về giải pháp cứu thỏa thuận.
Trong lúc ghét thỏa thuận trên ra mặt, ông Pompeo vẫn chưa cho thấy nhiều điều về lập trường với Nga. Khi còn là nghị sĩ, ông không ít lần công kích Moscow “gây hấn” với phương Tây. Trong vị trí giám đốc CIA, ông Pompeo bày tỏ niềm tin vào đánh giá của cộng đồng tình báo, theo đó Moscow đứng sau nỗ lực tác động đến cuộc bầu cử năm 2016 ngay cả khi ông Trump bác bỏ điều này.
Tuy nhiên, ông Pompeo không nói rõ Mỹ nên làm gì để chống lại những hành động bị cáo buộc của Nga. Theo chuyên gia Anders Aslund tại Hội đồng Atlantic (Mỹ), là người trung thành với ông Trump, ông Pompeo đã giảm bớt chỉ trích Nga để không chỏi quan điểm với “sếp”.
Một điều chưa rõ ràng khác là việc ông Pompeo lên làm ngoại trưởng sẽ tác động ra sao đến các cuộc đàm phán với Triều Tiên sắp tới, nếu có. Từ mùa hè năm ngoái, ông Pompeo nhiều lần cảnh báo Triều Tiên “chỉ còn vài tháng nữa” là sở hữu năng lực tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.
Giờ đây, ông chuẩn bị đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho kế hoạch hội đàm cấp cao Mỹ – Triều Tiên. Ông Sean King, Phó Chủ tịch Công ty Tư vấn Park Strategies (Mỹ), đánh giá ông Pompeo có thể là một lựa chọn tốt trong vai trò người đàm phán vì “ông ta là nhân vật diều hâu”.
Theo Hoàng Phương
Người lao động
Sau Ngoại trưởng, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ bị sa thải
Nhà Trắng đã công bố quyết định sa thải Thứ trưởng Ngoại giao Steve Goldstein chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Rex Tillerson rời khỏi chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Thứ trưởng Steven Goldstein (Ảnh: NBC)
NBC dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết Steve Goldstein, phát ngôn viên của cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson và là nhà ngoại giao hàng đầu tại Bộ Ngoại giao Mỹ, đã bị sa thải hôm 13/3 do bất đồng với quyết định của chính quyền Mỹ về việc cho cấp trên của ông thôi chức. Một quan chức khác của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã xác nhận thông tin ông Goldstein bị Nhà Trắng sa thải với NBC.
Quyết định sa thải ông Goldstein đánh dấu sự ra đi mới nhất của một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Donald Trump. Quyết định này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi ông chủ Nhà Trắng thông báo thay thế Ngoại trưởng Rex Tillerson bằng Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo.
Trong thông cáo được công bố sau khi bị sa thải, Thứ tưởng Goldstein cho biết ông rất tự hào khi được làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ và đây là niềm vinh hạnh trong cuộc đời ông.
"Tôi cảm ơn Ngoại trưởng và Tổng thống đã mang đến cho tôi cơ hội này. Tôi cầu chúc mọi điều tốt đẹp tới tất cả mọi người và tôi muốn nghỉ ngơi thêm một chút", ông Goldstein cho biết.
Là thứ trưởng phụ trách các vấn đề công chúng và ngoại giao công chúng, ông Goldstein là quan chức đứng ở vị trí cao thứ 4 tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4/12 năm ngoái. Theo CNN, Tổng thống Trump đã bổ nhiệm phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Heather Nauert làm quyền thứ trưởng phụ trách ngoại giao công chúng.
Sau khi ông Goldstein bị sa thải, Bộ Ngoại giao Mỹ hiện chỉ còn một thứ trưởng thường trực. Thứ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị Tom Shannon dự kiến sẽ nghỉ hưu sau khi vị trí kế nhiệm ông được công bố. Trong khi hai ứng viên cho hai vị trí thứ trưởng còn lại vẫn đang chờ Thượng viện phê chuẩn.
Thành Đạt
Chân dung "bông hồng thép" đầu tiên được đề cử lãnh đạo CIA Là đặc vụ với lập trường cứng rắn, bà Gina Haspel được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm làm Giám đốc CIA và sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo cơ quan tình báo hàng đầu này sau quá trình phê chuẩn của Thượng viện Mỹ. Đặc vụ cứng rắn Bà Gina Haspel (Ảnh: CBS) Tổng thống Donald Trump ngày...