Mỹ sẽ diệt tàu sân bay Trung Quốc bằng cách nào?
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc luôn nhắc đến hàng loạt các loại vũ khí có khả năng phá tan các tàu sân bay Mỹ, nổi bật trong số đó là các tên lửa chống hạm DF-21D và DF-26. Tuy nhiên, hải quân Mỹ cũng có vũ khí diệt tàu sân bay, hay nói chính xác hơn là vũ khí có khả năng tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến nào của Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc có một tàu sân bay duy nhất là Liêu Ninh. Trên thực tế, chiếc tàu này cũng không được tin tưởng để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu mà nó thường dùng để hỗ trợ huấn luyện. Tuy nhiên, theo thông tin chính thức từ phía quân đội Trung Quốc, họ đang trong giai đoạn đóng mới tàu sân bay thứ 2 và trong tương lai, các tàu sân bay thứ 3 và thứ 4 xuất hiện là hoàn toàn có thể xảy ra.
Như vậy, có thể thấy ở thời điểm hiện tại, Mỹ chưa cần lo lắng về tàu sân bay Trung Quốc nhưng tình hình sẽ thay đổi rất nhanh trong tương lai gần.
Theo tạp chí National Interest, chiến tranh giữa các tàu sân bay của Mỹ và Trung Quốc nhiều khả năng xảy ra nhất là ở khu vực duyên hải châu Á – Thái Bình Dương. Đây là khu vực gần với đất liền của Trung Quốc và hải quân nước này không chỉ chiến đấu một mình mà được hỗ trợ bởi các lực lượng mặt đất, có khả năng triển khai tên lửa đi hàng trăm km ra ngoài biển.
Để đối phó với một trận chiến như vậy, tạp chí National Interest cho rằng, tàu ngầm sẽ là phương tiện được sử dụng nhiều nhất của hải quân Mỹ. Các tàu ngầm năng lượng hạt nhân của Mỹ như lớp Virginia hay Los Angeles có khả năng thâm nhập sâu một cách bí mật và gây tổn thất nghiêm trọng cho sinh lực đối phương. Các tàu ngầm này không chỉ tấn công được các mục tiêu dưới nước, các tàu chiến mặt nước mà thậm chí còn cả các vị trí trên đất liền nhờ khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk.
Tàu ngầm là vũ khí hiệu quả để chống lại tàu sân bay
Tuy nhiên, hiện tại quốc hội Mỹ đang có kế hoạch giảm số lượng hạm đội tàu ngầm hạt nhân từ 53 chiếc ở thời điểm hiện tại xuống còn 41 chiếc vào năm 2029. Trong khi đó, xu hướng này của Trung Quốc thì lại trái ngược hoàn toàn khi Bắc Kinh có mục tiêu nâng số tàu ngầm hạt nhân và thông thường lên tổng cộng 78 chiếc vào năm 2020. Như vậy nếu giao tranh thực sự xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc, một tàu ngầm Mỹ có lẽ sẽ phải đối chọi với 2 tàu ngầm Trung Quốc.
Nhìn về các vũ khí trên mặt nước, không đoàn máy bay chiến đấu mà các tàu sân bay Mỹ chở theo đang được cho là “lực lượng sát thủ tàu chiến” lợi hại nhất của hải quân nước này. Nếu đem ra so sánh, mỗi tàu sân bay Mỹ đang mang theo được 85 chiến đấu cơ và trực thăng, tức là lớn hơn khoảng 70% không đoàn máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc, chỉ chở theo được 50 chiếc phi cơ các loại.
Video đang HOT
Tàu sân bay Mỹ mang được khoảng 85 máy bay các loại
Ngoài ra, công nghệ của tàu sân bay Trung Quốc vẫn chưa thể hỗ trợ tốt nhất cho các máy bay nước này. Tàu Liêu Ninh hay chiếc tàu sân bay mới đang đóng dở vẫn có boong tàu cất cánh kiểu cầu bật, điều là hạn chế khiến cho các máy bay hạng nặng khi chúng phải hi sinh khả năng mang đầy vũ khí hoặc nhiên liệu để cất cánh dễ hơn.
Trong khi đó, các tàu sân bay Mỹ đều trang bị các máy phóng máy bay, giúp tăng cường lực đẩy cho chiến đấu cơ. Nhờ đó, máy bay bay Mỹ triển khai đi có thể cất cánh khi mang được tối đa trọng tải về nhiên liệu và vũ khí, giúp nó kéo dài được nhiệm vụ chiến đấu.
Đến năm 2020, nhiều loại vũ khí hứa hẹn khác của Mỹ cũng sẽ “ra lò”. Hiện nay, hải quân Mỹ sử dụng rất nhiều tên lửa chống hạm Harpoon, được ra mắt từ những năm 1970 và có tầm bắn khoảng 96km. Đây là một tên lửa quá khập khiễng so với loại YJ-18 của quân đội Trung Quốc với tầm bắn lên tới 450km.
Tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ sẽ được nâng tầm bắn lên gấp đôi
Biết được điều này nên Boeing đang gấp rút nâng cấp Harpoon khiến nó đẩy được tầm bắn lên gấp đôi. Ngoài ra, Lầu Năm Góc còn có kế hoạch biến đối tên lửa đất đối không SM-6 thành tên lửa chống hạm với mục tiêu tăng gấp 2 đến 3 lần tầm tấn công của nhóm chiến đấu tàu sân bay Mỹ.
Mỹ đang nghiên cứu nhiều vũ khí tương lai như súng laze hay súng điện từ
Vào năm 2015, Mỹ cũng mới thử nghiệm phiên bản chống hạm của tên lửa hành trình Tomahawk, vốn có tầm bắn hàng nghìn km. Ngoài ra, nhiều vũ khí được cho là có khả năng thay đổi hoàn toàn cục diện chiến tranh tương lai của Mỹ cũng đang dần đi vào giai đoạn hoàn thiện như hệ thống phóng tia laze trên tàu chiến hay súng điện từ (railgun), có khả năng bắn đạn bay với tốc độ 7.300 km/h.
Chiến thắng trong một cuộc giao tranh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên, nếu xét về vũ khí thì có lẽ Trung Quốc đang là nước phải lo sợ chứ không phải Mỹ. Ngoài ra, hải quân Mỹ chắc chắn sẽ không sử dụng một vũ khí diệt tàu sân bay duy nhất mà sẽ luôn kết hợp chúng với nhau nhằm cho hiệu quả tác chiến tốt nhất.
Theo Danviet
Nga muốn bán tàu chiến Gepard 3.9 cho nhiều nước khác
Sau hai hợp đồng xuất khẩu tàu chiến Gepard 3.9 thành công với Việt Nam, Nga vẫn đang tham vọng muốn bán thêm lớp tàu này tới nhiều nước khác.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn TASS, quan chức cấp cao hàng ngũ lãnh đạo Tập đoàn Rosoboronexport Vladimir Yereschenko cho biết, trong triển lãm quốc phòng Defence Services Asia 2016, tập đoàn sẽ chào bán hàng loạt tàu chiến thế hệ mới gồm tàu ngầm Project 636.3, Amur 1650, tàu chiến tên lửa Project 11356 và Gepard 3.9 tới các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Như vậy, sau khi ký thành công hai hợp đồng đóng tàu chiến Gepard 3.9 Project 11661E cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, Nga tiếp tục tham vọng bán nhiều hơn lớp tàu hộ vệ hiện đại này tới các quốc gia khác ở châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quốc gia nào bày tỏ việc muốn mua sắm tàu chiến Gepard 3.9 Project 11661E.
Hiện nay, Việt Nam đang chuẩn bị ký tiếp hợp đồng đóng thêm hai chiếc Gepard 3.9 tiếp theo được dự đoán là sẽ cải tiến cấu hình vũ khí chống hạm, mà cụ thể là trang bị hệ thống tên lửa hành trình Kalibr hoặc Yakhont.
Trước đó, trong tháng 4-5, nhà máy đóng tàu Zelenodolsk (Cộng hòa Tatarstan) đã hạ thủy thành công hai tàu chiến Gepard 3.9 thứ 3-4 dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hai tàu chiến này so với hai chiếc được chuyển giao năm 2011-2012 là ở việc trang bị hệ thống vũ khí chống tàu ngầm (gồm sonar cùng ngư lôi).
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 Project 11661E có lượng giãn nước khoảng 2.100-2.200 tấn, dài hơn 100m, tốc độ 28-29 hải lý/h, thủy thủ đoàn hơn 100 người.
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí tự động hiện đại đáp ứng nhiệm vụ tác chiến chống tàu mặt nước, chống tàu ngầm, phòng không...
Tổ hợp vũ khí phòng không chủ lực trên tàu là Palma-SU với pháo 30mm cùng tên lửa Sosna-R. Trong khi hỏa lực chống hạm có 8 tên lửa hành trình Kh-35E Uran-E có tầm bắn 130km.
Tàu hộ vệ Gepard 3.9 được thiết kế với kết cấu góc cạnh cho khả năng tàng hình "nhẹ". Trong khu vực Đông Nam Á, Gepard 3.9 có khả năng tác chiến không thua kém lớp tàu Lekiu của Malaysia, Narusean Thái Lan hay Sigma 9113 của Indonesia.
Theo_Kiến Thức
Đáng ngại Trung Quốc biến chiến hạm thành tàu hải cảnh Trung Quốc dường như đang tăng cường việc phát triển "phiên bản" tàu chiến tên lửa thành tàu hải cảnh phục vụ mưu đồ tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, Hoa Đô Mới đây, báo mạng Sina đăng tải loạt ảnh tàu hải cảnh mới của Trung Quốc. Điều đáng nói là chiếc tàu hải cảnh này có phần khung thân y...