Mỹ sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC năm 2023
Ngày 10/2, Nhà Trắng thông báo Mỹ sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC) vào năm 2023.
Thông báo nêu rõ: “Chúng tôi tự hào rằng Mỹ sẽ là nước chủ nhà của Hội nghị cấp cao APEC năm 2023, nhấn mạnh cam kết của chúng tôi trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư công bằng và cởi mở, tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ và đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki, ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden là thúc đẩy vai trò là một đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy của các nền kinh tế APEC, đồng thời tìm kiếm những giải pháp chung để mở ra cơ hội kinh tế, thịnh vượng và phát triển cho tất cả.
Hồi tháng 8/2021, trong một bài phát biểu về chính sách trong chuyến thăm đến Singapore, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết Mỹ đã đề xuất được đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC vào năm 2023.
Video đang HOT
Hội nghị Cấp cao APEC trong năm 2021 do New Zealand đăng cai đã phải diễn ra dưới hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Thái Lan dự kiến đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC năm 2022 còn Peru là nước chủ nhà hội nghị vào năm 2024.
Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, cho đến nay APEC có 21 thành viên, trong đó có 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, 9 thành viên trong nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi, phát triển năng động của châu Á – Thái Bình Dương. Các nền kinh tế APEC hiện chiếm khoảng 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hơn 48% kim ngạch thương mại và gần 40% dân số thế giới, tham gia tổng số 170 thỏa thuận thương mại và thương mại tự do khu vực.
Tháng 11/2020, lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC đã thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040, hướng tới “một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương rộng mở, năng động, tự cường và hòa bình vào năm 2040, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và thế hệ tương lai”.
Mỹ, Đức khẳng định thiện chí tiếp tục đàm phán an ninh với Nga
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Nhà Trắng ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Washington và Berlin sẵn sàng tiếp tục đàm phán an ninh với Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) tại cuộc hội đàm ở Nhà Trắng, Washington, DC, Mỹ, ngày 7/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Biden nêu rõ ngoại giao là cách tốt nhất để giải quyết tình hình ở biên giới Nga-Ukraine và "chúng tôi (Mỹ cùng Đức) tiếp tục thiện chí đàm phán an ninh với Nga".
Về phần mình, Thủ tướng Đức nói thêm rằng cần phải "sử dụng mọi cơ hội ngoại giao" để giảm leo thang căng thẳng.
Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Mỹ đang tiếp xúc với các đối tác châu Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để thảo luận về nhiều chủ đề, kể cả kế hoạch điều thêm quân đến châu Âu.
Tổng thống Joe Biden đã tránh trả lời trực tiếp câu hỏi về khả năng điều động thêm các đơn vị vũ trang tới châu Âu. Phản ứng duy nhất của ông là giơ nắm tay hàm ý ủng hộ đưa quân đội Mỹ đến Ba Lan trước đó để củng cố sườn phía Đông của NATO.
Lầu Năm Góc không nhận thấy mối đe dọa trực tiếp đối với sườn phía Đông của NATO, song ghi nhận động thái di chuyển và tập trung của quân đội Nga ở gần biên giới với Ukraine. Bình luận về thông tin này, ngày 7/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định quân đội Nga "ở nơi đâu họ cần, chúng tôi ở nhà của mình".
Trong một diễn biến liên quan, phóng viên TTXVN tại Washington dẫn tờ The Hill cho biết ngày 6/2, Tổng thống Biden đã điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron về tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí sẽ tiếp tục duy trì liên hệ và tăng cường tham vấn với các đồng minh và đối tác, bao gồm Ukraine.
Cuộc điện đàm trên được thực hiện ngay trước thềm chuyến công du ngày 7/2 tới Nga của ông Macron để gặp Tổng thống Vladimir Putin và sau đó tới Ukraine.
Trong những năm qua, Tổng thống Macron luôn duy trì quan điểm rằng các nước châu Âu nên tiếp tục các kênh đối thoại mở với Nga và khẳng định "đối thoại có điều kiện" sẽ chỉ dẫn tới một cuộc đối đầu với Moskva trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Căng thẳng trong quan hệ Nga và phương Tây đã leo thang trong những ngày gần đây khi Mỹ và NATO cho rằng có khả năng Moskva triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Tuy nhiên, Nga luôn bác bỏ và cho rằng đây là động thái làm leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa với bất cứ quốc gia nào. Moskva cũng cảnh báo mưu toan dùng giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng miền Đông Ukraine sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Nga tiếp tục phản bác cáo buộc của Mỹ về vấn đề Ukraine Moskva và Washington trong thời gian gần đây đã rơi vào cuộc tranh cãi về loài vật hàng đầu đại diện cho Nga. Theo đó Điện Kremlin hướng đến hình tượng "gấu Nga" truyền thống thay vì con cáo như Nhà Trắng đề cập. Ảnh minh họa. Nguồn: AP Kênh RT (Nga) ngày 2/2 cho biết bất đồng về loài vật biểu tượng...