Mỹ sẽ cùng lúc rút khỏi Hiệp ước INF và START-3?
Hoa Kỳ cho rằng, Nga vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước INF và START-3, vì vậy họ sẽ xem xét rút khỏi các thỏa thuận này.
Trong tương lai rất gần, Hoa Kỳ sẽ rút khỏi các hiệp ước quan trọng về vũ khí hạt nhân đã từng được Washington và Moscow ký kết, bao gồm Hiêp ước START-3 và Hiệp ước về loại bỏ các tên lửa tầm ngắn và tầm trung (INF).
Các nhà chức trách Mỹ cho rằng, việc thực hiện thỏa thuận này không mang lại lợi ích gì cho họ.
Vũ khí hạt nhân đe dọa thế giới.
Như đã biết Hiệp ước INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 km tới 5.500 km).
Còn Hiệp ước START-3 được ký vào năm 2010 và có hiệu lực vào ngày 5/2/2011.
Theo Hiệp ước này cả Nga và Mỹ sẽ phải cắt giảm số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa và máy bay ném bom hạng nặng chỉ còn 700 đơn vị và dưới 1500 đầu đạn trên chúng.
Video đang HOT
Trước đó ông Barack Obama và các đồng nghiệp của ông coi việc ký kết thành công Hiệp ước START-3 là một chiến thắng chính trị quan trọng đối với Hoa Kỳ, nhưng đối với Donald Trump và chính quyền của ông mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi.
Theo ông Donald Trump, Hiệp ước START-3 có lợi hơn cho Moscow so với Washington, vì vậy đối với người Mỹ, tốt hơn hết là nên rút khỏi Hiệp ước này.
Mới đây các nhà ngoại giao của Nga và Mỹ đã tổ chức cuộc họp tại Geneva về tương lai của Hiệp ước START-3.
Như đã biết Hiệp ước này sẽ hết hạn vào năm 2021 và Nga sẵn sàng ký kết mở rộng Hiệp ước, tuy nhiên Hoa Kỳ hoàn toàn không có ý định như vậy.
Hoa Kỳ tuyên bố mong muốn rút khỏi các thỏa thuận này vì phía Nga đã vi phạm nghiêm trọng chúng, trong khi đó Mỹ luôn tuân thủ các điều khoảng của Hiệp ước.
Người mong muốn Mỹ rút khỏi Hiệp ước đó là James Bolton, cố vấn của Tổng thống Donald Trump. Ông Bolton cho rằng, trong tình hình hiện nay việc kiểm soát số lượng vũ khí là không cần thiết. Hơn nữa ông chỉ ra rằng, hiện nay có nhiều nước sử dụng và trang bị loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn, cũng như vũ khí hạt nhân nhưng họ không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ gì.
Ngoài ra việc phải tuân thủ các Hiệp ước sẽ không tạo điều kiện cho Nga và Mỹ phát triển các loại vũ khí mới, đặc biệt là trong thời đại công nghệ mới. Hơn nữa việc bị ràng buộc bởi các Hiệp ước khiến Mỹ dần thất thế trong cuộc đối đầu chiến lược với Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy chấm dứt các thỏa thuận này là cần thiết.
Theo đó Mỹ sẽ mất khoảng 6 tháng để chính thức rút khỏi hiệp ước.
Chí Huy
Theo baodatviet
Tổng thống Mỹ ra đòn quyết định khiến quan hệ với Nga thêm trầm trọng
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) với Nga.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF với Nga. Ảnh: AP
Theo AP, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông ra sẽ ra khỏi thỏa thuận, vì Nga đang cáo buộc phía Mỹ vi phạm Hiệp ước.
Trước đó, tờ New York Times đưa tin Mỹ đang dự kiến rút khỏi Hiệp ước INF và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton sẽ chịu trách nhiệm thông báo cho phía Nga điều này trong chuyến thăm Mátxcơva.
Còn bản thân ông Bolton viết trên Twitter rằng cuộc đàm phán của ông sẽ là sự tiếp nối của những cuộc tranh luận đã khởi đầu trong hội nghị thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ ở Helsinki.
Cùng lúc, Giám đốc Trung tâm Phân tích chính trị - quân sự Viện Hudson (Mỹ) Richard Weitz tuyên bố, Hiệp ước INF đã mất đi giá trị của nó do thực tế có hàng chục quốc gia khác đang sở hữu loại tên lửa bị cấm theo hiệp ước này.
"Mặc dù chúng tôi không biết tại sao ông Bolton đưa ra khuyến nghị tiêu cực về INF, thực sự có một số logic trong ý tưởng chấm dứt hiệp ước này trên cơ sở có đi có lại. Hiệp ước về INF đã đóng vai trò lịch sử quan trọng hồi năm 1987 ở đoạn cuối Chiến tranh Lạnh, nhưng giá trị của nó đã giảm sút" - ông Weitz tin chắc.
Ông giải thích rằng ở đây có hàng loạt nguyên nhân. Thứ nhất, "hàng chục nước khác đang sở hữu tên lửa có tầm bắn trong phạm vi cấm 500-5.500 km". Thứ hai, cả Mỹ và Nga hiện nay đều có tên lửa từ căn cứ trên biển và trên không với tầm bắn như vậy.
"Trong khi đó, bất đồng của Nga và Mỹ xung quanh Hiệp ước về INF đã chứng tỏ là nan giải và kìm hãm tiến bộ có thể về những nội dung khác, ví dụ như gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START) hoặc ký kết thoả thuận mới về kiểm soát vũ khí, sẽ phù hợp hơn với bối cảnh hiện tại" - chuyên gia Mỹ nhận định.
Về phần mình, Nga nhiều lần tuyên bố sẽ duy trì tuân thủ nghiêm túc Hiệp ước INF chừng nào Mỹ cũng làm như vậy. Tuy nhiên Tổng thống Vladimir Putin phát biểu hồi tháng 10.2017 rằng nếu Washington rút khỏi INF, Mátxcơva sẽ lập tức có đáp trả tương ứng.
Hiện Nga chưa đưa ra phản ứng chính thức nào trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump, song các nhà lập pháp Nga và một nguồn tin Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích rằng ý định của Mỹ đe doạ an ninh toàn cầu và nhằm lôi kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang mới.
"Mỹ đang khiến thế giới quay lại Chiến tranh Lạnh. Nga sẽ không cho phép sự vượt trội hạt nhân qua mặt mình. Chỉ như vậy mới có thể ngăn chặn một sự gây hấn hạt nhân có thể xảy ra" - RT dẫn lời thượng nghị sĩ Aleksey Pushkov viết trên Twitter.
K.M
Theo Laodong
Ông Gorbachev cảnh báo Mỹ sai lầm rút khỏi Hiệp ước hạt nhân với Nga Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, người đã ký Hiệp ước INF với cựu Tổng thống Ronald Reagan, cảnh báo việc Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF là sai lầm và thiển cận. Ông Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan ký Hiệp ước INF ngày 8.12.1987. Ảnh: Reuters Phát biểu với Interfax hôm 21.10, ông Mikhail Gorbachev mô tả quyết định...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chuyên gia Hàn Quốc nêu lý do Nga và Triều Tiên bất ngờ cùng xác nhận việc triển khai quân ở Kursk

Ông Mark Carney tái đắc cử thủ tướng, dẫn dắt Canada ứng phó chính sách thương mại Mỹ

Đương kim MU và MG 'chạm trán', 'gà cưng' Nawa' nguy cơ chìm nghỉm, fan hào hứng

Cách tiếp cận của Tổng thống Trump với chính sách nhập cư và an ninh biên giới Mỹ

Ngân sách Liên bang Nga chịu áp lực từ giá dầu thấp

Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tiết lộ chi tiết cuộc điện đàm mới nhất với Mỹ

Thủ tướng tương lai của Đức công bố những lựa chọn đầu tiên cho nội các

Hàn Quốc ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân do cháy rừng

Đoàn chuyên gia IAEA tới Iran đàm phán kỹ thuật

Doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc lao đao do chịu cảnh 'áp thuế hai lần'

Nga tái khẳng định sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Rủi ro nguồn cung hàng hóa gia tăng sau cú sốc thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 29/4: H'Hen Niê lộ vòng hai lùm lùm giữa tin đồn mang thai
Sao việt
14:00:19 29/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 32: Đại biết Nguyên thích An
Phim việt
13:50:02 29/04/2025
MXH xôn xao đoạn video cô gái tặng hoa quân nhân, dân tình phấn khích hết nấc
Netizen
13:35:33 29/04/2025
Cách Trung Quốc tạo ra chip 5nm không cần EUV
Thế giới số
13:12:42 29/04/2025
Căng: Lee Seung Gi tuyên bố cắt đứt quan hệ với nhà vợ lừa đảo, tù tội
Sao châu á
13:08:40 29/04/2025
Đến TP.HCM xem diễu binh, nhớ thưởng thức những món đặc sản này
Ẩm thực
13:05:57 29/04/2025
Khi "cỗ máy kiếm tiền" 3 tuổi bật khóc trên mạng xã hội
Lạ vui
13:04:17 29/04/2025
Căn nhà 18 năm được "lột xác" bởi mẹ 40 tuổi: Không cần mua mới, chỉ cần cải tạo là đủ để tìm lại chính mình
Sáng tạo
13:02:01 29/04/2025
Nam nghệ sĩ U60 khiến một MC đình đám VTV xấu hổ vì điều này
Tv show
12:46:53 29/04/2025
Áo sơ mi + chân váy: Combo "nữ thần" đầu hè mà nàng nào cũng nên thử ít nhất một lần!
Thời trang
12:40:36 29/04/2025