Mỹ sẽ chi 1 tỉ USD mua 60 động cơ tên lửa Nga
Tập đoàn sản xuất tên lửa Energomash của Nga vừa ký hợp đồng trị giá 1 tỷ USD để bán 60 động cơ tên lửa không gian RD-181 cho công ty hàng không Orbital Sciences của Mỹ.
Theo tin tức trên PressTV, hơp đồng đã được ký ngày 16/1 giữa công ty hàng không Orbital Sciences của Mỹ với một trong những nhà sản xuất động cơ tên lửa hàng đầu thế giới Energomash.
Tên lửa Antares của công ty Orbital Sciences.
Chính phủ Nga đã cấp tất cả những giấy phép cần thiết để họ tiến hành thương vụ này. Giám đốc điều hành Energomash, Vladimir Solntsev cho biết: ” “Chúng tôi cam kết giao 60 động cơ tên lửa và hợp đồng được ký chia làm 3 đợt, mỗi đợt sẽ giao 20 động cơ và hiện hai bên đang xúc tiến thực hiện đợt đầu tiên. Hai động cơ tên lửa đầu tiên sẽ được giao vào tháng 6 tới”.
Video đang HOT
Hợp đồng không chỉ bao gồm các chi phí sản xuất động cơ mà còn kèm theo một loạt các dịch vụ, bao gồm cả hướng dẫn sử dụng động cơ, cách lắp đặt các động cơ tên lửa, và cách kiểm tra tiến độ thực hành.
Các động cơ này sẽ được lắp vào tên lửa Antares do Orbital Sciences sản xuất. Mục đích của Mỹ là dựa vào động cơ RD-180 và NK-33 của Nga để sản xuất ra các vệ tinh quân sự và dân sự phóng vào không gian.
Lâu nay Mỹ vẫn phải dựa vào những động cơ tên lửa RD-180 và NK-33 của Nga để phóng những vệ tinh dân dụng vào không. Ông Solntsev cũng nhấn mạnh rằng tên lửa RD-181 không thể được sử dụng để khởi động những tàu vũ trụ quân sự. “Hợp đồng có điều khoản hạn chế việc dùng động cơ RD-181 cho những chương trình quân sự”.
Các chuyên gia ước tính, Mỹ sẽ phải chi khoảng 3 tỷ USD nếu muốn tự phát triển động cơ cho Antares. Quá trình này cũng có thể mất đến 10 năm mà không bảo đảm được rằng sẽ thành công.
ĐĂNG NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Mỹ cấm mua động cơ tên lửa Nga để phóng vệ tinh quân sự
Dự luật ngân sách quốc phòng 2015 của Mỹ có thể sẽ cấm mua các động cơ tên lửa RD-180 tương lai do Nga sản xuất, được sử dụng để phóng các vệ tinh an ninh quốc gia Mỹ, nhưng sẽ tôn trọng các hợp đồng hiện tại.
Theo Đạo luật ủy quyền quốc phòng năm 2015, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ có thể ban hành một quyết định hủy bỏ nếu "cần thiết cho an ninh quốc gia và nếu các dịch vụ phóng vệ tinh vũ trụ không thể đạt được với một mức giá công bằng và hợp lý mà không sử dụng các động cơ này", loại động cơ tên lửa được thiết kế và chế tạo tại Nga.
Thậm chí, theo các quy định mới này, bộ trưởng quốc phòng có thể không trao hợp đồng mới hoặc gia hạn hợp đồng hiện tại để mua các động cơ tên lửa phóng vệ tinh vũ trụ do Nga thiết kế.
Động cơ tên lửa đẩy RD-180 của Nga
Đạo luật ủy quyền quốc phòng năm 2015, nhằm cung cấp ngân sách cho các hoạt động của Bộ Quốc phòng Mỹ, dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận và thông qua tại Quốc hội Mỹ vào tuần tới, trước thời hạn chót vào ngày 11-12.
Dự kiến, đạo luật mới sẽ cho phép sử dụng bất kỳ động cơ RD-180 nào đã được mua trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, hoặc đã được mua theo một hợp đồng phóng vệ tinh vũ trụ hiện tại, đó là hợp đồng trị giá 11 tỷ USD mà công ty phóng vệ tinh vũ trụ ULA của Mỹ đã ký với Nga để cung cấp đầy đủ động cơ RD-180 cho các vụ phóng đến hết năm 2019.
Theo một nghiên cứu về giảm thiểu rủi ro RD-180, với 16 động cơ tên lửa RD-180 đã mua, Mỹ có đủ tên lửa để tiếp tục thực hiện các vụ phóng vũ trụ đến năm 2016, sau đó, nếu nguồn cung cấp bị chấm dứt, sẽ có sự chậm trễ đáng kể về khả năng phóng vệ tinh an ninh quốc gia lên vũ trụ.
Rõ ràng là quốc hội Mỹ muốn nước này chấm dứt việc mua động cơ tên lửa của Nga vào năm 2019 và yêu cầu không quân phải có thêm những hợp đồng phóng vệ tinh "cạnh tranh" trong những năm tới.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ: "Kẻ thay thế Proton-M" bất ngờ phóng thử thất bại Một nguyên mẫu tên lửa đẩy vệ tinh Falcon 9R đã bất ngờ phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng tại trung tâm thử nghiệm ở bang Texas. Theo lời giám đốc công ty SpaseX, nơi phát triển tên lửa Falcon 9R, John Taylor, nguyên nhân vụ thử thất bị là do "động cơ tên lửa hoạt động bất thường". Môt vu...