Mỹ sẽ cạn kiệt ngân sách vào tháng 10 nếu Quốc hội không nâng trần nợ công
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 8/9 cảnh báo Chính phủ nước này sẽ hết tiền vào tháng 10/2021, trừ khi Quốc hội có hành động cụ thể để nâng trần nợ công.
Toà nhà Quốc hội Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một lá thư gửi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Bộ trưởng Yellen cảnh báo rằng nếu mức trần nợ công không được nâng lên, Chính phủ Mỹ sẽ không thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình lần đầu tiên trong lịch sử.
Bức thư của bà Yellen cho hay dựa trên những thông tin gần đây nhất của Bộ Tài chính Mỹ, kết quả có thể xảy ra nhất là các khoản tài trợ bằng tiền mặt và các biện pháp bất thường sẽ cạn kiệt trong tháng Mười.
Trước đó, Quốc hội Mỹ đã đình chỉ giới hạn nợ vào năm 2019, song lệnh này chỉ kéo dài hai năm và đã hết hiệu lực vào ngày 31/7. Diễn biến đó đặt lại giới hạn nợ cho Chính phủ Mỹ ở mức 28.000 tỷ USD, buộc Bộ Tài chính phải thực hiện “các biện pháp bất thường” để tiếp tục tài trợ cho các hoạt động của chính phủ mà không vi phạm giới hạn.
Nợ và thâm hụt ngân sách của Mỹ đã tăng vọt trong đại dịch COVID-19, sau khi Washington thông qua ba dự luật chi tiêu lớn nhằm giảm bớt thiệt hại do tác động kinh tế của dịch bệnh. Quốc hội hiện đang xem xét kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD cũng như kế hoạch chi tiêu xã hội khổng lồ trị giá 3.500 tỷ USD do chính quyền của Tổng thống Joe Biden đề xuất. Nếu được thông qua, cả hai gói trên đều sẽ đẩy chi tiêu công lên cao hơn nữa.
Video đang HOT
Việc nâng giới hạn nợ không làm tăng chi tiêu mà chỉ đơn giản là cho phép Bộ Tài chính tài trợ cho các dự án đã được Quốc hội thông qua. Nếu không có động thái nâng trần nợ công, Mỹ có thể đối mặt với một vụ vỡ nợ chưa từng có đối với các khoản thanh toán.
Tuy nhiên, việc nâng trần nợ đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi tại Quốc hội Mỹ trong vài năm qua. Gần đây nhất, tình trạng bế tắc năm 2011 đã khiến Cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P hạ bậc tín nhiệm của Mỹ khỏi mức xếp hạng vàng AAA.
Vòng kim cô tài chính Mỹ siết Taliban
Hàng tỷ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan lẫn nguồn viện trợ tài chính quốc tế đều bị Mỹ phong tỏa sau khi Taliban nắm quyền.
Trước khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul, Ngân hàng Trung ương Afghanistan còn gần 9 tỷ USD dự trữ. Tuy nhiên, khoảng 7 tỷ USD trong số đó được gửi trong các tài khoản tại Mỹ, do Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York quản lý. Thông tin này được chính cựu quyền thống đốc Ngân hàng Trung ương Afghanistan Ajmal Ahmady tiết lộ vào ngày 18/8.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ đã lập tức đóng băng các tài khoản này. Không chỉ có vậy, "vòng kim cô" tài chính của Mỹ còn có thể siết chặt các nguồn tiền khác của Taliban
Bằng sức ảnh hưởng lên hệ thống tài chính quốc tế, Washington còn có khả năng ngăn Taliban tiếp cận 1,3 tỷ USD dự trữ mà Ngân hàng Trung ương Afghanistan gửi trong các tài khoản quốc tế khác, đặc biệt là tài khoản bằng đồng euro và bảng Anh ở một số ngân hàng châu Âu.
Phần còn lại trong khoản tiền dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan, trị giá khoảng 700 triệu USD, được lưu tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đặt ở Thụy Sĩ.
"Khoản tiền Taliban có thể tiếp cận được rơi vào khoảng 0,1-0,2% tổng dự trữ quốc tế của Afghanistan. Không nhiều lắm", Ahmady nhận định.
Lãnh đạo Taliban tham dự đàm phán hòa bình tại Doha, Qatar vào tháng 9/2020. Ảnh: AP.
Lực lượng này cũng khó tiếp tục nhận các khoản hỗ trợ tài chính quốc tế được cam kết viện trợ cho Afghanistan trước khi Kabul thất thủ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 18/8 xác nhận sẽ ngăn Afghanistan tiếp cận gói dự trữ gần 460 triệu USD dưới dạng quyền rút vốn đặc biệt (SDR), dưới sức ép của chính quyền Biden. Khoản tiền nằm trong khuôn khổ gói giải cứu kinh tế toàn cầu 650 tỷ USD của IMF. Afghanistan dưới thời Taliban sẽ không thể quy đổi dự trữ này thành tiền mặt như nhiều nước thành viên khác của IMF.
"Cộng đồng quốc tế vẫn chưa làm rõ về mức độ công nhận chính phủ hiện tại ở Afghanistan, do vậy họ không thể tiếp cận SDR hay những tài nguyên khác của IMF", người phát ngôn tổ chức thông báo.
Tương lai gói hỗ trợ 12 tỷ USD cho Afghanistan trong vòng 4 năm, được hơn 60 quốc gia thống nhất vào tháng 11/2020, cũng có thể chịu số phận tương tự. Từ tuần trước, chính phủ Đức đã cảnh báo ngừng mọi khoản viện trợ cho Afghanistan nếu Taliban lên nắm quyền và áp đặt luật Hồi giáo Sharia hà khắc. Ngày 17/8, Liên minh châu Âu (EU) có động thái tương tự, yêu cầu chính quyền mới ở Afghanistan "làm rõ tình hình" nếu muốn được nối lại hỗ trợ.
Hàng tỷ USD dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan và các khoản viện trợ tài chính quốc tế sẽ là lợi thế mặc cả đáng kể cho Washington nếu Taliban muốn tìm kiếm sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Theo Ahmady, lực lượng này chỉ có thể tiếp cận tiền dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan thông qua đàm phán với chính phủ Mỹ.
Một nguồn thu quan trọng của Taliban là thông qua khai thác khoáng sản hoặc sản xuất ma túy, nhưng những phương án này đều đang chịu thách thức bởi các lệnh cấm vận và biện pháp chống tội phạm xuyên quốc gia của các nước.
Ahmady cho biết trước khi Taliban nắm quyền, Afghanistan phụ thuộc rất nhiều vào nguồn USD chuyển từ Mỹ do nước này có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn. Hàng hóa nhập khẩu vào Afghanistan, thường được thanh toán bằng đồng USD, có nguy cơ giảm mạnh trong thời gian tới nếu ngân khố không còn tiền.
"Lượng USD còn lại trong ngân khố gần như bằng không vì các đợt chuyển tiền từ Mỹ bị đình trệ trong giai đoạn tình hình an ninh xấu đi, đặc biệt trong vài ngày qua", Ahmady cho biết.
Ông dự báo đồng Afghani sẽ bước vào giai đoạn sụt giá và nền kinh tế rơi vào lạm phát nhanh chóng nếu Taliban không thể khôi phục dự trữ tại Ngân hàng Trung ương. Tình trạng đói nghèo ở Afghanistan sẽ trở nên trầm trọng hơn chừng nào Taliban chưa tìm ra hướng khắc phục, đặc biệt khi gần 3/4 chi tiêu công của Afghanistan dựa vào viện trợ và vay quốc tế.
Công thức kiếm tiền bằng ma túy và tài trợ từ những người ủng hộ ở nước ngoài đã đảm bảo cho Taliban nguồn tài chính vững chắc để đầu tư cho quân sự, nhưng việc đảm bảo chi tiêu công cho cả một quốc gia lại là câu chuyện hoàn toàn khác. John Sopko, tổng thanh tra đặc biệt của chính phủ Mỹ về tái thiết Afghanistan, nhận định bản thân Taliban cũng hiểu rõ họ đang rất cần dòng chảy viện trợ nước ngoài.
"Taliban đã chiến thắng về quân sự. Giờ họ phải điều hành đất nước. Điều này không dễ chút nào", Ahmady chia sẻ.
Mỹ lo biến chủng Covid-19 đe dọa đà phục hồi toàn cầu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 11/7 bày tỏ lo lắng về những nguy cơ của các biến chủng Covid-19 đối với khả năng phục hồi kinh tế thế giới. "Chúng tôi rất quan ngại về biến chủng Delta cũng như các biến chủng khác có thể trỗi dậy và đe dọa đà phục hồi", Bộ trưởng Yellen nói với các...