Mỹ sẽ bảo vệ Nhật nếu xảy ra xung đột tại Senkaku
Mỹ ngày 22/8 đã tái khẳng định quần đảo Senkaku đang tranh chấp (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) do Nhật Bản kiểm soát trên Biển Hoa Đông nằm trong phạm vi Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ, vốn quy định Mỹ phải bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công quân sự.
Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), điểm tranh chấp giữa hai nước Nhật Bản-Trung Quốc. (Nguồn: Reuters).
Vụ trưởng Vụ châu Á-Châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama cho biết Washington nhắc lại quan điểm trên trong một loạt cuộc gặp các quan chức chủ chốt của Mỹ, trong đó có Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Kurt Campbell.
Trong các cuộc hội đàm, ông Sugiyama đã bày tỏ quan điểm của Tokyo đối với quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền này.
Liên quan tới tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Seoul đối với đảo Dokdo (Takeshima) trên biển Nhật Bản, ông Sugiyama cho biết Nhật Bản đang chuẩn bị các biện pháp đáp trả sau chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tới hòn đảo này hồi đầu tháng.
Trong khi phía Mỹ khẳng định điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề một cách hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhưng Washington tuyên bố không thể hiện quan điểm đối với các cuộc tranh cãi chủ quyền lãnh thổ giữa Nhật bản với Trung Quốc và Hàn Quốc.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông Sugiyama cũng trao đổi quan điểm với giới chức Mỹ về tình hình Bắc Triều Tiên trước cuộc đối thoại cấp chính phủ Nhật Bản-Bắc Triều Tiên, dự kiến diễn ra tại Bắc Kinh vào ngày 29/8 tới./.
Theo TTXVN
Ấn Độ lo ngại khi Trung Quốc mở rộng đường sắt Thanh -Tạng tới Nepal
Trung Quốc kéo dài đường sắt, lập nhiều trạm kiểm soát ở biên giới và chuẩn bị mở mới vài cửa khẩu với Nepal là "có ý đồ tấn công quân sự".
Trung Quốc tăng cường quan hệ với Nepal.
Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 4/4 có bài viết cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng tăng cường quan hệ kinh tế với Nepal.
Bài viết dẫn lời tờ "Thời báo Ấn Độ" ngày 3/4 cho biết, Trung Quốc và Nepal đã tiến hành trao đổi về tăng cường mậu dịch song phương và kéo dài đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng (Thanh-Tạng) tới lãnh thổ của Nepal.
Đối với Trung Quốc, Nepal không chỉ là một trong những con đường chạy ra nước ngoài của các thế lực ly khai Tây Tạng, mà còn tiếp giáp với Ấn Độ, có ý nghĩa chiến lược to lớn.
Quân đội Trung Quốc (ảnh minh hoạ)
Báo Nhật cho biết, Trung Quốc và Nepal vừa tiến hành hội đàm, đề tài bao gồm kéo dài đường sắt Thanh-Tạng tới lãnh thổ của Nepal.
Trước đây, Trung Quốc nói với Chính phủ Nepal rằng, Trung Quốc sẽ giúp Nepal xây dựng cửa khẩu ở thị trấn nhỏ Kodari tại biên giới.
Giáo sư Đại học Jawaharlal Nehru là Srikanth Kondapalli cho biết: "Trung Quốc thiết lập nhiều trạm kiểm soát ở biên giới Trung Quốc-Nepal và chuẩn bị mở mới vài cửa khẩu, chỉ đợi ký thỏa thuận với Nepal. Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc có thể có ý đồ phát động tấn công quân sự".
Đường sắt Thanh-Tạng.
Ngày 5/4, tờ "Hoàn Cầu" dẫn nguồn tin từ trang mạng của Công ty Phát thanh Anh (BBC) cho biết, một ủy ban của Quốc hội Nepal đã phê duyệt cho Tập đoàn Tam Hiệp-Trường Giang Trung Quốc xây dựng một nhà máy thủy điện có vốn đầu tư tới 1,6 tỷ USD tại nước này.
Báo Anh cho biết, vào tháng 2/2012, Chính phủ Nepal đã ký thỏa thuận với Tập đoàn Tam Hiệp-Trường Giang, xây dựng nhà máy thủy điện West Seti có công suất lắp đặt là 750 MW khu vực tây bắc nước này.
Nhưng cách đây không lâu, Ủy ban Tài nguyên thiên nhiên Quốc hội Nepal ra lệnh dừng triển khai công trình, tiến hành điều tra đối với Tập đoàn Tam Hiệp-Trường Giang chưa qua đấu thầu lại giành được dự án công trình.
Quân đội Ấn Độ (ảnh minh hoạ)
Nhà máy thủy điện West Seti là dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn nhất, sau khi Nepal trải qua nội chiến nhiều năm.
Báo Anh cho biết, thông qua điều tra, Chủ tịch Ủy ban Tài nguyên thiên nhiên Chowdhury cho biết, đã chỉ đạo Chính phủ có thể cho phép Tập đoàn Tam Hiệp-Trường Giang tiến hành thi công, nhưng cần sửa nội dung của hợp đồng.
Ngoài ra, dự án nhà máy thủy điện West Seti cũng cần phải được Ủy ban Xét duyệt Đầu tư Nepal xét duyệt thông qua theo pháp luật.
Một nghị sĩ cho biết, Tập đoàn Tam Hiệp-Trường Giang phải giảm sở hữu cổ phần, từ 75% ban đầu xuống nhiều nhất 51%, phần còn do phải được phân phối cho người dân ở các làng mạc xa xôi trong khu vực công trình.
Đường sắt Thanh-Tạng.
Theo GDVN
Đa số người Mỹ ủng hộ tấn công quân sự Iran Phần lớn người Mỹ sẽ ủng hộ hành động quân sự đối với Iran nếu có bằng chứng Tehran đang phát triển bom nguyên tử, ngay cả khi cuộc tấn công đẩy giá dầu tăng cao hơn, cuộc điều tra do Reuters/Ipsos công bố ngày hôm qua cho hay. Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích...