Mỹ sẽ bán 60 chiếc F-35 cho Hàn Quốc “phòng chống xâm lược”?
Ngày 3-4, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, họ đã phê duyệt kế hoạch bán 60 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin, hoặc máy bay chiến đấu F-15 Silent Eagle của hãng Boeing cho Hàn Quốc.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ, chịu trách nhiệm giám sát bán thiết bị quân sự cho nước ngoài, hôm 29-3 đã thông báo với Quốc hội Mỹ về kế hoạch bán máy bay này cho Hàn Quốc giữa lúc căng thẳng liên tục gia tăng với Triều Tiên. Số máy bay chiến đấu này của Mỹ được lý giải sẽ giúp Hàn Quốc “ngăn chặn xâm lược”.
Các quan chức ngành công nghiệp quốc phòng cho biết, quá trình đệ trình kế hoạch (mang tính bắt buộc) với quốc hội đã bắt đầu, trước khi bùng phát những căng thẳng gần đây với Triều Tiên, nhưng thời gian công bố của Lầu Năm Góc diễn ra đúng một ngày, sau khi Bình Nhưỡng bất ngờ thông báo tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân đã ngừng hoạt động từ lâu.
Tham dự cuộc đua cung cấp 60 chiếc máy bay chiến đấu cho Hàn Quốc, gồm có các máy bay F-35, F-15 và Eurofighter Typhoon do liên danh EADS giữa Finmeccanica SpA và BAE Systems sản xuất. Dự kiến, Hàn Quốc sẽ công bố người thắng thầu vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 năm nay.
Video đang HOT
Hàn Quốc sẽ mua máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35?
Theo Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ, lô máy bay chiến đấu F-35 của Lockheed sẽ có giá trị lên đến 10,8 tỷ USD, bao gồm cả các động cơ do Pratt & Whitney sản xuất. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết, giá bán cuối cùng của máy bay F-35 và thiết bị kèm theo có thể sẽ thấp hơn.
Cơ quan này cũng cho biết, riêng phần thiết bị quân sự và vũ khí chiến đấu của máy bay chiến đấu F-15 cải tiến, thuộc chương trình bán cho nước ngoài sẽ có giá trị lên đến 2,4 tỷ USD, nhưng tổng chi phí của lô máy bay F-15 được cho là sẽ thấp hơn so với máy bay F-35.
Các chuyên gia quân sự dự đoán người thắng thầu nhiều phần thuộc về công ty của Mỹ do quan hệ đồng minh lâu đời và truyền thống mua vũ khí Mỹ của Hàn Quốc và chắc chắn Seoul sẽ mua F-35 nhưng không phải là toàn bộ 60 chiếc vì giá cả rất đắt đỏ.
Theo ANTD
Nguy cơ "một thế hệ mất mát"
Thanh niên là tầng lớp định đoạt tương lai của nhân loại. Thế nhưng hiện nay, họ đang gặp không ít khó khăn trở ngại.
Thanh niên chiếm số đông trong dòng người thất nghiệp ở Tây Ban Nha
Phát biểu tại Diễn đàn thanh niên diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Mỹ, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho rằng thanh niên đương đại đang phải đối mặt với không ít khó khăn. Theo ông, có 4 vấn đề lớn đang cản trở sự phát triển của thanh niên toàn cầu. Đó là thiếu cơ hội việc làm, giáo dục không thích hợp, các điều kiện làm việc dễ bị tổn thương và sự đầu tư không đầy đủ từ các chính phủ.
Những con số thống kê cho thấy tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính hiện nay cũng như các cuộc xung đột vũ trang tại nhiều khu vực trên thế giới đã khiến 74 triệu thanh niên thất nghiệp và hàng trăm triệu thanh niên khác trở thành nạn nhân của những cuộc chiến tranh xâm lược và các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc...Ngay tại châu Âu, nơi giới trẻ được ăn học đầy đủ nhất, vẫn có tới 20% thanh niên ở độ tuổi dưới 25 thất nghiệp.
Thực tế đó đã tác động mạnh đến giới trẻ, gây ra nhiều chán nản trước tình trạng bất công ngày càng gia tăng. Nhiều thanh niên không có tương lai và bị bỏ rơi khỏi tiến trình phát triển chính trị - xã hội ở đất nước họ. Sự việc nghiêm trọng đến mức khiến ông Ban Ki-moon phải cảnh báo rằng nếu không có các biện pháp kịp thời, thế giới có thể đứng trước nguy cơ "một thế hệ mất mát" do những tài năng bị bỏ phí.
Đầu tư cho thanh niên đã trở thành vấn đề cấp bách. Trên các diễn đàn quốc tế, ngày càng xuất hiện nhiều những lời kêu gọi tạo điều kiện để thanh niên thế giới đóng vai trò dẫn dắt đưa cộng đồng quốc tế vượt qua giai đoạn chuyển đổi kinh tế, chính trị, hướng tới một tương lai thịnh vượng, công bằng và hòa bình hơn. Thực tế cũng cho thấy thế giới đang trông đợi vào sự đóng góp của thế hệ trẻ để giải quyết hàng loạt vấn đề toàn cầu cấp bách.
Để giải quyết thực trạng này, LHQ kêu gọi tất cả các nước tăng ngân sách để ngăn chặn tình trạng thiếu kỹ năng nghề nghiệp của tầng lớp thanh niên. Dự kiến ngoài việc mỗi năm cần 16 tỷ USD để hoàn thành bậc giáo dục tiểu học trên toàn cầu vào năm 2015, thế giới còn cần 8 tỷ USD chi cho những thanh niên đăng ký theo học tại các trường dưới bậc trung học.
Ngoài ra, các nước cũng cần đề ra những biện pháp mới để huấn luyện những thanh niên đã lỡ cơ hội học tập trong quá khứ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư cho kỹ năng tay nghề của thanh niên là một giải pháp thông minh đối với tất cả các nước đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dự tính mỗi USD chi cho giáo dục tay nghề của một người sẽ thu lại từ 10 đến 15 USD về tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nếu không đầu tư cho kỹ năng nghề nghiệp của thanh niên, họ sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở các nước giàu, hoặc tiếp tục cuộc sống nghèo khổ và dưới mức nghèo ở những nước thu nhập thấp.
Không thiếu những cơ hội để lớp trẻ nâng cao kiến thức, tiếp cận những công nghệ hiện đại và tham gia vào việc giải quyết những vấn đề quan trọng của nhân loại nhằm thúc đẩy xã hội phát triển toàn diện. Vấn đề là phải có những công cụ cần thiết để khai thác các cơ hội này, không để nguy cơ "một thế hệ mất mát" trở thành hiện thực
Theo ANTD
Châu Á ồ ạt sắm "hung thần" F-35 răn đe Trung Quốc F-35 Lightning II, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ chế tạo, sẽ đóng một vai trò then chốt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong cuộc đối đầu với các máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc. Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 do Mỹ chế tạo. Tờ Lianhe Wanbao...