Mỹ sắp tung đòn vào các công ty công nghệ Trung Quốc?
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc hạn chế đầu tư vào các công ty công nghệ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng.
Bloomberg ngày 3-9 dẫn các nguồn tin cho biết Mỹ có thể thực hiện các biện pháp hạn chế đầu tư vào lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc thời gian tới trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden sắp ký một sắc lệnh hành pháp.
Theo Bloomberg, có khả năng Mỹ cũng nhắm mục tiêu vào TikTok – ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến từ Trung Quốc. Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ có thể áp đặt nhiều hạn chế hơn đối với chip sử dụng cho tính toán trí tuệ nhân tạo.
Đồng thời, Nhà Trắng đang thảo luận với Quốc hội Mỹ về luật yêu cầu các công ty tiết lộ trước các khoản đầu tư tiềm tàng vào một số ngành công nghiệp nhất định của Trung Quốc. Trong số các lựa chọn đang được thảo luận bao gồm thiết lập hệ thống cho phép Washington được quyền chặn các khoản đầu tư như vậy.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: EPA
Video đang HOT
Gần đây, Mỹ hạn chế cung cấp chất bán dẫn cho Trung Quốc và Nga. Hồi tháng trước, Tổng thống Joe Biden ký dự luật, trong đó hỗ trợ nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn trong nước trị giá khoảng 52 tỉ USD.
Các công ty Mỹ đang bị chính phủ giám sát ngày càng chặt chẽ về hàng hóa bán cho Trung Quốc. Washington đã và đang thắt chặt những hạn chế bán hàng đối với Bắc Kinh vì cho rằng điều này “gây ra nguy cơ an ninh”.
Cho đến nay, Mỹ vẫn theo đuổi chính sách tập trung vào việc chọn ra các công ty riêng lẻ để trừng phạt, chẳng hạn như Huawei Technologies và Semiconductor Manufacturing International – bị cáo buộc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng đang xem xét kỹ lưỡng TikTok và tìm hiểu liệu chính phủ Trung Quốc có quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng Mỹ tham gia nền tảng này hay không.
TikTok (công ty mẹ là Bytedance, trụ sở tại Bắc Kinh), khẳng định họ đã thực hiện các bước để bảo vệ dữ liệu của những người dùng Mỹ, bao gồm thông qua hợp đồng với Tập đoàn công nghệ Oracle (Mỹ).
Big Tech Trung Quốc trải qua quý tồi tệ nhất lịch sử
Do chính sách zero-Covid của Trung Quốc, các hãng công nghệ lớn nước này trải qua quý tăng trưởng tồi tệ chưa từng có.
Trong quý II, hãng thương mại điện tử (TMĐT) Alibaba ghi nhận doanh thu quý gần như không tăng trưởng, trong khi công ty mạng xã hội Tencent lần đầu sụt giảm doanh thu. Tăng trưởng của JD.com, nền tảng TMĐT lớn thứ hai Trung Quốc, chậm nhất lịch sử, còn hãng xe điện Xpeng lỗ sâu hơn dự kiến.
Vốn hóa thị trường của các công ty này là hơn 770 tỷ USD.
Các hãng công nghệ Trung Quốc, bao gồm Alibaba, tăng trưởng chậm lại so với trước đây. (Ảnh: Getty Images)
Từ tháng 3 tới tháng 6, số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc tăng đột biến. Trung Quốc áp dụng chính sách zero-Covid nghiêm ngặt, đặt ra hàng loạt biện pháp như phong tỏa, xét nghiệm đại trà để khống chế dịch bệnh. Các thành phố lớn, bao gồm Thượng Hải, bị đóng cửa nhiều tuần.
Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 0,4% trong cùng kỳ, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng cũng như chi tiêu từ các công ty vào quảng cáo hay điện toán đám mây. Những cơn gió chướng không buông tha ngay cả các "ông lớn" công nghệ.
Tại cuộc điện đàm sau khi báo cáo kết quả kinh doanh tháng này, Daniel Zhang - CEO Alibaba - thừa nhận doanh số bán lẻ giảm so với năm trước do Covid-19. Mạng lưới hậu cần của công ty bị ảnh hưởng, một số dự án điện toán đám mây bị ngưng trệ.
Tencent, chủ sở hữu WeChat, cũng cảm nhận ảnh hưởng của chính sách zero-Covid. Doanh thu từ dịch vụ tài chính tăng trưởng chậm hơn các quý trước vì ít người ra ngoài và sử dụng dịch vụ thanh toán di động WeChat Pay hơn. Mảng quảng cáo trực tuyến giảm mạnh khi các công ty thắt chặt ngân sách.
JD.com khá hơn vì kiểm soát nhiều chuỗi cung ứng hậu cần và hàng tồn kho. Song, chi phí thực hiện đơn hàng và hậu cần gia tăng vì phong tỏa. Xpeng kỳ vọng giao 29.000 đến 31.000 xe điện trong quý III, kém hơn mong đợi. Chủ tịch Brian Gu cho biết, số khách ghé thăm các cửa hàng thấp hơn trước do tình hình hậu Covid.
Khi dịch bệnh bùng phát, các "gã khổng lồ" Internet Trung Quốc tận hưởng tăng trưởng bùng nổ do mọi người chuyển sang các dịch vụ trực tuyến như mua sắm, chơi game. Chính điều này khiến rất khó so sánh số liệu giữa hai năm. Khi kinh tế Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức hơn phía trước, môi trường kinh tế vĩ mô càng khắc nghiệt.
Trong khi đó, môi trường quản lý cũng ngày một nghiêm khắc. Trong 2 năm qua, chính phủ ban hành các chính sách quản lý khắt khe trong mọi lĩnh vực, từ game đến bảo vệ dữ liệu.
Với việc tỉ lệ tăng trưởng rơi mạnh so với các năm trước, các nhà đầu tư trở nên cảnh giác về triển vọng của công nghệ trong nước. Trước đây, Tencent, Alibaba và JD.com thường duy trì tăng trưởng doanh thu hàng năm trên 25%. Theo Tariq Dennison, Quản lý tài sản tại hãng GFM Asset Management, nếu quý II là dấu hiệu cho thấy họ sẽ trở về mức tăng trưởng một chữ số hơn là tình thế tạm thời, nó chắc chắn ảnh hưởng lớn đến việc định giá cổ phiếu.
Triển lãm Metaverse thế giới tại Trung Quốc Các công ty dẫn đầu về công nghệ ứng dụng metaverse đã tụ họp tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc để tham dự Triển lãm Metaverse thế giới. Tại đây, các công nghệ mới nhất, bao gồm camera 3D, các tài sản số và nhân vật ảo do trí tuệ nhân tạo tạo nên đã được trình diễn trước công chúng....