Mỹ sắp triển khai tàu “cảm tử” ở Eo biển Malacca?
Hải quân Mỹ vừa hoàn thành thử nghiệm tàu hộ tống không người lái (USV) có thể bao vây, tiêu diệt tàu địch trong các cuộc tấn công phối hợp.
Xuồng cao su cao tốc không người lái dài 11 của Hải quân Mỹ trong đợt thử nghiệm hồi tháng 8 trên sông James ở bang Virginia.
Khác với máy bay không người lái (UAV), tàu hộ tống không người lái (USV) không cần phải chờ người điều khiển ra lệnh cho từng giai đoạn. Chúng có thể tự di chuyển, phối hợp với các USV khác theo đội hình tối ưu nhất khi bao vây và tấn công tàu địch.
Phần mềm được cài đặt trên các tàu hộ tống không người lái “cảm tử” này áp dụng phần mềm của NASA điều khiển từ xa xe tự hành Curiosity Rover khám phá Sao Hỏa trong hai năm qua.
Theo Russia Today, Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR) ngày 5/10 tiết lộ rằng trong thử cuộc nghiệm hồi tháng 8, 13 xuồng cao su không người lái tự hành đã hộ tống một tàu lớn và được “lái” bằng một bộ điều khiển duy nhất trên tàu mẹ trên sông James ở Virginia.
Trong bài thử nghiệm, một chiếc tàu được xem như là thù địch xuất hiện ở phía bên kia của con sông. Tám thuyền cao su tự hành được trang bị súng máy đã hình thành đội hình bao vây mục tiêu và 5 chiếc còn lại bảo vệ tàu mẹ.
Sau đợt thử nghiệm, Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ nói đây là một “thành công vang dội” và các hệ thống USV mới có thể được đưa vào biên chế trong vòng 12 tháng. Trong thời gian đầu, các USV này có thể được sử dụng làm nhiệm vụ hộ tống tại các khu vực có nguy cơ cao.
Chuẩn Đô đốc Matthew Klunder, giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Hải quân (ONR), cho biết: “Các lực lượng hải quân và thủy quân lục chiến của chúng tôi không thể chống lại cuộc chiến ngày mai, khi sử dụng công nghệ của ngày hôm qua. Bước đột phá này là kết quả của sự hỗ trợ lâu dài của Hải quân Mỹ cho nghiên cứu sáng tạo trong khoa học và công nghệ”.
Ông Klunder cho biết ngoài khả năng tránh cho người điều khiển bị thương vong, dự án này còn giảm đáng kể số lượng nhân viên cần thiết để vận hành tàu tự hành cảm tử. Ban đầu, người ta cần có ít nhất 40 người để điều khiển từ xa các USV. Hiện thời, chỉ cần một sĩ quan là đủ để theo dõi, điều khiển hoạt động của 20 tàu chiến tự hành (USV). Chi phí lắp đặt thiết bị điều khiển từ xa cho một xuồng cao su cao tốc hiện có chỉ tốn hàng ngàn, chứ không phải hàng triệu USD. Vì vậy, Hải quân Mỹ không cần phải mua tàu tuần tra mới.
Theo ONR, Chi phí lắp đặt hệ thống điều khiển và truyền thông vào xuồng cao su cao tốc mà Hải quân Mỹ hiện có sẽ chỉ vào khoảng 2.000 USD, quá rẻ so với các tiêu chuẩn chi tiêu quân sự thông thường.
Video đang HOT
Ông Klunder đảm bảo rằng con người sẽ có tiếng nói cuối cùng về việc sử dụng vũ khí, khi các USV xác định vị trí và bao vây mục tiêu. Ông cho biết thêm: “Chúng tôi có ý định sử dụng các hệ thống không người lái để đối phó với mối đe dọa. Con người có nhiệm vụ điều khiển từ xa các USV cảm tử này trong việc xác định và hủy diệt mục tiêu”.
Phụ trách chương trình Robert Brizzarola cho biết: “Các USV này sẽ giúp cho các thủy thủ và thủy quân lục chiến Mỹ tránh được nhiều tình huống nguy hiểm, khi tiếp cận tàu thù địch hoặc đáng ngờ. Nếu một kẻ thù đã bắn vào các USV, con người sẽ không gặp nguy hiểm”.
Peter W. Singer, chuyên gia các hệ thống không người lái và nghiên cứu viên cấp cao tại New America Foundation, giải thích: “Một nhóm USV có thể làm được nhiều hơn so với một USV đơn lẻ. Đó là sự thật đối với con người và cũng là sự thật đối với robot. Sự hợp tác mở ra nhiều khả năng của các hệ thống không người lái. Chúng tìm thấy một mục tiêu, thông báo với nhau và tìm ra cách để vượt qua mục tiêu. Điều thực sự ấn tượng là một số USV sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ chung”.
Về nhiệm vụ của những chiếc tàu hộ tống tự hành nói trên, Chuẩn đô đốc Klunder cho biết chúng có thể được triển khai tại Eo biển Malacca và Eo biển Hormuz.
Ông Klunder cho biết thêm các USV này không chỉ được sử dụng trong lực hượng hải quân mà còn được sử dụng để bảo vệ các tàu thương mại, các bến cảng và các giàn khoan dầu ngoài khơi”.
Theo Tri Thức
Hải quân Mỹ "khoe" tàu tuần tra không người lái
Hải quân Mỹ sắp triển khai các tàu tuần tra tự động được trang bị vũ khí mà không cần thủy thủ trên tàu để hộ tống và bảo vệ các tàu chiến di chuyển qua các vùng biển nhạy cảm.
Một tàu tuần tra tự động của hải quân Mỹ.
Công nghệ mới, vốn được ứng dụng từ các xe tự hành của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trên sao Hỏa, sẽ cách mạng hóa cách thức hoạt động của hải quân Mỹ.
Văn phòng nghiên cứu hải quân ngày 5/10 đã công bố kết quả một cuộc thao diễn chưa từng có hồi tháng 8, khi 13 tàu tuần tra tự động hộ tống một tàu chiến dọc sông James ở bang Virginia.
Trong một kịch bản giả định, 5 tàu tuần tra tự động đã bảo vệ một tàu lớn hơn, trong khi 8 chiếc khác được lệnh điều tra một tàu khả nghi.
Các tàu tuần tra không người lái sau đó đã bao vây và khoanh vùng tàu mục tiêu, cho phép tàu mẹ di chuyển an toàn qua khu vực.
Cuộc diễn tập, diễn ra trong hơn 2 tuần, được thiết kế nhằm mô phỏng một chuyến đi qua một eo biển, Chuẩn đô đốc Matthew Klunder, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu của hải quân Mỹ, cho hay.
"Đó có thể là eo biển Malacca, hoặc eo biển Hormuz", ông Klunder nói.
Ông Klunder nhấn mạnh rằng cuộc diễn tập là một bước đột phá và nói thêm rằng các tàu tuần tra tự động có thể đi vào hoạt động trong vòng 1 năm nữa.
Các tàu tuần tra thường do 3-4 thủy thủ vận hành. Nhưng với hệ thống tự động, một thủy thủ có thể vận hành tới 20 tàu tuần tra không người lái.
Không có hoạt động bắn đạn thật trong cuộc thao diễn hồi tháng 8, nhưng ông Klunder cho biết tàu tuần tra tự động có thể được trang bị vũ khí không sát thương và súng máy.
Tàu tuần tra tự động chỉ khai hỏa vào một tàu đối phương nếu có lệnh của thủy thủ điều khiển.
Trong cuộc thao diễn, các nhà nghiên có 2 hệ thống dự phòng để đảm bảo an toàn nhằm tránh các sự cố.
Nếu liên lạc với tàu bị mất, con tàu sẽ "chết trên biển". Nếu tàu bị trục trặc, 2 hệ thống liên lạc riêng biệt có thể được sử dụng để cho tàu ngừng hoạt động.
Hoạt động độc lập, chi phí rất thấp
Không giống với các máy bay không người lái nổi tiếng như Predator và Reaper, tàu tự động hoạt động độc lập hơn và có thể thực hiện các hoạt động mà không cần con người điều khiển từng bước một.
Quân đội Mỹ cho hay công nghệ mới có thể giúp cứu mạng của các thủy thủ và tăng cường sức mạnh của hải quân.
Chuẩn đô đốc Klunder cho biết công nghệ mới có chi phí rất thấp và có thể được lắp đặt dễ dàng trên các tàu tuần tra và các tàu khác.
Và tàu tuần tra tự động cũng có thể được sử dụng để vận chuyển các nhóm lực lượng đặc nhiệm, vốn đang sử dụng tàu có người lái. Các cơ quan chính phủ khác và các công ty tư nhân cũng đang quan tâm tới các tàu không người lái.
Quân đội Mỹ "khoe" công nghệ mới đúng vào dịp tưởng niệm 14 năm vụ tấn công khủng bố tàu USS Cole ngoài khơi Yemen.
Tháng 10/2000, tàu chiến Mỹ USS Cole đã bị tấn công khi đang neo gần cảng Aden ở phía nam Yemen, khiến 17 thủy thủ thiệt mạng và 39 người khác bị thương.
"Nếu khi đó chúng ta có công nghệ này, tôi chắc chắn rằng chúng ta đã có thể cứu USS Cole", ông Klunder nói.
Tuy nhiên, những người hoài nghi đã cảnh báo về các nguy cơ của việc sử dụng rộng rãi các tàu tự động có vũ khí mà không có các quy định thích hợp và các cuộc tranh luận về việc sử dụng chúng
An Bình
Theo Dantri/AFP, AP
Tân Hoa Xã: Tạo đảo ở Trường Sa có tầm chiến lược khi xảy ra biến cố Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố. Hoạt...