Mỹ sắp thử nghiệm vũ khí laser tàng hình
Tờ Mirror (Anh) hôm 28-12 cho biết quân đội Mỹ sẽ bắt đầu thử nghiệm vũ khí laser có khả năng tiêu diệt các mục tiêu nhưng không gây ra tiếng ồn vào tháng tới.
Giới chuyên gia quốc phòng Mỹ nói rằng tia laser này có cường độ lên tới 150 kilowatt, không gây tiếng động và hoàn toàn “vô hình”. Nó có khả năng này có khả năng “khoét” một lỗ lớn trên mục tiêu ở khoảng cách vài kilomet trong thời gian chỉ vài giây.
Tháng tới Mỹ sẽ thử nghiệm vũ khí laser tàng hình (Ảnh: DARPA)
Theo báo cáo, vụ thử nghiệm bởi do nhà thầu General Atomics của Bộ Quốc phòng Mỹ thực hiện tại một sa mạc ở bang New Mexico nước này vào tháng tới.
Cường độ tia laser nói trên mạnh hơn 100 lần so với năng lượng cần thiết để làm nóng lò nướng điện tới nhiệt độ 350 độ C. Nó cũng mạnh gấp ít nhất năm lần so với các loại vũ khí laser khác mà quân đội Mỹ từng chế tạo.
Trang tin Defense News cho hay tia laser trên được hình thành bằng phương pháp truyền điện năng thông qua các nguyên tố đất hiếm để kích thích electron và tạo ra năng lượng.
Video đang HOT
Hãng tin Sputnik News tiết lộ các cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra trong vòng 18 tháng tới ở khu thử nghiệm tên lửa Cát Trắng. Tia laser sẽ được bắn vào một loạt các mục tiêu, như pháo binh, súng cối và tên lửa.
Bộ chỉ huy hoạt động đặc biệt của Không quân Mỹ (AFSOC) được cho là đang làm việc với hải quân để xem xét việc trang bị vũ khí laser này cho máy bay chiến đấu trong tương lai gần.
“Đây là một loại vũ khí thầm lặng mà không ai có thể nhìn hoặc nghe thấy” – Trung tướng Bradley Heithold, chỉ huy AFSOC nói với tờ The New York Post.
Ông giải thích rằng ông muốn lắp các loại khí này trên bốn hoặc năm chiến đấu cơ AC-130, loại máy bay thường được sử dụng cho những nhiệm vụ về đêm để bảo vệ các lực lượng hoạt động đặc biệt.
Phát biểu về việc lắp đặt các vũ khí laser, Trung tướng Gen Heithold nói thêm: “Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm điều này ngay bây giờ. Khi tôi nói bây giờ, tức tôi đang nói về thời điểm cuối thập kỷ này”.
Trung tướng Heithold muốn sử dụng vũ khí laser trên các trực thăng chiến đấu để vô hiệu hóa các thiết bị quân sự của đối phương, các thiết bị thông tin liên lạc hoặc nguồn cung cấp điện.
Ông nói thêm rằng một số công ty khác cũng đang nghiên cứu các loại laser mà có thể phù hợp để sử dụng trên AC-130.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi hàng tỉ USD trong nhiều năm qua để phát triển vũ khí laser công nghệ cao, sử dụng khí hoặc chất lỏng để tạo ra các chùm tia năng lượng cường độ lớn. Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống này đều nặng nề và đắt đỏ, chưa kể nếu trang bị cho máy bay thì đòi hỏi sau vài lần khai hỏa, nó phải trở về căn cứ để tiếp nhiên liệu.
Bảo Anh
Theo_PLO
Trung Quốc thử nghiệm phiên bản tác chiến điện tử của J-16
Một phiên bản tác chiến điện tử (EW) của máy bay Shenyang J-16 vừa được Trung Quốc đưa vào bay thử vào hôm 18-12, theo trang JHS Janes's.
Thông tin về việc quân đội Trung Quốc thử nghiệm phiên bản mới của J-16 được đăng tải trên các trang tin quân sự của nước này.
Từ những bức ảnh được đăng tải, có thể thấy 2 thiết bị mới được gắn trên cánh máy bay, giống với hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc Northrop Grumman AN/ALQ-218 của Mỹ. Những tính năng mới của J-16 cũng khiến nhiều người so sánh nó với mẫu chiến đấu cơ E/A-18G Growler mà Mỹ đang sử dụng.
Thiết bị tác chiến điện tử của J-16 được gắn trên cánh máy bay
Theo IHS Jane's, nguyên mẫu J-16 EW được phát hiện không lắp một vài loại vũ khí thường gắn trên thân máy bay, cũng như một hệ thống tìm kiếm và định vị hồng ngoại, tuy nhiên, chắc chắn phiên bản này vẫn có 10 điểm trên thân và cánh để gắn vũ khí và thiết bị gây nhiễu sóng.
Quân đội Trung Quốc được cho là đã phát triển ra 3 thiết bị tác chiến điện tử chiến thuật trên máy bay. Đầu tiên là thiết bị có kích cỡ bằng với AN/ALQ-99 của Mỹ và từng gắn thử nghiệm trên chiến đấu cơ tấn công JH-7 vào hồi 2007. Thiết bị thứ 2 là KG600, nhỏ hơn và cũng được sử dụng trên JH-7, trong khi KG300 sẽ là phiên bản xuất khẩu.
Theo IHS Jane"s, giống với E/A-18G của Mỹ, J-16 EW sẽ nâng cao khả năng tấn công của không quân Trung Quốc và đánh lừa được các hệ thống phòng không của đối phương.
Việc phát triển phiên bản J-16 EW có thể dẫn đến một phiên bản EW tương tự của J-15, mẫu máy bay sử dụng trên tàu sân bay.
Theo các chuyên gia quân sự, việc Trung Quốc chế tạo phiên bản EW của J-16 sẽ giúp quân đội nước này ít phụ thuộc hơn vào các máy bay tác chiến điện tử, được xây dựng trên khung máy bay Shaanxi Y-8 và rất dễ bị tiêu diệt.
Vào đầu năm 2014, có nguồn tin cho biết, Trung Quốc sẽ có khoảng 100 chiếc J-16 vào năm 2020, tuy nhiên, với sự xuất hiện của phiên bản EW, nhiều khả năng con số này sẽ tăng lên.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ thử nghiệm tàu khu trục "khủng" Tàu khu trục tàng hình lớn nhất từ trước đến nay của Hải quân Mỹ, USS Zumwalt, sẽ được thử nghiệm ở Đại Tây Dương. Con tàu chiến khổng lồ này có tên USS Zumwalt, dài 186 m, nặng 15.000 tấn và "ngốn" khoảng 4,4 tỉ USD để đóng. Hôm 7-12, chiếc tàu được kéo dọc sông Kennebec ở thị trấn Phippsburg, bang...