Mỹ sắp thử “bảo bối trấn quốc” đối phó tên lửa Triều Tiên
Mỹ dự định sẽ thử nghiệm khả năng chống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của hệ thống phòng thủ THAAD trong vài ngày tới.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ.
Mặc dù được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước, nhưng vụ thử Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Triều tiên vừa phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa vào ngày 4.7.
Một quan chức Mỹ nói với hãng tin Reuters rằng đây sẽ là lần đầu tiên hệ thống THAAD được thử nghiệm ngăn chặn một vụ tấn công giả định bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Theo kế hoạch, các tên lửa đánh chặn THAAD sẽ được phóng từ Alaska.
Mỹ cũng triển khai các tên lửa đánh chặn THAAD tại Guam nhằm mục đích chống lại một vụ tấn công tên lửa từ những quốc gia như Triều Tiên.
Video đang HOT
Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) xác nhận rằng vụ thử nghiệm hệ thống phòng thủ THAAD được thực hiện vào đầu tháng 7.
Phát ngôn viên Chris Johnson của MDA cho biết hệ thống phòng thủ THAAD tại tổ hợp sân bay vũ trụ ở Kodiak, Alaska, sẽ “tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu bằng một tên lửa đánh chặn”.
Cơ quan MDA cho biết hệ thống THAAD đạt tỷ lệ thành công 100% trong 13 lần thử nghiệm từ năm 2006. Sau các cuộc thử nghiệm trước đây, quân đội Mỹ điều công khai kết quả.
THAAD là một hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất, được thiết kế để bắn hạ tên lửa tầm ngắn, tầm trung và liên lục địa. Lockheed Martin, tập đoàn sản phát triển THAAD, cho biết hệ thống có khả năng chặn tên lửa từ trong và ngoài bầu khí quyển Trái đất.
Theo Danviet
Mỹ, Hàn nhất trí triển khai hệ thống tên lửa trong năm nay
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc nhất trí triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tới bán đảo Triều Tiên trong năm nay để đối phó với mối đe dọa tên lửa từ Bình Nhưỡng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Hàn Quốc Han Min-koo. Ảnh: Reuters.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đang có chuyến thăm Hàn Quốc dài hai ngày, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông sau khi nhậm chức. Ông đã gặp nhiều quan chức Hàn Quốc cấp cao, trong đó có người đồng cấp Han Min-koo.
"Hai bộ trưởng nhất trí triển khai và vận hành hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trong năm nay như kế hoạch. Đây là hệ thống phòng thủ chỉ dành để đối phó mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên", Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm nay cho biết, theo Reuters.
Theo Bộ trưởng Han, việc ông Mattis tới thăm Hàn Quốc đầu tiên đã gửi đi thông điệp ủng hộ mạnh mẽ từ Mỹ.
Trung Quốc phản đối triển khai THAAD trên bán đảo Triều Tiên, nói động thái này sẽ ảnh hưởng đến cân bằng an ninh khu vực, kêu gọi một số lãnh đạo đối lập tại Hàn Quốc trì hoãn hoặc hủy kế hoạch.
Khi được phát triển hoàn toàn, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Triều Tiên có thể đe dọa Mỹ, cách Triều Tiên khoảng 9.000 km. ICBM có tầm bắn tối thiểu 5.500 km, một số được thiết kế để bắn xa 10.000 km hoặc hơn.
Các cựu quan chức Mỹ và chuyên gia nhận định Mỹ có hai lựa chọn nếu muốn kìm chế chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là đàm phán hoặc hành động quân sự. Cả hai lựa chọn đều không chắc chắn thành công và hành động quân sự sẽ có nguy hiểm lớn đi kèm, đặc biệt là đối với Hàn Quốc và Nhật Bản, hai đồng minh của Mỹ gần Triều Tiên.
Ông Mattis theo kế hoạch sẽ rời Hàn Quốc vào cuối ngày 3/2 tới Nhật Bản.
Như Tâm
Theo VNE
Bí mật phía sau "bóng ma" hạt nhân Triều Tiên Phía sau "bóng ma hạt nhân" Triều Tiên là những toan tính chính trị, có nguy cơ biến khu vực Đông Á thành "chảo lửa". Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ra lệnh cho quân đội nước này sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân "bất cứ thời điểm nào". Những vụ thử hạt nhân và tên lửa gần...