Mỹ sắp nới lỏng cấm vận Iran để mở đường khôi phục đàm phán
Mỹ đang xem xét nới lỏng trừng phạt kinh tế chống Iran, trong bối c ảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden tìm cách làm sống lại thỏa thuận hạt nhân Iran, được biết đến với tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Lối vào trung tâm hạt nhân Natanz ở tỉnh Isfahan, miền Trung Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Sunday Times (Anh) ngày 21/2 dẫn một nguồn tin ẩn danh tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết, có nhiều dấu hiệu cho thấy lệnh cấm vận sẽ được nới lỏng, bất chấp việc Nhà Trắng nhiều lần khẳng định trước đàm phán cần phải được khôi phục trước, rồi mới đến nới lỏng trừng phạt kinh tế. Có thể không diễn ra trong ngày một, ngày hai, nhưng gần như chắc chắn Mỹ sẽ thực hiện bước đi này – nguồn tin khẳng định.
Tổng thống Biden ngày 18/2 từng tuyên bố, Mỹ sẵn sàng bước tới bàn đàm phán “không chính thức” với phía Iran thông qua vai trò trung gian của Liên minh châu Âu (EU), có sự tham gia của các bên ký kết JCPOA khác gồm Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Đức. Đây được xem là phản ứng mềm mỏng của Washington trước yêu cầu của Tehran về khôi phục đàm phán, làm sống lại JCPOA.
Trước đó, Iran nói rằng ngày 23/2 là thời hạn chót để Mỹ có hành động cụ thể về dỡ, nới lỏng cấm vận kinh tế, cho thấy hiện thiện chí của Washington muốn quay lại thỏa thuận từng bị chính quyền Donald Trump từ bỏ. Quá thời điểm này, Tehran sẽ hạn chế, thậm chí chấm dứt hoạt động của thanh sát viên quốc tế tại các cơ sở hạt nhân của Iran.
Video đang HOT
Tháng 12/2020, Quốc hội Iran đã thông qua một dự luật yêu cầu nước Cộng hòa Hồi giáo này ngừng một số hoạt động thanh sát hạt nhân nếu như Mỹ không dỡ bỏ trừng phạt. Dự luật sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 23/2/2021.
Liền sau đó, giới chức Iran liên tục kêu gọi chính quyền ông Joe Biden có hành động cụ thể trong xóa bỏ, nới lỏng đòn trừng phạt kinh tế vốn khiến Iran phải chịu thiệt hại lên tới 150 tỉ USD – theo như tính toán của nước này.
Mới nhất, phát biểu trên kênh truyền hình Press TV ngày 21/2, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif nêu rõ: Mỹ sẽ không thể tham gia tái đàm phán nếu không chịu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, bởi đàm phán chỉ diễn ra nếu các nước thực hiện nghĩa vụ của mình.
Iran phóng tên lửa đạn đạo trong cuộc tập trận qui mô lớn
Ngày 15/1, các phương tiện truyền thông đưa tin Iran đã phóng tên lửa đạn đạo trong một cuộc tập trận qui mô lớn.
Ảnh minh họa một vụ phóng tên lửa đạn đạo của Iran. Ảnh: Arab News
Truyền hình Iran đưa tin các lực lượng thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ngày 15/1 đã tiến hành cuộc tập trận có sự tham gia của các máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo tại vùng sa mạc miền Trung Iran.
Vào giai đoạn 1 của cuộc tập trận diễn ra sáng 15/1, đơn vị không quân của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã phóng một số tên lửa đạn đạo mặt đất nhằm vào các căn cứ giả định của đối phương.
Theo nguồn tin AP, trong số tên lửa tham gia tập trận có tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn Zolfaghar và Dezful. Tên lửa Dezful, một biến thể của tên lửa Zolfaghar, có tầm bắn 700km và trang bị đầu đạn nặng 450kh. Máy bay không người lái trang bị bom cũng được triển khai.
Truyền thông nhà nước Iran ngày 14/1 đưa tin nước này cùng ngày đã bắn nhiều tên lửa hành trình trong cuộc tập trận ở Vịnh Oman, dưới sự theo dõi dường như của một tàu ngầm hạt nhân Mỹ vừa được điều động tới khu vực trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Tehran và Washington.
Đoạn video quay từ trực thăng được hải quân Iran công bố cho thấy những hình ảnh giống như USS Georgia - tàu ngầm lớp Ohio mang tên lửa dẫn đường được Hải quân Mỹ hồi tháng trước tuyên bố đã điều tới Vịnh Persian, một tuyên bố hiếm hoi nhằm khẳng định sức mạnh quân sự của Washington trong khu vực. Hải quân Iran không nhận diện được chiếc tàu ngầm này, song cũng đã cảnh báo con tàu tránh xa khu vực tập trận.
Khi được đề nghị bình luận về thông tin có tàu ngầm xuất hiện tại khu vực, Tư lệnh kiêm người phát ngôn Hạm đội 5 của Mỹ đồn trú ở Bahrain - bà Rebecca Rebarich trả lời: "Chúng tôi không đề cập đến các hoạt động của tàu ngầm". Sau đó cùng ngày, truyền thông nhà nước Iran tuyên bố rằng một tàu "nước ngoài" có ý định tiếp cận khu vực tập trận và rời đi ngay sau khi hải quân Iran cảnh báo, song không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Trong kho vũ khí của Iran có những tên lửa tầm bắn lên tới 2.000km, đủ xa để vươn tới các mục tiêu quân sự của Israel và Mỹ ở Trung Đông. Năm 2020, quân đội Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái ám sát Tướng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran Soleimani ở ngoại ô Baghdad (Iraq). Iran đáp trả bằng một loạt vụ tấn công tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ quân sự ở Iraq có binh sĩ Mỹ đồn trú. Vụ việc đẩy quan hệ song phương vào vòng xoáy nguy hiểm mới và có thời điểm từng đứng bên miệng hố chiến trang. Trong mấy tuần gần đây, Iran cũng đã tăng số lượng các vụ tập trận, kể cả trên biển lẫn trên bộ.
Kênh truyền hình Press TV ngày 14/1 đưa tin trong ngày thứ 2 của cuộc tập trận quy mô lớn ở vùng biển phía Nam Iran, lực lượng hải quân nước này đã phóng nhiều quả ngư lôi từ tàu ngầm tự đóng lớp Fateh (Conqueror) và bắn nhiều tên lửa hành trình từ bờ biển và từ tàu chiến.
Đây là lần đầu tiên tàu ngầm tự đóng của Iran phóng thử ngư lôi. Trong giai đoạn cuối của cuộc tập trận quân sự quy mô lớn mang tên "Sức mạnh Hải quân (Eqtedar-e Daryayi) 99" ở Biển Oman, các tên lửa hành trình và quả ngư lôi đều bắn trúng mục tiêu giả định.
Phó Tư lệnh Hải quân Iran phụ trách công tác điều phối kiêm người phát ngôn của cuộc tập trận, ông Hamzeh-Ali Kaviani đã đưa ra cảnh báo đối với mọi "hành vi vi phạm hay xâm phạm" mang tính thù địch vào các khu vực biên giới trên biển của Iran.
Căng thẳng giữa Iran và Mỹ ngày càng tăng kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, đồng thời tái áp dụng biện pháp trừng phạt Iran. Trong thời gian qua, lực lượng IRGC và quân đội Mỹ từng có một vài lần đụng độ tại vùng Vịnh. Hai bên cáo buộc lẫn nhau làm leo thang căng thẳng, nhất là sau vụ Tướng Qasem Soleimani, Chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc IRGC, bị Mỹ sát hại trong vụ không kích bằng máy bay không người lái ở Iraq.
Đáp lại, Iran đã giảm một số cam kết trong thỏa thuận, đồng thời tăng mức làm giàu urani. JCPOA quy định Iran chỉ được làm giàu urani ở mức 3,67%, thấp hơn mức 20% mà Iran đã thực hiện trước khi thỏa thuận được ký kết. Mức làm giàu urani để chế tạo vũ khí hạt nhân là 90%. Iran khẳng định nước này đủ năng lực làm giàu urani ở độ tinh khiết 90%.
Rộ tin Iran đang xây cơ sở hạt nhân dưới lòng đất Một số bức ảnh vệ tinh được chụp gần đây cho thấy, Tehran có thể đang xây cơ sở hạt nhân dưới lòng đất gần tổ hợp Natanz thuộc tỉnh Isfahan. Sputnik dẫn lời chuyên gia Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury nhận định, chính quyền Iran đang có một số hoạt động dưới lòng đất gần tổ hợp hạt...