Mỹ sắp hạn chế nhập cảnh với công dân 43 nước?
Hôm (15.3), tờ The New York Times dẫn lời một số quan chức Mỹ thạo tin tiết lộ chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc hạn chế nhập cảnh đối với công dân của 43 nước, hành động có quy mô rộng hơn so với biện pháp tương tự hồi nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.
Cụ thể, danh sách này được thiết lập dựa trên khuyến nghị của các quan chức ngoại giao và an ninh của Mỹ, và chia làm 3 nhóm màu vàng, cam và đỏ. Có 11 nước gồm Afghanistan , Bhutan , Cuba , Iran , Libya , Somalia , Sudan , Syria , CHDCND Triều Tiên , Venezuela và Yemen trong nhóm màu đỏ, nghĩa là toàn bộ công dân của họ bị cấm đến Mỹ. Nhóm màu cam gồm 10 nước Belarus, Eritrea, Haiti, Lào, Myanmar, Nam Sudan, Nga, Pakistan, Sierra Leone và Turkmenistan, theo đó công dân của họ sẽ bị hạn chế đến Mỹ trừ một số ngoại lệ.
Ông Trump cân nhắc lệnh cấm nhập cảnh mới, áp dụng với hơn 40 nước?
Các nước nhóm vàng gồm Angola, Antigua và Barbuda, Benin, Burkina Faso, Campuchia, Cameroon, Cape Verde, Chad, CH Congo, CHDC Congo, Dominica, Guinea Xích đạo, Gambia, Liberia, Malawi, Mali, Mauritania, St. Kitts và Nevis, St. Lucia, Sao Tome và Principe, Vanuatu và Zimbabwe. Các nước này bị cho là thiếu hợp tác với Mỹ trong việc chia sẻ thông tin về người nhập cư, thiếu tiêu chuẩn an ninh trong việc cấp hộ chiếu hoặc bán quốc tịch cho người từ các quốc gia bị cấm. Những nước thuộc nhóm vàng có 60 ngày để giải quyết những vấn đề trên, nếu không, họ có thể bị chuyển sang nhóm đỏ hoặc cam. Các quan chức Mỹ cho biết những danh sách sơ bộ nêu trên có thể được thay đổi và vẫn chưa được chính quyền phê duyệt. Nhà Trắng chưa bình luận về thông tin trên.
Sân bay Ronald Reagan ở thủ đô Washington D.C Ảnh: Phát Tiến
Vào nhiệm kỳ thứ nhất, Tổng thống Trump cấm công dân của 7 nước chủ yếu theo Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Lệnh cấm có nhiều thay đổi nhưng cuối cùng được Tòa án Tối cao Mỹ duy trì vào năm 2018. Ông Joe Biden sau khi nhậm chức vào năm 2021 hủy bỏ lệnh cấm nói trên.
Hồi tháng 1, sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump lại ký lệnh hành pháp nói sẽ khôi phục lệnh cấm để bảo vệ công dân Mỹ khỏi người nước ngoài có ý đồ tấn công hoặc đe dọa an ninh quốc gia, ủng hộ tư tưởng thù hận hoặc lợi dụng luật nhập cư cho mục đích xấu. Sắc lệnh đó yêu cầu một số thành viên nội các trước ngày 21.3 phải nộp danh sách các quốc gia nên bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ việc nhập cảnh vào Mỹ vì “thông tin thẩm tra và sàng lọc của họ quá thiếu sót”.
Cũng trong hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio thông báo đã trục xuất Đại sứ Nam Phi Ebrahim Rasool vì nhà ngoại giao này “ghét nước Mỹ và Tổng thống Trump”. Ông Rubio dẫn một bài báo trên trang tin bảo thủ Breitbart, trong đó cho rằng ông Rasool đã có những phát biểu “động chạm” đến Tổng thống Trump về vấn đề sắc tộc. Theo Reuters, chính quyền Nam Phi cùng ngày gọi đây là sự việc “đáng tiếc” và nhấn mạnh vẫn cam kết xây dựng quan hệ đôi bên cùng có lợi với Mỹ.
Bhutan với 'cuộc cách mạng' hạnh phúc 2.0
Bhutan là một đất nước nhỏ bé, yên bình với những dãy núi cao ẩn trong mây trắng bồng bềnh.
Nơi này được mệnh danh là "vương quốc hạnh phúc", bởi họ chọn đo lường sự giàu có của đất nước bằng nụ cười và niềm vui của người dân, thông qua Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH).
Quốc gia gắn liền với "thương hiệu" hạnh phúc
Cảnh đẹp huyền ảo tại Bhutan. Ảnh: Getty Images
Vị vua thứ tư Jigme Singye Wangchuck lên ngôi vào thập niên 1970 đã đưa Bhutan vào con đường hướng tới hạnh phúc. Khi trên đường trở về từ một hội nghị ở Cuba, Vua Jigme Singye Wangchuck đã hạ cánh tại một sân bay ở Ấn Độ. Tại đó, các phóng viên hỏi vị vua trẻ về Tổng sản phẩm quốc nội của Bhutan.
Vua Wangchuck trả lời: "Thực ra, ở Bhutan, Tổng hạnh phúc quốc gia quan trọng với chúng tôi hơn nhiều so với Tổng sản phẩm quốc nội'". Cụm từ này trở nên phổ biến và thu hút chú ý của quốc tế. Tối đa hóa Tổng hạnh phúc quốc gia đã trở thành trách nhiệm chính của chính phủ Bhutan.
Triết lý quản lý của Bhutan về Tổng hạnh phúc quốc gia đã được cả thế giới ca ngợi bởi chú trọng cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với phúc lợi của người dân. Người dân nước này tự hào nói rằng Thimpu là thủ đô duy nhất trên thế giới không có đèn giao thông. Các cửa hàng, nhà hàng đều do người dân địa phương sở hữu, điều hành. Bhutan cũng là điểm đến hiếm hoi trên thế giới không có đầy rẫy các thương hiệu quốc tế.
Với dân số chưa đến 800.000 người, tiêu chuẩn hạnh phúc mà Bhutan tập trung vào là sự mãn nguyện, cảm thấy bình yên với cuộc sống và hài lòng với chính bản thân. Giáo dục và chăm sóc sức khỏe đều miễn phí. Hơn thế nữa, hạnh phúc cũng liên quan đến thiên nhiên. Theo luật của Bhutan, tối thiểu 60% diện tích quốc gia phải là rừng. Bhutan là quốc gia đầu tiên và cho đến nay vẫn là một trong số ít quốc gia trên thế giới có lượng carbon âm.
Cứ vài năm một lần, các nhà khảo sát lại đi khắp Bhutan để đo lường hạnh phúc của quốc gia. Kết quả được phân tích và đưa vào chính sách công. Tổng hạnh phúc quốc gia được tính toán qua các cuộc khảo sát gồm 148 câu hỏi. Khảo sát gần đây nhất được thực hiện năm 2022 và có 1,4% dân số tham gia, đạt 0,781 trên tổng điểm tối đa là 1. Kết quả này phản ánh người Bhutan hạnh phúc hơn 3,3% so với năm 2015.
"Con người mới là cốt lõi. Hạnh phúc và sự an yên của mỗi người là điều quý giá nhất. Tất cả mọi thứ đều phải phục vụ cho mục đích đó ", Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay khẳng định.
Hạnh phúc gắn với phát triển kinh tế
Tu viện bên con sông Mo Chhu nước trong vắt tại
Bhutan. Ảnh: Getty Images
Trong năm 2024, Thủ tướng Tobgay đã đưa ra ý tưởng về Tổnghạnh phúc quốc gia 2.0 - một mô hình
chú trọng hơn vào nền kinh tế. "Tổng hạnh phúc quốc gia ghi nhận rằng tăng trưởng kinh tế là quan trọng, nhưng tăng trưởng phải bền vững. Tăng trưởng phải cân bằng với bảo tồn nền văn hóa độc đáo của chúng ta", Thủ tướng Tobgay cho biết.
Du lịch, một trong những nguồn thu chính của đất nước này, đã đình trệ do đại dịch COVID-19 và đến nay vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Ngành du lịch Bhutan đang phục hồi chậm hơn các quốc gia khác ở châu Á. Năm 2023, Bhutan chỉ đón lượng khách du lịch tương đương 1/3 của năm 2019.
Thuế du lịch (hay phí phát triển bền vững) ở Bhutan khá cao, với mức 100 USD/ngày mỗi người. Sân bay quốc tế duy nhất của Bhutan là Paro International được mệnh danh là một trong những cảng hàng không đẹp nhất thế giới. Tuy nhiên, Paro International cũng là một trong những sân bay khó đến nhất.
Nằm trong thung lũng giữa hai ngọn núi, chỉ những máy bay nhỏ mới có thể hạ cánh và cất cánh an toàn ở Paro. Do đó, Paro chỉ phục vụ các chuyến bay ngắn đến Bangkok (Thái Lan), Dhaka (Bangladesh), Kathmandu (Nepal) và New Delhi (Ấn Độ).
Theo dữ liệu của chính phủ, thu nhập bình quân đầu người ở Bhutan là 115.787 ngultrum (1.387 USD)/năm. Trong khi đó, một chuyến bay từ Paro đến Bangkok có giá từ 350 USD, do vậy, đi lại quốc tế vẫn nằm ngoài tầm với của nhiều người Bhutan.
Tuy nhiên, Buhtan đã chọn địa điểm để đặt sân bay quốc tế mới, đó là Gelephu. Địa hình bằng phẳng hơn đồng nghĩa với việc các đường băng có thể kéo dài hơn, từ đó, tạo cơ hội đón các máy bay lớn có thể đến tận Trung Đông, châu Âu và xa hơn nữa.
Thành phố Chánh niệm
Tu viện Paro Taktsang tại Bhutan. Ảnh: Getty Images
Một phần tư thế kỷ sau khi đưa ra khái niệm Tổng hạnh phúc quốc gia, Vua Jigme Singye Wangchuck quyết định rằng điều tốt nhất cho đất nước là có một quốc hội được bầu và thủ tướng. Sau đó, khi mới 51 tuổi, ông đã thoái vị và trao vương miện cho người con trai 26 tuổi của mình - vị vua hiện tại Jigme Khesar Namgyal Wangchuck. Người dân Bhutan đã đi bỏ phiếu lần đầu tiên vào năm 2008.
Ngày nay, Vua Jigme Khesar Namgyal Wangchuck đã 44 tuổi. Ông vẫn làm việc chặt chẽ với thủ tướng. Vào tháng 12/2023, Vua Wangchuck chia sẻ: "Buhtan không bị ràng buộc bởi những truyền thống cũ và có thể mạnh dạn đổi mới để thực hiện những kế hoạch mà nhiều quốc gia khác còn e ngại chưa dám theo đuổi".
Bhutan đang lên kế hoạch xây dựng "Thành phố Chánh niệm" để đóng vai trò trung tâm kinh tế, cửa
ngõ cho khách du lịch đến những nơi khác của quốc gia này. Đây là nỗ lựchướng đến mô hình phát triển kinh tế mạnh mẽ mới, đồng thời vẫn giữ đúng các giá trị của Bhutan.
"Thành phố Chánh niệm" rộng 1.000 km2 dự kiến được xây dựng gần Gelephu, dọc biên giới Bhutan với Ấn Độ. "Thành phố Chánh niệm" khuyến khích cư dân đi bộ và đi xe đạp nhằm giảm thiểu khí thải, phát triển các không gian xanh phục vụ thiền và thư giãn, du lịch sinh thái...
"Thành phố Chánh niệm" sẽ được xây dựng theo từng giai đoạn và dự kiến hoàn thành trong 21 năm. Các đối tác tư nhân sẽ đầu tư xây dựng cầu, đường, sân bay, nhà ở, trường học, bệnh viện và cơ sở kinh doanh.
Theo bản quy hoạch tổng thể, "Thành phố Chánh niệm" được xây dựng xoay quanh một chuỗi các cây cầu quy mô. Mỗi cây cầu sẽ mang những tính năng quan trọng của thành phố, bao gồm: sân bay quốc tế mới, trường đại học, cơ sở chăm sóc sức khỏe kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, nhà kính trồng cây thủy canh, trung tâm văn hóa, tâm linh, khu chợ bán hàng hóa địa phương và đập
thủy điện.
Thành phố sẽ không có tòa nhà chọc trời và mọi thứ đều được xây dựng bằng vật liệu địa phương. Ngoài ra, nơi đây sẽ có các hành lang dành cho động vật hoang dã, nhằm bảo vệ chúng.
Bhutan kỳ vọng khoảng 150.000 người sẽ sinh sống tại "Thành phố Chánh niệm" trong 7 - 10 năm đầu và con số này sẽ là hơn một triệu người khi dự án hoàn thiện. Vua Wangchuck khẳng định rằng thành công của dự án sẽ định hình tương lai của Bhutan.
Nghịch lý ở "vương quốc hạnh phúc" Bhutan Bhutan đang phải đối mặt với làn sóng di cư chưa từng có và tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên, đặt ra dấu hỏi về nền kinh tế hạnh phúc nổi tiếng của mình. Bhutan là quốc gia nhỏ bé nằm trên dãy Himalaya, có chung biên giới với Trung Quốc và Ấn Độ. Đất nước này được mệnh danh là...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cách nuôi con kín tiếng lạ thường của tỷ phú Jeff Bezos

Trung Quốc: Mưa lớn kỷ lục gây ngập lụt, hàng chục nghìn người phải sơ tán

Máy bay chở 191 người rơi tự do ở độ cao 11.000m, hành khách viết di thư

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Nga bị kết án 13 năm tù vì tội tham nhũng

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn lên tiếng sau khi bị đình chỉ chức vụ

50.000 quân Nga đánh giáp lá cà, Ukraine phản đòn ở vành đai lửa Sumy

Lý do ông Putin ban hành Luật bảo vệ tiếng Nga

Tổng tư lệnh Ukraine ra mệnh lệnh khẩn cấp sau làn sóng tấn công của Nga

Tổng thống Trump úp mở biện pháp cứng rắn với tỷ phú Musk

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ trong thế giới biến động

Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy giải cứu 87 người tại Địa Trung Hải

Tiêm kích F-16 thứ 4 bị rơi: Ukraine vào thế "ngồi trên đống lửa"
Có thể bạn quan tâm

Tiêu Chiến 'vượt mặt' Dương Tử, dẫn đầu bảng xếp hạng top phim theo lượng hotsearch
Hậu trường phim
23:33:10 01/07/2025
Hôn nhân hạnh phúc của Midu sau 1 năm lấy chồng thiếu gia
Sao việt
23:29:31 01/07/2025
Scarlett Johansson từng phải đóng những vai 'làm nền' trước khi nổi tiếng
Sao âu mỹ
23:11:44 01/07/2025
Hai cựu công an dùng ô tô biển xanh chở ma túy: Đề nghị 11 án tử hình
Pháp luật
23:09:26 01/07/2025
Bác sĩ cứu bé gái nguy kịch trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội được khen thưởng
Sức khỏe
23:09:15 01/07/2025
Cô gái 9X chưa yêu ai từ chối hẹn hò nam kỹ thuật viên hơn 10 tuổi
Tv show
23:08:17 01/07/2025
Mưa lũ lớn, đề nghị Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh sẵn sàng hộ đê
Tin nổi bật
23:05:48 01/07/2025
Xót xa nữ diễn viên từng ngủ ngoài công viên, chạy xe công nghệ kiếm sống
Nhạc việt
22:56:57 01/07/2025
Giọng hát của thành viên này sẽ phá hỏng tour diễn sắp tới của BLACKPINK?
Nhạc quốc tế
22:36:29 01/07/2025
Tài tử Người Tình Ánh Trăng "báo hỉ" cùng mỹ nhân King The Land: Hẹn hò bí mật 10 năm mới cưới!
Sao châu á
21:55:12 01/07/2025