Mỹ sắp điều oanh tạc cơ tàng hình đến bán đảo Triều Tiên
Các tài sản quân sự chiến lược của Mỹ, chẳng hạn như máy bay ném bom tàng hình B-2 và tàu sân bay, sẽ được triển khai tới bán đảo Triều Tiên trong tương lai gần.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ. Ảnh: northropgrumman.com
Một quan chức chính phủ Hàn Quốc hôm 22/1 xác nhận rằng, các tài sản chiến lược quan trọng của Washington sẽ tham gia cuộc tập trận Key Resolve song phương vào đầu tháng ba. Máy bay ném bom tàng hình B-2 sẽ được triển khai đến bán đảo Triều Tiên vào đầu tháng tới.
Một tàu ngầm hạt nhân Mỹ được trang bị tên lửa đạn đạo (SLBM) và tên lửa hành trình Tomahawk cũng sẽ được điều tới bán đảo Triều Tiên. Nếu phóng từ ngoài khơi Busan của Hàn Quốc, tên lửa Tomahawk có thể đánh trúng chính xác mục tiêu ở Bình Nhưỡng, theo KBS.
Video đang HOT
Động thái này diễn ra sau khi Mỹ điều máy bay ném bom chiến lược B-52 đến bán đảo và được xem như một sự phô diễn lực lượng lớn của Mỹ.
Giới chuyên gia tin rằng việc chính trị gia và truyền thông Hàn Quốc kêu gọi trang bị vũ khí hạt nhân đã khiến Washington triển khai những tài sản chiến lược đến bán đảo Triều Tiên. Seoul cảnh báo Washington cùng đồng minh đang bàn cách áp đặt thêm biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng, sau khi nước này tuyên bố thử bom nhiệt hạch hồi đầu tháng.
Phương Vũ
Theo VNE
Triều Tiên bắt sinh viên Mỹ
Triều Tiên hôm nay thông báo bắt một sinh viên đại học Mỹ vì có "hành động thù địch" chống Bình Nhưỡng.
Một công dân Mỹ bị đưa ra tòa án tối cao Triều Tiên xét xử tháng 9/2014. Ảnh: AP.
Otto Frederick Warmbier, sinh viên đại học Virginia, đến Triều Tiên với tư cách du khách và bị "bắt quả tang có hành động thù địch nhằm phá hoại sự thống nhất đất nước", hãng thông tấn KCNA đưa tin nhưng không nêu chi tiết.
Warmbier là sinh viên năm cuối, theo website đại học Virginia. Gareth Johnson, thuộc công ty lữ hành Young Pioneer Tours, trụ sở Trung Quốc, xác nhận Warmbier tham gia một chuyến đi do công ty tổ chức và bị tạm giữ tại Triều Tiên ngày 2/1.
"Chúng tôi thông báo cho gia đình của Otto, Bộ Ngoại giao Mỹ cùng Đại sứ quán Thụy Điển ở Bình Nhưỡng và đang làm hết sức để đảm bảo cậu ấy được thả", Reuters dẫn lời Johnson nói. Đại sứ quán Thụy Điển tại Triều Tiên là cơ quan đại diện cho các lợi ích của Mỹ ở quốc gia này.
Một quan chức tại đại sứ quan Mỹ ở Hàn Quốc nói cơ quan này đã biết thông tin trên.
Nếu được xác nhận, sinh viên đại học Virginia sẽ là công dân phương Tây thứ ba đang bị Triều Tiên tạm giữ. Hai người còn lại là nhà truyền giáo người Canada, sinh ra tại Hàn Quốc, bị bắt năm ngoái và lĩnh án tù chung thân vì có âm mưu "lật đổ chế độ" Triều Tiên. Một người Mỹ gốc Hàn hồi đầu tháng trả lời hãng tin CNN tại Bình Nhưỡng rằng ông bị tạm giữ với cáo buộc là gián điệp.
Hàn Quốc cảnh báo Mỹ cùng đồng minh đang bàn cách áp đặt thêm biện pháp trừng phạt khiến Triều Tiên "đau thấu xương" sau khi nước này tiến hành thử bom nhiệt hạch hồi đầu tháng.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm nay kêu gọi tổ chức "đàm phán 5 bên" với Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Nga để bàn về chương trình hạt nhân Triều Tiên, song song với "đàm phán 6 bên", gồm cả Bình Nhưỡng, vốn bị trì hoãn từ lâu.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ kết luận về công nghệ "bom nhiệt hạch" Triều Tiên Washington cho rằng những gì Triều Tiên làm thể hiện sự khiêu khích và đáng báo động, mặc dù về năng lực kỹ quân sự không có nâng cấp đáng kể. "Mỹ khẳng định công nghệ hạt nhân của Triều Tiên không có gì mới", Phó đô đốc James Syring, giám đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa phát biểu hôm 19.1 về...