Mỹ sản xuất dầu nhiều nhất trong 43 năm
Chiến lược không giảm sản lượng để đẩy giá cả hạ, gây sức ép lên các nhà sản xuất khác của Ả Rập Xê Út đến nay vẫn thất bại. Mỹ sản xuất với mức cao nhất kể từ năm 1972, tăng 89% kể từ năm 2008.
Sản lượng dầu thô Mỹ đang ở mức cao nhất trong 43 năm – Ảnh: Bloomberg
Các nhà sản xuất Mỹ bơm trung bình 9,43 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm ngoái, theo con số báo cáo mới nhất từ chính phủ nước này. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1972, tăng 89% kể từ năm 2008.
Theo CNN, chuyện dầu giảm giá đã khiến sản xuất “vàng đen” chậm lại một chút trong những tháng gần đây, song các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ vẫn trụ vững, tốt hơn nhiều người dự báo.
“Ngành công nghiệp dầu của Mỹ đã chứng minh khả năng phục hồi đáng kể”, Giáo sư Jason Bordoff tại Đại học Columbia kiêm cựu cố vấn năng lượng của Tổng thống Mỹ Barack Obama nói.
Video đang HOT
Cuộc cách mạng dầu đá phiến đã đem đến lợi ích cho người tiêu dùng thông qua xăng giá rẻ, mặt hàng đang có giá dưới 2 USD/gallon trên toàn nước Mỹ. Cuộc cách mạng trên cũng biến Mỹ trở thành một trong những người chơi lớn nhất trên thị trường dầu mỏ, sau Ả Rập Xê Út và Nga, dẫn đến quyết định không giảm sản lượng dầu của quốc gia Trung Đông hồi tháng 11.2014 dù thế giới dư thừa nguồn cung.
Giá cả đã hạ, thậm chí hạ nhiều hơn mức mà các thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) chuẩn bị. Dầu chạm ngưỡng 26 USD/thùng trong tháng trước, giảm 75% từ mức đỉnh năm 2014.
Dù vậy, ít nhất là cho đến nay, chiến lược của Ả Rập không giết chết sự bùng nổ dầu thô của Mỹ. Giá hạ nhưng sản xuất trong nước vẫn tăng 8% trong năm ngoái và tăng 45% kể từ năm 2012.
Hạn ngạch lớn của Mỹ được thúc đẩy bởi làn sóng đổi mới, cải thiện năng suất và hiệu quả của các doanh nghiệp năng lượng. Các hãng dầu cũng hưởng lợi từ chi phí dịch vụ thấp hơn vì kinh tế suy yếu.
“Sản xuất dầu đá phiến sét đang diễn biến khả quan hơn mọi người nghĩ. Các công ty đang đầu tư vào tài sản cốt lõi, nơi họ có thể kiếm được nhiều tiền”, nhà phân tích Brian Youngberg tại hãng Edward Jones nói.
Tuy nhiên, không phải là các nhà sản xuất Mỹ không hề hấn gì trước cuộc chiến giá cả hiện tại. Chi phí và hàng nghìn việc làm đã bị cắt giảm, số công ty dầu nhỏ nặng nợ nộp đơn xin phá sản tăng 379% trong năm qua. Áp lực tài chính trên khiến sản lượng dầu Mỹ chùn lại một chút vào tháng 4.2015.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Các hãng dầu khí Nga đồng ý đóng băng sản lượng
Các tập đoàn năng lượng Nga vừa đồng ý đóng băng sản lượng theo thỏa thuận trước đó giữa Nga và Ả Rập Xê Út trong nỗ lực ngăn đà giảm giá dầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với các hãng dầu khí ở Điện Kremlin hôm 1.3 - Ảnh AFP
Theo AFP, mở đầu một cuộc họp với các lãnh đạo ngành dầu khí, Tổng thống Nga cho hay Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã dẫn đầu cuộc thảo luận về việc lập thỏa thuận duy trì sản lượng giữa các quốc gia.
"Như Bộ trưởng báo cáo với tôi, tất cả các bạn đều đồng ý với đề nghị này. Thậm chí có một thỏa thuận triệt để hơn nhưng các bạn không đồng ý", ông Putin nói với các sếp công ty dầu khí. Tổng thống Nga cho hay ý tưởng trên nhằm "điều chỉnh mức sản xuất của Nga tại ngưỡng sản lượng vào tháng 1". Hồi tháng 1, Nga sản xuất với mức kỷ lục kể từ thời hậu Xô Viết là trung bình 10,8 triệu thùng/ngày.
Hôm 16.2, sau cuộc họp có cả sự tham gia của đại diện nước Qatar và Venezuela, Ả Rập Xê Út và Nga - hai trong số các nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới - đã đề xuất thỏa thuận đóng băng sản lượng ở mức hạn ngạch trong tháng 1 để hỗ trợ giá cả, với điều kiện các nước sản xuất dầu lớn khác cũng làm điều tương tự. Tin tức này làm dấy lên hi vọng rằng thị trường dầu thô sẽ ổn định sau khi chạm đáy 13 năm trong tuần trước vì lượng cung không suy chuyển.
Dù Iran từ chối hợp tác, giá dầu thế giới vẫn đã và đang phục hồi đáng kể khi được hỗ trợ bởi thông tin về một cuộc họp mới sẽ diễn ra vào tháng 3 tới đây của Nga, thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Qatar, Venezuela và Ả Rập Xê Út.
Sau cuộc họp hôm 1.3 do ông Putin dẫn dắt, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak xác nhận rằng các tập đoàn dầu khí Nga đã đồng ý "hỗ trợ" thỏa thuận đóng băng sản lượng để "giảm bớt biến động" thị trường. Tuy nhiên, "các công ty của chúng tôi không đề xuất cắt giảm sản xuất vì điều đó là không thể trong điều kiện địa chính trị hiện nay", ông Novak nói thêm, theo hãng tin Interfax.
Cũng trong ngày 1.3, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho biết việc đóng băng hạn ngạch sẽ đẩy giá dầu đi lên từ mức thấp nhất trong 13 năm qua. Chuyện dầu giảm giá đã đẩy Nga, quốc gia đã chật vật vì các lệnh trừng phạt từ phương Tây về vấn đề căng thẳng ở Ukraine, vào suy thoái kinh tế ở năm thứ hai liên tiếp.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Giá dầu giảm liền 5% sau bình luận của một quan chức Iran Các cường quốc dầu thô thế giới vẫn đang trong mâu thuẫn sâu sắc. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zangeneh mới đây gọi ý tưởng đóng băng sản lượng do Ả Rập Xê Út khởi động là 'trò đùa'. Giá dầu giảm 5% xuống 31,75 USD/thùng sau bình luận của ông này. Dù ủng hộ, Iran vẫn thể hiện nước này không...