Mỹ sẵn sàng hòa giải Trung – Ấn
Trump đề xuất Mỹ làm trung gian hòa giải cho Trung Quốc và Ấn Độ khi căng thẳng ở khu vực biên giới hai nước đang gia tăng.
“Chúng tôi đã thông báo cho cả Ấn Độ và Trung Quốc rằng Mỹ sẵn lòng, sẵn sàng và có thể hòa giải hoặc phân xử tranh chấp biên giới gay gắt giữa họ”, Tổng thống Mỹ Trump hôm nay đăng trên Twitter.
Tổng thống Trump tại Nhà Trắng ngày 26/5. Ảnh: AFP.
Ít nhất hai cuộc xô xát giữa biên phòng Trung – Ấn diễn ra hồi đầu tháng 5 ở vùng Ladakh và tại đèo Naku La nối Sikkim của Ấn Độ với Tây Tạng của Trung Quốc, khiến nhiều binh sĩ hai bên bị thương.
Các vụ đụng độ diễn ra sau khi Ấn Độ bắt đầu mở một con đường gần hồ Pangong Tso đang tranh chấp với Trung Quốc ở Ladakh. Ẩu đả nhanh chóng được quan chức hai bên dàn xếp, nhưng căng thẳng vẫn âm ỉ và ngày càng gia tăng, khi quân đội hai nước liên tiếp có các động thái điều thêm lực lượng đến gần biên giới.
Truyền thông Ấn Độ cho biết quân đội Trung Quốc đã dựng thêm 100 lều dã chiến gần hồ Pangon Tso và thung lũng Galwan dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở vùng Ladakh, đồng thời triển khai nhiều phương tiện công binh có khả năng xây dựng lô cốt, hầm hào. Trong khi đó, quân đội Ấn Độ triển khai biên đội tiêm kích hạng nặng Su-30MKI đến Ladakh. Nhiều đơn vị quân đội Ấn Độ cũng được huy động chiếm lĩnh các vị trí có lợi ở khu vực này.
Đường Kiểm soát Thực tế là ranh giới ngăn cách lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát với lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Tuy nhiên, hai bên chưa thống nhất phân định biên giới, dẫn tới hàng loạt vụ đụng độ dọc LAC trong nhiều năm qua.
Kênh truyền hình Ấn Độ NDTV hôm qua công bố ảnh chụp vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang mở rộng sân bay hỗn hợp Ngari Gunsa ở phía tây Tây Tạng, có thể giúp quân đội nước này tăng khả năng tiếp nhận và vận hành tiêm kích ở sát biên giới Ấn Độ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 26/5 kêu gọi quân đội tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu. Cùng ngày, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp các quan chức quân sự và an ninh hàng đầu để thảo luận về tình hình tại biên giới với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Trump đang củng cố quan hệ với Thủ tướng Ấn Độ Modi, trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực giữa Washington và Bắc Kinh trở nên gay gắt. Năm ngoái, Trump đề xuất hòa giải cho Ấn Độ và Pakistan về vùng tranh chấp Kashmir. Tuy nhiên, ông Modi đã từ chối.
Hồ Pangong Tso nằm tại đường phân giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Ladakh. Đồ họa: Google Maps.
Vừa nhập biên 'hàng khủng' Rafale, Ấn Độ đã định phô diễn sức mạnh
Chiến đấu cơ Rafale vừa được quân đội Ấn Độ nhập biên hồi tháng trước nhưng nhiều khả năng sẽ được tham gia cuốc tập trận đầu tiên giữa nước này và Qatar.
Cuộc tập trận đầu tiên trong lịch sử giữa Qatar và Ấn Độ dự kiến sẽ được diễn ra trong những ngày cuối cùng của năm nay. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Truyền thông Ấn Độ có vẻ rất quan tâm tới cuộc tập trận này và nhiều khả năng, máy bay chiến đấu Rafale mới nhất của Ấn Độ cũng như máy bay do thám P8 sẽ tham gia cuộc tập trận này. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Cuộc tập trận đầu tiên trong lịch sử giữa Ấn Độ và Qatar có tên Za'ỉ-Al-Bahr có nghĩa là "Tiếng Gầm của Biển". Cuộc tập trận tập trung vào các khoa mục bao gồm tác chiến mặt nước, phòng không, tuần tra biển, chống cướp biển. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Hải quân Ấn Độ cho biết, cuộc tập trận không những tăng cường tình đoàn kế giữa quân đội hai nước, đây còn là cơ hội rất tốt để Hải quân Ấn Độ được cọ sát, học hỏi kinh nghiệm trong thực tế. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Theo thông tin được phía Ấn Độ tiết lộ, cuộc tập trận sẽ diễn ra trong thời gian tổng cộng 5 ngày. Trong đó có ba ngày diễn ra quá trình hậu cần, tiếp tế ở cảng và hai ngày diễn ra trên biển. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Đây được xem là cơ hội cực kỳ thuận lợi để Không quân Ấn Độ mang các tiêm kích Rafale ra thử nghiệm - loại tiêm kích đắt nhất kho vũ khí của nước này tới nay vẫn chưa tham gia vào bất cứ cuộc tập trận chung đa quốc gia nào. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Ấn Độ hiện đang là một trong số bốn quốc gia trên thế giới sử dụng các tiêm kích Rafale đắt đỏ trong biên chế của mình. Các quốc gia này bao gồm Pháp, Ai Cập, Qatar và Ấn Độ. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Tính tới tháng 9/2019, Pháp mới chỉ sản xuất được 175 máy bay Rafale. Một trong những lý do khiến loại tiêm kích này ít được phổ biển đó là do giá thành quá đắt đỏ của chúng. Phiên bản "rẻ tiền" nhất của Rafale cũng có giá lên tới hơn 70 triệu Euro - nghĩa là đắt ngang tiêm kích F-35A. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Trong quá khứ, Hải quân Ấn Độ cùng với Hải quân Qatar đã từng có sự hợp tác trong rất nhiều khía cạnh, tuy nhiên tới tận năm 2019 này, hai nước mới quyết định tập trận chung. Nguồn ảnh: Arme d'air.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Rafale của Pháp thể hiện khả năng bay cơ động của mình.
Tuấn Anh
Theo kienthuc.net.vn
Ấn Độ: TQ huy động 2.500 quân đến biên giới, căng thẳng lên tới đỉnh điểm Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tỏ ra hết sức cảnh giác tại các khu vực tranh chấp dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), dấu hiệu cho thấy căng thẳng đang đạt tới cao trào kể từ cuộc chạm trán 73 ngày ở cao nguyên Doklam năm 2017. Các binh sĩ Ấn độ và Trung Quốc thời gian gần đây...