Mỹ sẵn sàng giúp Đông Nam Á chống tổ chức cực đoan
Quân đội Mỹ lo ngại tổ chức Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf tổ chức tấn công và bắt cóc trên vùng biển Đông Nam Á nên sẵn sàng giúp nếu các nước Đông Nam Á cần.
Báo Star & Stripes ngày 4-7 (giờ địa phương) đưa tin Chuẩn Đô đốc Mỹ Brian Hurley đã thông báo như trên.
Ông nói đây là một phần trong mục tiêu bảo đảm tự do hàng hải ở Đông Nam Á. Ông cho biết hải quân Mỹ đã làm việc về vấn đề này với các chính phủ Đông Nam Á. Ông giải thích hải quân Mỹ mỗi năm đều triển khai 700 lượt tàu chiến tuần tra (hai tàu mỗi ngày) để bảo đảm quyền tự do hàng hải.
Indonesia, Malaysia và Philippines đã đồng ý điều phối với hải quân Mỹ, bao gồm tuần tra trên biển và trên không, lập “hành lang quá cảnh” tức thiết kế các tuyến đường biển cho tàu bè đi lại trên hải phận của các nước này nhằm đối phó với tổ chức Abu Saayf.
Báo Star & Stripes dẫn lời một sĩ quan Philippines cho biết tổ chức Abu Sayyaf phối hợp với các đầu mối ở Indonesia và Malaysia để tấn công các tàu kéo và tàu thương mại tương tự hải tặc Somalia cách đây vài năm.
Video đang HOT
Chuẩn Đô đốc Brian Hurley phát biểu như trên khi cùng các sĩ quan hải quân Úc và New Zealand tham quan tàu bệnh viện USNS Mercy của hải quân Mỹ ghé cảng Legazpi (tỉnh Albay ở Philippines) để tham dự cuộc diễn tập nhân đạo hằng năm “Đối tác Thái Bình Dương”. Hơn 600 nhân viên quân sự và dân sự Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Anh, Malaysia, Singapore và Hàn Quốc tham gia diễn tập.
Trong khi đó, tổ chức khủng bố Abu Sayyaf ở miền Nam Philippines đã đe dọa xử tử con tin Na Uy Kjartan Sekkingstad nếu không nhận được 300 triệu peso (6,37 triệu USD) tiền chuộc. Bốn con tin bị bắt làm con tin tại bến du thuyền trên đảo Samal tại tỉnh Davao del Norte (Philippines) hồi tháng 11 năm ngoái gồm hai công dân John Ridsdel và Robert Hall người Canada, Kjartan Sekkingstad người Na Uy và một phụ nữ Philippines.
Cuối tuần trước, thi thể Robert Hall mới được tìm thấy ở tỉnh Sulu. Nạn nhân bị Abu Sayyaf xử tử ngày 13-6. Trước đó, nạn nhân John Ridsdel bị xử tử hồi tháng 4.
KHÔI VIỆT
Theo PLO
Tên lửa Đài Loan không nổ do tàu cá quá nhẹ
Hãng thông tấn CAN (Đài Loan) đưa tin tại cuộc họp khẩn kéo dài ba tiếng hôm 2-7, người đứng đầu cơ quan hành pháp Đài Loan Lâm Toàn đã chỉ thị cho các cơ quan trung ương phải quản lý thông tin quân sự rò rỉ từ vụ bất cẩn bắn nhầm tên lửa hôm trước đó.
Ông cho rằng thông tin quân sự rò rỉ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh Đài Loan. Ông yêu cầu cơ quan quốc phòng kiểm tra lại các biện pháp bảo vệ thông tin mật.
Người phát ngôn của ông Lâm Toàn cho biết cơ quan tư pháp đã thành lập một tổ điều tra về vụ thất thoát thông tin. Cụ thể vụ thất thoát này là gì thì chưa được công bố nhưng trước đó, Thượng tướng Phùng Thế Khoan, người đứng đầu cơ quan quốc phòng Đài Loan, phát biểu cơ quan của ông cho rằng vụ thất thoát thông tin xuất phát từ thông tin đăng trên Facebook của Quốc dân đảng.
Ngoài ra, ông Lâm Toàn đã yêu cầu cơ quan quốc phòng rà soát lại quy trình khai thác, đào tạo và kỷ luật nhân viên đồng thời xác định các sĩ quan phải chịu trách nhiệm về vụ bắn nhầm tên lửa. Ông đề nghị cơ quan quốc phòng tiến hành thương lượng với gia đình các nạn nhân về tiền bồi thường.
Bắn thử tên lửa Hùng Phong III vào tháng 12-2014. Ảnh: ET
Ngày 2-7, Thượng tướng Phùng Thế Khoan đã đến Cao Hùng xin lỗi gia đình thuyền trưởng Huỳnh Văn Trung. Ông cam kết sẽ giúp gia đình nhận tiền bồi thường và tiền sửa tàu cá.
Do hải quân bất cẩn trong luyện tập, lúc 8 giờ 15 ngày 1-7, tên lửa chống tàu Hùng Phong III do Đài Loan sản xuất đã được phóng đi từ tàu hộ vệ lớp Kim Giang (500 tấn) neo đậu tại cảng quân sự ở quận Tả Doanh. Hai phút sau, tên lửa bay trúng tàu cá của thuyền trưởng Huỳnh Văn Trung đang bắt tôm trên biển Bành Hồ cách căn cứ hải quân hơn 74 km.
Thuyền trưởng chết tại chỗ. Ba người bị thương gồm con trai ông Trung, một ngư dân Philippines và một ngư dân Việt Nam. Báo Taipei Times đưa tin sau khi trúng tàu cá, tên lửa không nổ và rơi xuống biển.
Cơ quan quốc phòng Đài Loan giải thích một sĩ quan đã không tuân thủ quy trình và bất cẩn khởi động tên lửa trong kịch bản giả định tàu bị tấn công. Tàu cá trúng tên lửa ở hướng tây bắc của tàu hộ vệ. Như vậy hướng bay của tên lửa là tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc. Tối 1-7, Văn phòng Sự vụ Đài Loan tại Bắc Kinh đã yêu cầu phía Đài Loan giải thích vụ bắn nhầm tên lửa.
Người phát ngôn hải quân Đài Loan Mai Gia Thụ cho biết hải quân Đài Loan không thông báo cho phía Trung Quốc biết vụ bắn nhầm tên lửa vì Trung Quốc đã dừng các cơ chế liên lạc và tiếp xúc từ ngày 25-6.
Hải quân thông báo đang tìm hiểu vì sao cơ chế tự hủy lại không được thực hiện. Thay vì tên lửa tự hủy thì hải quân phải điều một máy bay trực thăng S-70C theo dõi đường bay tên lửa. Hải quân giải thích tên lửa được chế tạo sẽ phát nổ khi chạm vào vỏ tàu chiến bằng thép, do đó có thể thân tàu cá bằng vật liệu nhẹ nên tên lửa không phát nổ.
PH.QUỲNH
Theo PLO
Ông Tập Cận Bình lại lên giọng về 'lợi ích cốt lõi' Trung Quốc không muốn độc bá châu Á nhưng Trung Quốc sẽ không bị các mối đe dọa quân sự khuất phục. Ngày 1-7, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát biểu như trên tại lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc. Báo South China Morning Post dẫn lời các nhà phân tích nhận định lời lẽ...