Mỹ sẵn sàng chuyển cho Ukraine các radar tầm xa
Lầu Năm Góc đã sẵn sàng gửi cho Kiev các loại radar tầm xa nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ của quân đội chính phủ trước phe li khai miền đông Ukraine.
Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn cần sự chấp thuận của Nhà Trắng để thực hiện việc bàn giao các radar tầm xa.
Lầu Năm Góc muốn chuyển cho Ukraine các radar không còn được sử dụng trong quân đội Mỹ
Không như một vài tướng lĩnh và nghị sĩ trong quốc hội, chính quyền Tổng thống Obama vẫn không đồng ý cung cấp các loại vũ khí sát thương cho Kiev. Trong vấn đề này, đội ngũ lãnh đạo Mỹ đứng về phía Nga và chính trị gia EU khác, khi cho rằng việc gửi vũ khí cho Kiev sẽ chỉ làm vấn đề thêm tồi tệ và làm gia tăng số người thiệt mạng.
Hiện tại, Lầu Năm Góc muốn gửi cho Ukraine các radar AN/TPQ-36 và AN/TPQ-36 Firefinder, vốn không còn được sử dụng nhiều ở quân đội Mỹ. Cơ quan này khẳng định rằng, AN/TPQ-36 và AN/TPQ-36 Firefinder đều là các loại khí tài phi sát thương, do đó, nó sẽ không thể vi phạm chính sách của Tổng thống Obama.
AN/TPQ-36 và 37 là loại radar xác định vũ khí, được thiết kế để phát hiện và dò tìm các đầu đạn tên lửa hay các hệ thống phóng tên lửa bắn loạt. Nó có thể xác định được cả vị trí phóng lẫn điểm trúng đạn, cũng như tự phòng vệ trước các loại tên lửa tấn công.
AN/TPQ-37 có tầm bắn tối đa 50km và thường được gắn xích và kéo bằng các xe tải 2 tấn rưỡi, trong khi AN/TPQ-36 lại sử dụng các xe Humvee. Việc bàn giao sẽ diễn ra sau đầu năm 2016, khoảng thời gian mà Kiev cho là hơi lâu. Chính quyền Kiev đã nhiều lần năn nỉ Washington và các nước phương Tây hỗ trợ quân sự bằng các loại vũ khí sát thương nhằm chống lại lực lượng li khai miền đông.
Gần đây, Mỹ cũng vừa bàn giao các xe Humvee, các loại radar chống súng cối hạng nhẹ, các hộp sơ cứu ý tế, kính nhìn đêm và áo chống đạn cho Ukraine.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Ukraine đưa thêm bằng chứng sự can thiệp của Nga
Trong khi Nga phủ nhận về sự hiện diện của vũ khí và binh sĩ nước này tại miền Đông Ukraine, Kiev liên tiếp cho thấy điều ngược lại.
Quân đội Ukraine đưa thêm bằng chứng
Tờ Guardian (Anh) ngày 21/5 dẫn nguồn tin từ Quân đội Ukraine cho biết lực lượng vũ trang của Kiev đã bắn rơi 2 máy bay không người lái (UAV) của Nga trong khu vực chiến sự miền Đông Ukraine.
Nguồn tin trên cho biết, chiếc máy bay không người lái đầu tiên bị một đơn vị trinh sát đặc biệt của quân đội nước này là Aerorozvidka, đang hoạt động ở gần thành trì Luhansk của phe ly khai, bắn hạ hôm 8/5. Hai ngày sau đó, một cuộc giao tranh đã nổ ra tại khu vực này khi các binh sĩ Ukraine cố gắng thu thập mảnh vỡ của chiếc UAV này.
Theo ông Natan Chazin, chỉ huy đơn vị Aerorozvidka: "Khi phe ly khai cố gắng ngăn chúng tôi tìm kiếm mảnh vỡ, chúng tôi biết đã bắn hạ thứ gì đó quan trọng ..."
Sau khi binh lính Ukraine tìm được 4 la bàn tại hiện trường, cùng một hệ thống điều hướng rất tinh vi giúp chiếc máy bay "tàng hình" trước các hệ thống radar, đồng thời đảm bảo UAV luôn có thể trở về trừ khi bị bắn hạ. Ngoài ra, họ tìm thấy những tấm kim loại có gắn dấu của Israel.
Sau khi xem xét những vật trên, ông Gustav Gressel, một cựu sỹ quan thuộc lực lượng phòng không Áo, nhận định, chúng thuộc loại máy bay không người lái Searcher do Israel chế tạo.
UAV Searcher trong Quân đội Israel.
Ông này cho biết thêm rằng các lực lượng vũ trang Ukraine và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đều không dùng loại UAV này và khẳng định rằng: "Thiết bị này đến từ Nga".
Hiện có 2 khả năng về sự xuất hiện của chiếc UAV Searcher. Thứ nhất, có thể chiếc UAV này được Nga sản xuất theo giấy phép của Israel và trường hợp thứ 2 đây là phiên bản chuẩn của UAV Searcher được Israel sản xuất riêng theo đơn đặt hàng của Nga từ đầu năm 2009.
Ngoài 2 chiếc UAV bị bắn hạ lần này, Ukraine mới đây cũng công bố hình ảnh hai tù nhân xưng tên là Alexander Alexandrov cho biết là thành viên một lực lượng đặc biệt gồm 14 người được giao nhiệm vụ do thám. Kiev cho biết sẽ xét xử hai người này với tội danh khủng bố.
Ukraine coi việc bắt giữ được hai người này là bằng chứng cho thấy Nga trực tiếp tham chiến cùng với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine, bất chấp lênh ngừng bắn mà các bên đã cam kết thực hiện từ tháng 2. Trong khi đó, phía Nga bác bỏ cáo buộc này.
"Giới lãnh đạo Nga khó mà có thể nói rằng mấy binh lính này chỉ bị lạc đường", phát ngôn viên quân đội Ukraine bình luận.
Không chỉ Ukraine "có bằng chứng" về sự hiện diện của Nga tại miền Đông nước này, báo chí phương Tây cũng nhiều lần đưa ra cáo buộc tương tự.
Đầu tháng 3/2015, hãng Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Anh cho biết, cơ quan này đã có hình ảnh hệ thống tên lửa phòng không SA-22 của Nga và khẳng định sự tham gia của quân đội Nga trong khủng hoảng Ukraine.
"Sự hiện diện của SA-22 ở miền đông Ukraine tiếp tục là bằng chứng về sự tham gia trực tiếp của quân đội Nga trong cuộc xung đột", Reuters dẫn lời đại sứ Anh tại NATO, Adam Thomson tuyên bố khi công khai những hình ảnh qua Twitter.
"Chúng tôi kêu gọi Nga tôn trọng và thực hiện đầy đủ thỏa thuận Minsk", ông nói thêm. Thỏa thuận ngừng bắn được ký kết và có hiệu lực từ ngày 15/2 yêu cầu các lực lượng nước ngoài rút khỏi Ukraine.
Ly khai tố ngược
Trong khi chính phủ Ukraine liên tiếp tố sự hiện diện của Nga tại miền Đông nước này thì lực lượng ly khai cũng tung bằng chứng về việc quân đội Ukraine vi phạm thỏa thuận Minsk khi đưa vũ khí hạng nặng đến giới tuyến.
Hãng TASS dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng Eduard Basurin ngày 22/5 cho biết giới tình báo của DPR đã tiết lộ những sự thật mới về hoạt động triển khai vũ khí hạng nặng của Ukraine gần khu vực giới tuyến của 2 bên.
Ông Basurin cho biết: "Tình báo quân đội DPR tiếp tục ghi nhận thực tế rằng khí tài và các binh sỹ của Lục quân Ukraine đang di chuyển tới khu vực giới tuyến.
Hoạt động tập trung "vũ khí hạng nặng" gần làng Romanovka đang bị theo dõi - các hệ thống phòng không Osa cũng được triển khai tại đây, trong khi các hệ thống phóng rốckét đa nòng Grad, vốn bị cấm sử dụng theo thỏa thuận Minsk, đang được bí mật đưa tới làng Maryinka."
Ông Basurin nhấn mạnh rằng thực tế đó "chứng tỏ ban lãnh đạo Ukraine không muốn tuân thủ các thỏa thuận Minsk".
Ngọc Hòa (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Một năm vụ MH17: Phương Tây thực sự muốn tìm câu trả lời? Một năm đã trôi qua kể từ khi máy bay MH17 bị bắn hạ tại Ukraine nhưng vẫn chưa có thông tin gì về nguyên nhân thực sự của thảm kịch này. Theo Sputnik News, ngày 17/7/2014, máy bay MH17 của hãng Malaysia Airlines trên đường từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đã bị bắn hạ tại Ukraine khiến 298 người trên máy bay...