Mỹ sẵn sàng chiến tranh cho đến người Syria cuối cùng?
Mỹ không cần đến hòa bình trong khu vực, ngay cả khi chiến tranh ở đây tiếp diễn cho đến người Syria cuối cùng, Sputnik bình luận.
Ngày Chủ nhật đã diễn ra cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tình hình Syria, được triệu tập theo sáng kiến của Mỹ, Anh và Pháp.Trước đó, các nước này cùng với Đức, Italy và đại diện EU đã đưa ra tuyên bố, gọi hoạt động chiến sự của quân đội Syria ở Aleppo là không thể chấp nhận. Họ cũng hô hào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bày tỏ lập trường tương tự về vấn đề này. Trong hình thức tối hậu thư, các đại diện của “bộ sáu” nhấn mạnh rằng bởi Nga “bất lực và không sẵn lòng” tuân thủ cam kết, “sự kiên nhẫn” của những nước này cũng có hạn.
Như nhận xét của chuyên gia Nga Vladimir Lepekhin, điển hình nhất về thói đạo đức giả bộc lộ trong tuyên bố của “bộ sáu” qua đoạn văn hùng hồn sau: “Trận pháo kích gây bất bình nhắm vào đoàn xe nhân đạo và việc chế độ Syria công nhiên từ chối thi hành thỏa thuận ngừng bắn, tiếp đến là những thông tin về việc sử dụng vũ khí hóa học và sự hỗ trợ của Nga với hành động quân sự không được phép của chế độ Syria ở miền đông Aleppo, rõ ràng mâu thuẫn với tuyên bố của phía Nga về tán thành giải pháp ngoại giao”.
“Trong tuyên bố này, mỗi dòng mỗi chữ không chỉ là sự dối trá đơn thuần mà là sự “dối trá lập phương”, bởi vậy đòi hỏi một nguyên tắc khác khi xem xét: mọi lời kết tội chống chính quyền Syria và Nga, trên thực tế cần được nhắm vào chính tác giả của những luận điệu cáo buộc đó. Đúng, hành động bắn phá đoàn xe nhân đạo rất đáng lên án. Tuy nhiên đó là trận bắn vào đoàn xe LHQ ở gần Urum al-Kubra ngày 19.9 năm nay, chuyển giao hàng tới một địa chỉ tù mù nào đó, mà quân đội Syria lẫn Không lực Nga đều không liên quan. Mà liệu có thực là đã có pháo kích hay chăng? Cả Mỹ và phía phương Tây không đưa ra được bất kỳ bằng chứng chính xác và đáng tin cậy nào về trận bắn phá này, cũng như không khẳng định được đó đúng là một trận không kích.
Kết quả là, những nhà quan sát có lương tâm đã không thể không nảy sinh nghi ngờ rằng có vẻ là trong kế hoạch của Mỹ và các đồng minh không hàm chứa sự thật. Ngày 17.9 không quân của liên minh phương Tây do Mỹ cầm đầu đã ném bom vào các vị trí quân đội Syria ở ngoại ô Deir ez-Zorom. Điều đó vi phạm các thỏa thuận đạt được trước đó với Nga. Và bây giờ rất có thể đây là những lời bóng gió mà mục đích nhằm đánh lạc hướng chú ý của công luận thế giới từ một tội phạm thực tế chuyển sang những vụ đánh bom huyền thoại vào đoàn xe quốc tế.
Syria tan hoang sau nhiều năm chiến tranh.
Video đang HOT
Các thành viên của “bộ sáu” tỏ ra lo ngại vì “chế độ Syria công nhiên từ chối tuân thủ ngừng bắn”. Tuy nhiên, chính quyền Syria không hề tuyên bố bất cứ điều gì như thế. Trái lại. Bất chấp vụ liên quân phương Tây ném bom giết hại 62 binh sĩ của mình, chính quyền Syria một lần nữa khẳng định cam kết trung thành với nguyên tắc giải pháp hòa bình cho tình hình khu vực dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Tuyên bố đó do Bộ trưởng Ngoại giao Syria Valid Muallem nói lên hôm thứ Bảy tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Trong khi đó, cùng thời gian này, các nhóm đối lập Syria vẫn từ chối tiếp nối cuộc đàm phán với chính quyền Syria. Tính không tưởng còn thể hiện qua khẳng định của các tác giả tuyên bố, cho rằng dường như có “thông tin về việc chế độ Assad sử dụng vũ khí hóa học”. Trên thực tế, các phương tiện truyền thông thế giới nhận được thông tin cho biết rằng những phần tử sử dụng các loại vũ khí như vậy không phải là chính quyền Syria, mà là đối thủ của họ các chiến binh nhóm khủng bố. Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow sẵn sàng cộng tác điều tra các trường hợp sử dụng vũ khí hóa học ở Syria.
Thế nhưng có vẻ như các nước phương Tây chỉ nhăm nhăm buộc tội chính quyền Syria, còn trên thực tế ngăn cản việc điều tra các sự cố liên quan đến sử dụng vũ khí hóa học và bom cháy phốt-pho. Cuối cùng, “đỉnh cao của thói vô sỉ và đạo đức giả” là khẳng định “không chấp nhận hành động quân sự của chế độ Syria ở miền đông Aleppo” và “cuộc tấn công” của lực lượng Chính phủ vào thành phố đang bị bọn khủng bố chiếm cứ.
Rõ ràng là nếu Aleppo trở về tay chính quyền Syria, trong cuộc chiến có thể xuất hiện bước ngoặt. Và ở đây nảy sinh câu hỏi: phải chăng vì vậy mà các chính trị gia phương Tây trở nên hoảng loạn trước viễn cảnh đó, bởi thực ra liên quân do Mỹ đứng đầu không thực lòng mong đợi sự thất bại của bọn khủng bố?
Mục đích chính trong sự khiêu khích lẫn “sáng kiến” của Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc trên mặt trận Syria vẫn không thay đổi. Mỹ không cần đến hòa bình trong khu vực, ngay cả khi chiến tranh ở đây tiếp diễn cho đến người Syria cuối cùng.
Chuyên gia Vladimir Lepekhin cho rằng khi giới thượng lưu Mỹ muốn giành quyền thống soái hoàn toàn và vô điều kiện, không chỉ phần hành tinh có chiến tranh, mà cả phần thế giới phụ thuộc vào họ về chính trị, tài chính, kinh tế và những lĩnh vực khác. Trong trường hợp đó, họ có thể bán không riêng vũ khí mà là bán tất cả mọi thứ gì mang lại siêu lợi nhuận. Những điểm có tính bản chất đó lại không phải lả nội dung thảo luận trong các phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Theo Danviet
Tại LHQ: Việt Nam kêu gọi kiềm chế về Biển Đông
Về Biển Đông, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kêu gọi tất cả bên liên quan kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử.
Sáng ngày 24.9 (theo giờ Mỹ) thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã phát biểu tham luận tại Phiên Thảo luận cấp cao Khóa họp 71 Đại hội đồng LHQ (New York, Mỹ), nêu bật thông điệp của Việt Nam kêu gọi "tăng cường chủ nghĩa đa phương, tuân thủ luật pháp quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững"; chia se lập trường, quan tâm và đóng góp của Việt Nam vê cac vân đê quôc tê và khu vực nổi cộm hiên nay.
Về tình hình thế giới, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh xu thế cải cách, đổi mới sáng tạo, tái cơ cấu nền kinh tế tại nhiều quốc gia và quá trình quốc tế hóa đang tạo ra các cơ hội lớn nhằm thúc đẩy hợp tác, liên kết khu vực và toàn cầu. Việc LHQ thông qua trong năm 2015 Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, Chương trình hành động Addis Ababa về Tài chính cho Phát triển, Thỏa thuận Pa-ri về Biến đổi khí hậu và Khung hành động Sen-đai về giảm rủi ro thiên tai không chỉ nhằm giải quyết và ứng phó với các thách thức trước mắt mà còn tạo động lực mới cho các mối quan hệ đối tác thực chất, hiệu quả, tạo cơ sở bền vững hơn cho hòa bình và thịnh vượng chung.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại LHQ.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh bày tỏ quan ngại trước việc kinh tế thế giới phục hồi chậm, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, các thách thức ngày càng nghiêm trọng về an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, thiên tai, bệnh dịch đang tác động tiêu cực, sâu rộng tới nhiều quốc gia; tình trạng bất ổn, bạo lực, xung đột, khủng bố gia tăng ở nhiều nơi và tư duy đề cao sức mạnh, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh quốc tế.
Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kêu gọi các nước cần cùng nỗ lực "tăng cường chủ nghĩa đa phương, tuân thủ luật pháp quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững"; nhấn mạnh cần tăng cường vai trò của các cơ chế đa phương, nhất là LHQ trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác và hỗ trợ các nước thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng cho rằng luật pháp quốc tế là yếu tố căn bản cho một kiến trúc an ninh quốc tế ổn định và các chính sách, biện pháp áp đặt, đơn phương, cường quyền, sử dụng vũ lực đang gây căng thẳng, đối đầu, cản trở nỗ lực giải quyết tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình. Vì vậy, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ là yếu tố nền tảng cho hoà bình, an ninh quốc tế; đề nghị LHQ cũng cần tăng cường ngoại giao phòng ngừa, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình như đã được quy định rõ tại Điều 33 Hiến chương LHQ..
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế, hoà bình, hợp tác và phát triển là những nhân tố cốt yếu để xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định và thịnh vượng, tuy nhiên, khu vực này lại đang tiềm ẩn những nguy cơ xung đột, nhất là tại Bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng chung.
Về Biển Đông, Phó Thủ tướng kêu gọi tất cả bên liên quan kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam cam kết thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững; thông báo Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để sớm phê chuẩn Thoả thuận Pa-ri về Biến đổi khí hậu; đề nghị mỗi quốc gia cần đưa quan điểm bền vững trở thành định hướng thường xuyên, lâu dài, lồng ghép các Mục tiêu phát triển bền vững vào mọi chiến lược và chương trình quốc gia, trong đó con người luôn ở vị trí trung tâm. Phó Thủ tướng cũng kêu gọi các nước phát triển hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, về tài chính, nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ mới, tạo thuận lợi trong thương mại.
Cuối cùng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh Việt Nam sẽ nỗ lực đóng góp cho hoà bình, hợp tác và phát triển trên thế giới; thông báo Việt Nam đã quyết định ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 và tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Theo Danviet
Triều Tiên doạ chọc mù thiết bị của Mỹ và Hàn Quốc Quan đội của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp tục đe doạ sẽ bắn các thiết bị chiếu sáng của Mỹ và Hàn Quốc vì cho rằng đó là hành động làm tổn hại thần kinh của lính Triều Tiên. Binh sĩ Hàn Quốc theo dõi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Triều Tiên ngày 27.8 đã đe dọa...