Mỹ rút toàn bộ tàu sân bay trên thế giới về nước
Theo Fox News, vào tuần này, tất cả các tàu sân bay của Mỹ trên thế giới sẽ về nước, ngay cả khu vực quan trọng như Trung Đông cũng sẽ không có bóng dáng tàu sân bay Mỹ trong một vài tháng nữa.
Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower và đội tàu hỗ trợ được triển khai đến Trung Đông trong 7 tháng qua, đã trở về căn cứ hải quân Norfolk ở Virginia vào hôm 30-10.
Tuy nhiên, theo Defense News, chiếc tàu sân bay thay thế nó làm nhiệm vụ tại Trung Đông là USS George H.W. Bush vẫn đang ở trong xưởng bảo dưỡng và sẽ không thể được triển khai trước thời điểm cuối tháng 1.
Đây là lần đầu tiên từ Thế chiến II không một tàu sân bay nào của Mỹ được triển khai tới các vùng biển trên thế giới
Video đang HOT
Tàu sân bay Mỹ thường được sử dụng làm bàn đạp cho các đợt không kích chống khủng bố của Mỹ tại Iraq và Syria. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2007 không có bất kì tàu sân bay nào của Mỹ được triển khai đến Trung Đông và lần đầu tiên từ Thế chiến II, không có bất kì tàu sân bay nào của nước này xuất hiện trên các vùng biển trên thế giới.
Tàu USS George H.W. Bush đáng nhẽ đã hoàn thành quá trình bảo dưỡng tại Norfolk nhưng công việc này lại kéo dài hơn kế hoạch ban đầu thêm một vài tháng. Giới chức hải quân Mỹ giải thích rằng, ngân sách thiếu hụt và thêm nhiều vấn đề kĩ thuật được tìm ra trong quá trình sửa chữa là nguyên nhân cho sự chậm trễ này.
Theo Đặng Vũ/ Sputnik
An ninh thủ đô
Đánh bom liều chết tại cảng chứa chiến hạm Nga ở Syria
Theo truyền hình nhà nước Syria, 2 kẻ đánh bom liều chết đã tấn công vào cảng Tartous và làm thiệt mạng ít nhất 2 binh lính Syria tại đây.
Các sĩ quan an ninh Syria đang đi tuần ở cảng Tartous thì bị 2 kẻ đánh bom liều chết tấn công, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, có 3 vụ nổ đã được gây ra bởi 2 kẻ đánh bom trên.
Tartous nằm ngoài mục tiêu của các phiến quân khủng bố trong nhiều tháng qua. Đây cũng là nơi Nga tập kết tàu chiến và tàu vận tải.
Tartous là nơi neo đậu của chiến hạm Nga tại Syria
Trong tương lai, Nga còn có ý định biến cảng Tartous thành một căn cứ hải quân chuyên dụng để phục vụ các hoạt động của quân đội nước này trong khu vực.
Vụ việc trên diễn ra vào thời điểm lệnh ngừng bắn do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đã bước sang ngày thứ 3, trong đó, các phiến quân đối lập cáo buộc máy bay của chính phủ vẫn liên tiếp ném bom xuống thung lũng Wadi Barada do nơi đây là khu vực chiếm tới 65% nguồn nước cho thủ đô Damascus nhưng lại nằm trong quyền kiểm soát của các phiến quân. Ngoài ra, SOHR cũng ghi nhận nhiều trận pháo kích từ phía quân đội Syria ở miền nam thành phố Quneitra và Deraa.
Theo Đặng Vũ /Reuters
An ninh thủ đô
4 người Nhật đối mặt án tử vì cáo buộc do thám Trung Quốc Các công dân Nhật Bản bị lực lượng an ninh Trung Quốc bắt giữ năm 2015 đối mặt với án tử do bị cáo buộc do thám một căn cứ hải quân của nước này. Camera an ninh và hình ảnh diễn lại cho thấy hoạt động gián điệp của bị cáo người Nhật. Ảnh: Sina. 4 người Nhật đã bị nhà chức...