Mỹ rút thêm ‘bài học xương máu’ từ xung đột Ukraine?
Xung đột Ukraine làm bộc lộ phần dễ bị tổn thương nhất của một quân đội chính là sở chỉ huy – “bộ não” điều khiển mọi hoạt động.
Việc phá vỡ các cứ điểm điều khiển khiến ngay cả các đơn vị mạnh nhất cũng gần như trở nên bất lực.
Đó chính xác là những gì Ukraine đã làm vào mùa hè năm 2022 khi nước này sử dụng rốc két HIMARS trang bị hệ thống định vị GPS do Mỹ cung cấp để nhắm vào các sở chỉ huy của Nga gần tiền tuyến. Cuộc tấn công đã giúp Ukraine tái kiểm soát một số khu vực lãnh thổ và dẫn đến việc rút quân của Nga khỏi TP.Kherson ( tỉnh Kherson), theo trang Business Insider.
Theo tờ báo, việc đối phó những cuộc tấn công như vậy của Ukraine đã làm giảm mức độ hiệu quả trong hoạt động quân sự của Nga. Các trụ sở chỉ huy của Nga đã dịch chuyển ra xa khoảng 120 km so với tiền tuyến, đặt ra những thách thức chiến thuật đáng kể đối với quân đội nước này”, theo báo cáo của Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI).
Ukraine tuyên bố phá hủy một sở chỉ huy quân đội Nga vào ngày 13.3. ẢNH LỰC LƯỢNG VŨ TRANG UKRAINE
Việc Ukraine phần nào thành công trong chiến thuật tấn công sở chỉ huy của Nga đã đặt ra một câu hỏi hóc búa cho quân đội Mỹ: “Nếu Ukraine có thể làm điều này với các sở chỉ huy của Nga, liệu quân đội các nước khác có thể làm điều đó với các sở chỉ huy của Mỹ?”.
Sở chỉ huy ngày càng “phình” to?
Theo chuyên trang quân sự C4ISRNET, trong quá khứ, các sở chỉ huy Mỹ chủ yếu cố định một chỗ, các bước thiết lập và tháo dỡ rườm rà, và thường dễ bị phát hiện thông qua dấu vết nhiệt độ, tiếng ồn và sóng từ các thiết bị điện tử. Những điểm yếu này sẽ không đủ sức bảo vệ Mỹ trước những cường quốc quân sự lớn, như Trung Quốc hoặc Nga, với khả năng xác định mục tiêu và cảm biến ngày càng hoàn thiện.
Phương Tây giúp Ukraine có thêm sức mạnh gì trong phản công?
Những điểm yếu trên đã được khắc phục phần nào, song nó lại đặt ra nhiều thách thức thậm chí còn lớn hơn. Trong một bài viết trên tạp chí của quân đội Mỹ Military Review, 3 sĩ quan Mỹ cho biết các sở chỉ huy của nước này đã biến đổi khỏi những cỗ máy gọn gàng mà họ cần và thay vào đó là những cỗ máy “mập mạp và nặng nề”. Trong chiến tranh hiện đại, trạm chỉ huy càng lớn thì nguy cơ nó bị phát hiện và tấn công bằng vũ khí tầm xa chính xác trên chiến trường càng lớn hơn nữa.
Bên cạnh đó, bài viết trên Military Review, cũng chỉ ra rằng các trung tâm điều khiển của quân đội Mỹ hiện đang sử dụng ăng-ten phát tần số vô tuyến, hàng tá máy phát điện và phương tiện. Điều này càng làm tăng rủi ro cho các sở chỉ huy vì ngay cả những người chưa được đào tạo cũng có thể bắt được các tín hiệu như vậy. Đây là kết quả của việc chỉ huy và kiểm soát trở nên tinh vi hơn, vì các lãnh đạo quân sự phải gửi và nhận một luồng thông tin liên tục.
Ngoài ra, nhiều năm đối phó và chiếm ưu thế trong các cuộc chiến quy mô nhỏ nhằm vào các đối thủ “không xứng tầm” cũng dẫn đến sự tự mãn trong giới lãnh đạo quân sự.
Một sở chỉ huy chiến thuật của quân đội Mỹ. ẢNH QUÂN ĐỘI MỸ
Theo bài viết, các sở chỉ huy của phương Tây đang đối mặt những thách thức đáng kể về khả năng sống sót sau các cuộc tấn công, đặc biệt là đối với các trung tâm kiểm soát cấp cao hơn. “Ngay cả khi những nỗ lực đã được thực hiện để cải thiện tính di động của các sở chỉ huy, chúng tôi cũng không có khả năng che giấu dấu hiệu đa phổ của những cấu trúc khổng lồ này”, các chuyên gia quân sự viết.
Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này xuất hiện. Sau Thế chiến II, các cựu tướng thiết giáp Đức nhận xét rằng các sở chỉ huy của Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã trở nên quá lớn.
Cách kéo giảm rủi ro?
Tuy nhiên, vẫn có cách để ít nhất giảm thiểu một phần rủi ro. Một là di chuyển các sở chỉ huy ra xa phòng tuyến và củng cố chúng để chống lại các cuộc oanh tạc hoặc đột kích của địch thủ. Trong xung đột Ukraine, Nga đã chọn cách tắt các tín hiệu vô tuyến, theo Business Insider.
Nga điều chỉnh chiến thuật ra sao sau những bài học trong xung đột Ukraine?
Bài viết của Military Review cũng đề xuất việc tạo ra “sở chỉ huy tập trung vào dữ liệu” để tận dụng lợi thế của công nghệ như đám mây. Theo các tác giả, nếu chúng ta hình dung các sở chỉ huy không còn là một địa điểm hay một vật thể, mà là “một dịch vụ”, thì sự linh hoạt có thể tăng rất lớn. “Điều gì sẽ xảy ra nếu một chỉ huy quân đoàn, sư đoàn hoặc lữ đoàn đến, nắm quyền kiểm soát bất kỳ sở chỉ huy nào và theo sát các cấp độ hoạt động chỉ bằng một nút bấm?”.
Một giải pháp khác có thể là thực tế ảo. Công nghệ này sẽ cho phép các sở chỉ huy được duy trì ở những vị trí an toàn cách xa mặt trận. Tuy nhiên, điều này có thể làm dấy lên nỗi ám ảnh về những ” lãnh tướng” trong Thế chiến I, những người bị chế giễu vì không bao giờ đến gần chiến hào và không biết cuộc chiến thực sự như thế nào.
Trụ sở chỉ huy của NATO tại Latvia đi vào hoạt động đầy đủ
Trụ sở này đặt tại căn cứ quân sự Adazi gần thủ Riga của Latvia, chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động quân sự trên bộ trong khu vực và có thể được tích hợp hoàn toàn vào cơ cấu lực lượng của NATO.
Binh sỹ tham gia cuộc tập trận của NATO tại Adazi, Latvia. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, trụ sở chỉ huy sư đoàn đa quốc gia của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Đan Mạch dẫn đầu tại Latvia đã đi vào hoạt động đầy đủ.
Bộ Quốc phòng Latvia thông tin ngày 7/7.
Trụ sở này đặt tại căn cứ quân sự Adazi gần thủ Riga của Latvia, chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động quân sự trên bộ trong khu vực và có thể được tích hợp hoàn toàn vào cơ cấu lực lượng của NATO.
Trụ sở được xây dựng từ năm 2018 và khánh thành vào tháng 3/2019.
Đan Mạch cam kết đóng góp khoảng một nửa số nhân sự của trụ sở, cùng với việc triển khai một tiểu đoàn gồm 1.200 quân trong thời gian từ 4-6 tháng mỗi năm, bắt đầu từ giữa năm 2024.
Cùng ngày, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen và người đồng cấp Latvia Inara Murniece cũng đưa ra một tuyên bố chung tại Latvia về "tăng cường hợp tác song phương" giữa hai nước láng giềng vùng Baltic.
Chuyên gia Mỹ: Không thực tế khi mong đợi Nga hết tên lửa Một nhóm chuyên gia chuyên nghiên cứu chiến sự Ukraine có trụ sở tại Mỹ đã kết luận rằng, Moskva sẽ không cạn kiệt tên lửa cho các hoạt động quân sự ở Ukraine. Ian Williams, thành viên của Chương trình An ninh quốc tế và là Phó giám đốc Dự án phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chứng khoán Mỹ biến động như tàu lượn vì tin giả ông Trump hoãn áp thuế

Ukraine dọa tấn công cầu Crimea

Fed sẽ hạ lãi suất khẩn cấp vào tuần tới vì ông Trump?

Mỹ lo ngại bị EU "gạt khỏi" kế hoạch quốc phòng 150 tỷ euro

Ukraine giăng bẫy, đánh lừa quân Nga vào trận địa phục kích

Ukraine điều quân đến biên giới, giao tranh khốc liệt giữ phòng tuyến Kursk

Châu Âu chuẩn bị tung gói thuế 28 tỷ USD để trả đũa Mỹ?

Ông Trump ra điều kiện với Trung Quốc sau đòn áp thuế

Tổng thống Trump hối thúc Nga ngừng bắn

Cô giáo gây tranh cãi với phương pháp dạy "yêu cho roi cho vọt"

"Canh bạc" Kursk dần đến hồi kết, Ukraine khép lại ván cờ lớn với Nga

Anh lo ngại tàu ngầm hạt nhân bị theo dõi
Có thể bạn quan tâm

Đúng 8h sáng thứ Ba (8/4), 3 con giáp giàu sang bất tận, 'tiền đẻ ra tiền'
Trắc nghiệm
3 giờ trước
Thủ tướng: "Đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày"
Tin nổi bật
3 giờ trước
Tạm giữ đối tượng nổ pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh
Pháp luật
3 giờ trước
Câu chuyện về hành trình 1.500km đưa cháu bé chưa kịp chào đời về quê
Netizen
4 giờ trước
Karma: Phim Hàn "điên rồ" nhất 2025, plot twist khét lẹt đến tận phút chót
Phim châu á
4 giờ trước
Chồng mời khách đến nhà ăn cơm, sau đó nói một câu khiến tôi ê chề bật khóc
Góc tâm tình
4 giờ trước
Hoa hậu - Á hậu Vbiz tranh cãi căng thẳng trên sóng truyền hình, liên tục có phát ngôn gây ngao ngán
Tv show
4 giờ trước
Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể
Sức khỏe
4 giờ trước
Nhã Phương để lộ 1 khuyết điểm nhan sắc khó giấu qua camera thường
Sao việt
4 giờ trước
Phan Mạnh Quỳnh "bóc phốt" bà xã: "Hay hóng drama lắm, chuyện gì cũng biết"
Nhạc việt
5 giờ trước