Mỹ rút tàu sân bay hạt nhân khỏi vịnh Ba Tư
Mỹ tuần này rút tàu sân bay hạt nhân USS Theodore Roosevelt khỏi vịnh Ba Tư, khi Nga đang ném bom Syria.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters
Tàu USS Theodore Roosevelt ra khỏi vịnh Ba Tư hôm 8/10, Tim Hawkins, phát ngôn viên hải quân Mỹ cho biết, đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2007 nước này không có tàu sân bay ở đây. Theo Stars and Stripes, đến mùa đông này, một tàu sân bay tiếp theo mới được triển khai tới vịnh Ba Tư.
Khoảng trống về thời gian hiện diện tàu sân bay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực, trong đó có việc Nga can thiệp quân sự vào Syria, chiến sự tiếp diễn ở Iraq và nội chiến ở Yemen.
Video đang HOT
Hải quân tin rằng khoảng trống là cần thiết sau khi nhu cầu gia tăng đối với các nhóm tàu sân bay tấn công và việc mở rộng triển khai suốt nhiều năm làm lực lượng xuống sức, Hawkins nói. Giới chức quân sự Mỹ nói tàu sân bay với sức chứa 5.000 thuỷ thủ và 65 chiến đấu cơ được rút để bảo trì.
Tàu sân bay được rút khỏi vịnh Ba Tư một ngày sau khi Nga phóng 26 tên lửa hành trình từ hạm đội Caspi vào những kẻ khủng bố ở Syria. Căng thẳng giữa Mỹ và Nga leo thang sau khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ngày 30/9, chống lại lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
Trọng Giáp
Theo VNE
Chiến đấu cơ tối tân F-35 trình diễn màn hạ cánh xuống tàu sân bay
Hai chiến đấu cơ F-35C đã thực hiện những cú hạ cánh đầu tiên trên tàu sân bay hạt nhân USS Dwight D. Eisenhower ngoài khơi bờ đông nước Mỹ, hải quân nước này cho hay.
Một chiếc F-35C hạ cánh xuống tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (Ảnh: wtkr)
Một video được Hải quân Mỹ công bố cho hay 2 chiến đấu cơ tàng hình F-35C thực hiện thành công các cú hạ cánh bằng dây hãm trên tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower hôm 2/10.
Hoạt động trên là một phần trong cuộc thử nghiệm trên biển kéo dài hai tuần, giai đoạn 2 trong số 3 giai đoạn thử nghiệm trên biển được lên kế hoạch cho F-35C.
F-35C sẽ trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và để sớm phát hiện bất kỳ vấn đề này có thể gặp phải trong quá trình nhằm bàn giao các máy bay hoàn thiện theo đúng kế hoạch.
Trong giai đoạn 2 này, F-35C tiến hành nhiều các cuộc thử nghiệm hoạt động, trong đó có cất cánh ngắn và hạ cánh bằng dây hãm, và giả định các hoạt động bảo dưỡng.
Dự án F-35, được khởi động năm 2000, là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử Mỹ. Dự án này đã tiêu tốn của 1,5 nghìn tỷ USD để nghiên cứu và phát triển.
F-35 có 3 phiên bản: F-35A dành cho Không quân; F-35B dành cho Thủy quân lục chiến và F-35C dành cho hải quân.
An Bình
Video: Hải quân Mỹ
Theo Dantri
Mỹ đưa tàu sân bay mới đến đồn trú tại Nhật Bản Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đã cập cảng Yokosuka của Nhật Bản ngày 1.10 để làm nhiệm vụ đồn trú tại đây, thay cho tàu USS George Washington. Tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan cập cảng Yokosuka, Nhật Bản ngày 1.10, bắt đầu nhiệm vụ đồn trú thay cho tàu USS George Washington - Ảnh: Reuters Tàu sân...