Mỹ rút quân ra khỏi phía bắc Syria – “Cờ” đang đến tay Nga
Trong bối cảnh Syria hiện nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là đã giành chiến thắng mà không cần chiến tranh.
Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào lực lượng người Kurd ở phía Bắc Syria đang làm thay đổi cục diện cuộc nội chiến kéo dài hơn 8 năm qua tại Syria cũng như các mối quan hệ quốc tế.
Có những đánh giá về “người thua” và “kẻ được” trong chiến dịch quân sự này. Tuy nhiên giới quan sát cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể cười hài lòng với nước cờ chiến lược đang mở đường cho ảnh hưởng lâu dài của Nga tại khu vực, nơi ông coi là ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố quyết định rút quân ra khỏi khu vực phía bắc Syria là một lựa chọn thông minh và sẽ mang lại lợi ích cho nước Mỹ về lâu dài. Ông cũng tự hào khi cho rằng Thỏa thuận ngừng bắn đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ ở đông bắc Syria là “ngày vĩ đại của sự văn minh”. Tuy nhiên, với quyết định rút quân ra khỏi khu vực phía bắc Syria và đặt đồng minh người Kurd trước những rủi ro, đã ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín của Mỹ là người chơi chính và là đối tác đáng tin cậy trong khu vực. Bước đi này cũng là đòn bẩy giúp củng cố vị thế dẫn dắt của Nga tại Trung Đông, với việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày mai có chuyến thăm Nga để bàn về tương lai của Syria.
Ông Erdogan cho biết: “Lực lượng của chính phủ Syria dưới sự bảo trợ của Nga đã hiện diện tại một số khu vực trong chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Nga vào tuần này để tìm ra giải pháp cho Syria. Tôi xin nhấn mạnh nếu lệnh ngừng bắn hết hạn, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch của mình và quét sạch các phần tử khủng bố”.
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình nếu không đạt được giải pháp, cho thấy cuộc gặp Nga-Thổ ngày mai sẽ định hình rõ ràng một “lệnh ngừng bắn quyết định cho khu vực Đông Bắc Syria”. Dự kiến hai bên sẽ thảo luận việc đưa những tay súng vũ trang người Kurd ra khỏi thị trấn Manbij và Kobani phía bắc Syria, cũng như triển khai lực lượng chính phủ Syria trong khu vực an toàn.
Không chỉ thành người dẫn dắt chính trong cuộc chơi chiến lược địa chính trị khu vực, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Bắc Syria cũng đang đẩy Thổ Nhĩ Kỳ tiến gần hơn với Nga. Nhiều nước, trong đó có Đức, Pháp, Thụy Điển đã tạm dừng xuất khẩu các trang thiết bị quân sự sang Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Mỹ cũng cảnh báo sẽ trừng phạt quốc gia đồng minh này. Trong vòng vây cô lập, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ càng trở nên phụ thuộc hơn vào Nga về vũ khí và thương mại. Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov hôm 20/10 cho biết, khả năng cao là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục ký kết mua sắm thêm hệ thống tên lửa phòng không S-400 của nước này, bất chấp sự phản đối và lo ngại của Mỹ và các đồng minh NATO trước đó.
Nhưng có lẽ quan trọng nhất đối với Nga là chứng kiến sự chia rẽ nghiêm trọng trong liên minh quân sự giữa Mỹ và đồng minh châu Âu. Quyết định rút quân của Mỹ ra khỏi phía bắc Syria tạo cơ hội cho IS hồi sinh, là mối đe dọa trực tiếp cho các nước châu Âu. Tuy nhiên Mỹ không có sự tham vấn trước với các đồng minh châu Âu, khiến Tổng thống Pháp Emanuen Macron phải thừa nhận ông chỉ biết thông tin thông qua Twitter. Bước đi này của Mỹ sẽ đặt ra câu hỏi lớn đối với các nhà lãnh đạo châu Âu về quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ lợi ích an ninh của họ.
Việc sát cánh cùng Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong gần 1 thập kỉ qua đang giúp Nga nhận lại các thành quả xứng đáng. Một số nhà quan sát nhận định Tổng thống Putin đã đạt được điều mà hầu hết tất cả các nhà lãnh đạo quân sự thông minh trong suốt lịch sử đều mơ ước – đó là “chiến thắng mà không có chiến tranh”./.
Theo Phạm Hà/VOV1 (tổng hợp)
Nga: Chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria là 'không thể chấp nhận được'
Đặc phái viên Tổng thống Nga về Syria, Alexander Lavrentiev tuyên bố chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào lực lượng người Kurd tại Đông Bắc Syria là "không thể chấp nhận được".
Khói bốc lên tại thành phố Ras al-Ain, miền Bắc Syria sau các cuộc tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào lực lượng người Kurd ngày 9/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới ngày 15/10, ông Lavrentiev nhấn mạnh Nga luôn kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế và an ninh biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria cần do quân đội Chính phủ Syria đảm trách. Tình hình hiện nay tại Đông Bắc Syria có thể phá vỡ hòa bình mong manh giữa các phe phái trong khu vực này.
Đặc phái viên Lavrentiev cho rằng sẽ không xảy ra xung đột quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vì không bên nào muốn điều đó. Hiện hai bên duy trì các kênh đối thoại thường xuyên qua Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan chức năng khác.
Theo quan chức Nga, đại diện Chính phủ Syria và lực lượng người Kurd tại Syria đã có cuộc đàm phán tại căn cứ quân sự Nga Hmeimim ở Syria.
Đặc phái viên Nga hy vọng chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria không ảnh hưởng tới thời gian diễn ra phiên họp đầu tiên của Ủy ban Hiến pháp Syria, dự kiến vào ngày 29/10 tới. Ngoài ra, ông Lavrentiev cũng cho biết vòng đám phán tiếp theo về Syria tại thủ đô Astana (Kazakhstan) sẽ diễn ra vào giữa tháng 11.
Theo Thúc Anh (TTXVN)
Cô giáo 22 tuổi gửi ảnh khỏa thân và lên giường với học sinh đối mặt 20 năm tù Lyndsey Sherrod Bates, 22 tuổi bị cáo buộc chát sex, gửi ảnh khỏa thân cho 2 học sinh và quan hệ tình dục với một trong 2 người này. Lyndsey từng làm giáo viên đặc biệt tại một trường trung học ở Alabama, Mỹ nhưng hiện đang đối mặt với 20 năm tù nếu bị kết tội quan hệ tình dục với một...