Mỹ rút khỏi WTO: “Vắng cô thì chợ vẫn đông”
Tổng thống Mỹ, ông Donal Trump có vẻ như đang muốn “bẻ gãy” những thành quả mà nhiều đời tổng thống Mỹ trước đây đã dày công xây dựng bởi tuyên ngôn “Nước Mỹ trước tiên” của mình.
Ông Donal Trump muốn đưa nước Mỹ rời khỏi WTO cũng không phải chuyện dễ dàng
Sau khi từ chối tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), gần đây yêu cầu đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ông Trump tiếp tục “tuyên chiến” với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nếu tổ chức này không nhượng bộ và xem xét lại các “luật chơi” mà ông Trump và chính quyền của ông cho rằng “bất công” với Mỹ.
Đàm phán song phương – vũ khí của ông Trump
Trước động thái cứng rắn của Tổng thống Donal Trump, cựu Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy cho rằng, chủ ý của ông Trump muốn nâng cao vai trò của Mỹ để đạt tới lợi ích cao nhất (mà sự đánh đổi phải bỏ ra thấp nhất) hoặc chối bỏ những gì đã quy ước giữa các quốc gia tham gia WTO mà ở đó, Mỹ đã từng đóng vai trò vô cùng quan trọng để xây dựng thành “hình hài” như hiện nay.
Nhưng nếu điều đó xảy ra, thế giới sẽ phải thiết lập một khuôn khổ mới mà không có Mỹ để bảo vệ cơ chế kinh tế đa phương, giúp nền kinh tế thế giới tránh khỏi một cuộc chơi theo kiểu “luật rừng”. Khi ấy, nước Mỹ – trở thành một thể chế nằm ngoài sự bảo hộ so với phần còn lại của thế giới, các quốc gia sẽ tự do áp đặt với hàng hóa của Mỹ. Nói cách khác, kinh tế Mỹ sẽ bị cô lập với phần còn lại của thế giới – đây thực sự sẽ là một thảm họa với nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, đó chỉ là một nguy cơ và ai cũng hiểu được đằng sau đó Mỹ đã “thủ” sẵn một thứ vũ khí vô cùng lợi hại: Muốn vào thị trường Mỹ hãy đàm phán song phương. Thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới, tất cả các quốc gia khác đều muốn xâm nhập và bán được hàng hóa của mình trên nước Mỹ, đồng thời cũng có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa của Mỹ, chủ yếu là các loại hàng hóa có giá trị trí tuệ cao.
Và ở cuộc chơi ấy, kẻ mạnh sẽ lấn át – và chẳng ai mạnh hơn kinh tế Mỹ ở tư thế song đấu. Donal Trump biết rõ điều đó để biến nguy cơ ấy thành vũ khí của mình.
Rời bỏ WTO? Không phải chuyện dễ dàng!
Video đang HOT
Trong khi Tổng thống Mỹ mạnh mẽ lên án cơ chế bất công của WTO, Tổng giám đốc đương nhiệm của WTO ông Roberto Azevedo lại đang thể hiện một sự nhượng bộ khi cho biết đang tìm kiếm đối thoại với Mỹ để giải quyết những mâu thuẫn đang gây bức xúc. Ông Azevedo nhận định: “Nếu WTO cải thiện, đây sẽ là tín hiệu phát triển đáng mừng”.
Rõ ràng, quan chức của WTO lo ngại một sự khủng hoảng kinh tế thế giới có thể diễn ra bởi Mỹ dù ở hoàn cảnh nào vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Việc Mỹ rút khỏi WTO sẽ gây ra các hệ lụy mà từ đó, có thể tạo thành hiệu ứng gãy đổ các thể chế đã được xây dựng vững chắc từ hơn 50 năm qua.
Thế nhưng, ngoài những nguy cơ mà Mỹ phải đối mặt, muốn rời WTO, chính quyền của ông Trump phải vượt qua khó khăn tại lưỡng viện ở Quốc hội Mỹ. Ý chí của ông Trump phải được Quốc hội Mỹ thông qua, trong đó, không phải nghị sĩ nào cũng ủng hộ những chính sách “kỳ quặc” của ông, kể cả các nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa.
Cơ hội nới lỏng “luật chơi”
Với mục đích chỉ vì lợi ích nước Mỹ của chính quyền Trump như hiện nay và với tính cách của ông Donal Trump, việc Mỹ rút khỏi WTO là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thế nhưng việc Mỹ rút khỏi WTO được các chuyên gia kinh tế cho rằng không phải “ngày tận thế”. Thậm chí, vắng Mỹ còn có thể là cơ hội tốt để cải tổ các thỏa thuận trong WTO, giúp các nước tham gia cảm thấy “dễ thở” hơn.
TS Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) cho rằng thiếu Mỹ, sẽ tạo ra sự hỗn loạn trong ngắn hạn đối với nền kinh tế thế giới. Nhưng rõ ràng khi ấy, các quốc gia sẽ phải thiết lập một cơ chế – hay một “luật chơi” mới để hạn chế lối hành xử theo kiểu “luật rừng”, dù cho để cơ chế ấy hoàn thiện như WTO hiện nay sẽ phải mất khá nhiều thời gian.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lại tin rằng, giống như TPP trước đây, WTO vẫn sẽ tồn tại dù có Mỹ hay không. Thậm chí, thiếu Mỹ, “luật chơi” sẽ dễ thở hơn cho các nước và cũng “chẳng quốc gia nào dại gì theo Mỹ rời khỏi WTO”.
DUY THIÊN
Theo Laodong
Kinh tế Việt Nam ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ rút khỏi WTO?
Thêm một lần nữa, Tổng thống Mỹ - ông Donald Trump lại lên tiếng khẳng định các hiệp định thương mại "bất công" với Mỹ.
Ảnh: MMO-Champion.
Từ đó, ông Trump bỏ ngỏ khả năng đưa nước Mỹ rút khỏi Tổ chức thương mại thế giới (WTO) như đã và đang làm với nhiều hiệp định thương mại mà Mỹ dự định hoặc đang tham gia trước đây.
Nếu điều này xảy ra, chắc chắn sẽ làm "rối loạn tạm thời" nền kinh tế thế giới nhưng đồng thời cũng có thể là cơ hội tốt để cải tổ WTO. Trong bối cảnh ấy, nguy cơ nào có thể xảy ra với nền kinh tế Việt Nam và chúng ta cần làm gì để đối phó từ xa, trước khi những nguy cơ đó trở thành hiện thực?
Kinh tế thế giới có thể rơi vào trạng thái không tuân thủ các luật lệ cơ bản
Ngày 30.8, trong một cuộc trao đổi với báo giới, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã khẳng định lại nếu các "luật chơi" của WTO không thay đổi theo hướng bình đẳng hơn với Mỹ, ông ta sẽ rút nước Mỹ khỏi WTO.
Đối với Việt Nam, sau 11 năm gia nhập WTO, chúng ta đã tham gia khá sâu vào các cam kết của tổ chức này, vì vậy khi nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ rút khỏi WTO, dù muốn hay không chúng ta cũng bị ảnh hưởng và đối mặt với nhiều nguy cơ.
Nhận định về các nguy cơ này, TS. Nguyễn Đức Thành (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách) cho rằng: "Bản thân ông Trump và chính quyền của ông ta không hài lòng với thiết kế cấu trúc thương mại thế giới hiện nay. Nếu Mỹ rút khỏi WTO, nền kinh tế thế giới có thể rơi vào trạng thái không tuân thủ các luật lệ cơ bản. Trong ngắn hạn có thể sẽ tạo sự hỗn loạn nhất định đối với thương mại thế giới.
Tuy nhiên, sự hỗn loạn đó không nhất thiết đã là sự nguy hiểm giống như ngày tận thế đối với Việt Nam, một nền kinh tế đã khá quen thuộc với thương mại quốc tế, thế nhưng nó có thể gây khó khăn phức tạp hơn cho cả doanh nghiệp Việt Nam cũng như cách chính phủ Việt Nam ứng phó với sự kiện bất ngờ.
Nếu chính phủ không kịp thời và "thức thời", chúng ta sẽ còn gặp phải nhiều bất lợi và thiệt thòi khi bị các nền kinh tế lớn "bắt nạt" do chẳng nước nào tuân thủ luật chơi, cứ "cá lớn ép cá bé" thôi. Trong khi đó, ở hoàn cảnh hiện nay, sức mạnh của chúng ta thì không đủ lớn.
Ở trạng thái này, có thể việc bị tấn công, chèn ép sẽ còn nhiều hơn nữa, và không thức thời thì sẽ càng thua thiệt, nhưng cái thua thiệt này phải hiểu theo nghĩa bị lấn át trong thương mại quốc tế.
Để ổn định lại sân chơi lớn này, có thể sẽ phải thiết lập một trật tự thương mại thế giới mới, nhưng điều này sẽ mất rất nhiều thời gian. Chúng ta không thể làm gì khác ngoài việc tiếp tục quan sát và hết sức thận trọng chuẩn bị tâm lý đối phó, bởi có thể Việt Nam phải hứng chịu cả những bất lợi. Tuy nhiên, không có nghĩa chúng ta bất lực không thể làm gì. Tôi tin Việt Nam sẽ đối phó được - TS. Thành đánh giá.
Quan hệ kinh tế Việt Mỹ sẽ vẫn ổn định
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lại cho rằng nếu ông Trump không nhắm tới Việt Nam là quốc gia xuất siêu sang Mỹ thì quan hệ kinh tế Việt Mỹ sẽ vẫn ổn định và không nhiều biến động:
"Đối với Việt Nam hiện nay trong quan hệ với Mỹ thì trước hết dựa vào Hiệp định song phương Việt - Mỹ gọi tắt là BTA được hình thành từ năm 2001 sau một quá trình đàm phán rất dài. Tiếp theo đó là việc đàm phán Việt - Mỹ về việc Việt Nam tham gia WTO, hiệp định ký kết đó được coi là BTA cũng đã hoàn thành vào đầu năm 2006. Đó là hai hiệp định cơ bản nhất giúp cho quan hệ giữa hai bên.
Nếu vẫn tuân thủ các nguyên tắc đó thì quan hệ hai bên vẫn diễn ra một cách bình thường. Cái này không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn có lợi cho Mỹ nữa, các công ty của Mỹ có điều kiện tham gia rất nhiều vào sân chơi ở Việt Nam dù có nhiều cái họ không trực tiếp tham gia mà thông qua các nhánh của họ đặt ở khu vực Châu Á gần Việt Nam.
Vì vậy, tôi rất kỳ vọng chính quyền Mỹ, nếu ông Trump quyết định rút khỏi WTO thì cũng không làm đảo lộn quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ dựa trên bản hiệp định đã ký trước đó" - chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.
Việc ảnh hưởng cụ thể đến từng ngành hàng nào của Việt Nam thì chưa thể xác định được ngay bởi tuy chúng ta xuất khẩu khá nhiều sang Mỹ nhưng quan điểm của Tổng thống Donal Trump và chính quyền không phải cứ chặn việc xuất khẩu của các quốc gia khác. Lý do là việc nhập khẩu ấy tốt cho Mỹ, phục vụ được nhu cầu của thị trường Mỹ.
Ý đồ của chính quyền Tổng thống Donal Trump không phải là giảm những việc xuất khẩu ấy mà muốn các quốc gia khác phải nhập khẩu nhiều sản phẩm hơn từ Mỹ hoặc tôn trọng những chủ quyền tác giả, quyền trí tuệ chứ không phải những sản phẩm cụ thể như chúng ta đã xuất sang Mỹ. Tất nhiên không thể biết chính xác chính quyền Mỹ nghĩ gì, nhưng tôi cho rằng, Việt Nam không phải là đối tượng của Mỹ để thúc đẩy chính quyền Tổng thống Donal Trump phải xử lý theo kiểu đối thủ cạnh tranh trực tiếp. TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
Bây giờ, nếu Mỹ rút khỏi WTO thì đây cũng có thể là một cơ hội để quan hệ Việt Mỹ có phần nào đó tích cực hơn, nếu Tổng thống Donal Trump không coi thị trường Việt Nam là một đối thủ để tấn công vì Việt Nam đang cũng đang là nước xuất siêu sang Mỹ hơn 34 tỉ USD và ông ta để yên theo quy chế hiện hành theo hiệp định đã ký giữa Việt Nam và Mỹ vào tháng 3.2006 trước khi Việt Nam gia nhập WTO thì quan hệ thương mại Việt - Mỹ sẽ không bị biến động nhiều. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
ĐỨC THÀNH
Theo Laodong
Ông Trump cảnh báo rút Mỹ khỏi WTO Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ rút Mỹ khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nếu tổ chức này không đối xử với Mỹ tốt hơn. Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters) Theo Bloomberg, trả lời phỏng vấn hôm qua 30/8 tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump nói: "Nếu họ (WTO) không cơ cấu lại, tôi sẽ rút...