Mỹ rút khỏi UNESCO để ủng hộ Israel
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này sẽ rút khỏi UNESCO từ ngày 31/12 để phản đối tâm lý chống Israel tại đây.
Bên ngoài tổng hành dinh UNESCO. Ảnh minh họa: Reuters.
“Đây là quyết định không thể xem nhẹ, phản ánh lo ngại của Mỹ với những công việc dang dở chồng chất tại UNESCO, sự cần thiết phải có cải cách căn bản tổ chức này và tâm lý chống Israel kéo dài tại đây. Tuy nhiên, Mỹ vẫn sẽ giữ liên hệ với tư cách quan sát viên, nhằm đóng góp góc nhìn và kiến thức chuyên môn cho UNESCO”, Reuters dẫn thông cáo từ Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/10. Washington cho biết sẽ chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) từ ngày 31/12 năm nay.
“Sau khi nhận thông báo từ Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, với tư cách Tổng giám đốc UNESCO, tôi lấy làm tiếc trước quyết định rút khỏi UNESCO của Mỹ”, Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova tuyên bố. Bà Bokova khẳng định điều này là mất mát lớn với chủ nghĩa đa phương nói riêng và gia đình Liên Hợp Quốc nói chung.
Video đang HOT
Mỹ từng cắt nguồn đóng góp lớn, chiếm tới 22% ngân sách UNESCO hồi năm 2011, nhằm phản đối quyết định công nhận tư cách thành viên đầy đủ cho Palestine. Luật pháp Mỹ từ những năm 1990 quy định chính phủ Mỹ phải rút tiền tài trợ từ bất kỳ cơ quan nào của Liên Hợp Quốc thừa nhận Palestine là thành viên, trước khi nước này ký kết một hiệp ước hòa bình với Israel.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Trump muốn tăng kho vũ khí hạt nhân của Mỹ gấp 10 lần
Ba quan chức Mỹ tiết lộ Tổng thống Trump từng nói trong một cuộc họp rằng ông muốn tăng kho vũ khí hạt nhân của nước này lên 10 lần.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Ngoại trưởng Rex Tillerson. Ảnh: AFP.
Tại một cuộc họp với các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu hồi tháng 7, Tổng thống Mỹ Donald Trump được giới thiệu biểu đồ cho thấy tốc độ giảm kho vũ khí hạt nhân nhanh chóng của Mỹ kể từ cuối những năm 1960. Tuy nhiên, ông Trump dường như lại muốn một kho vũ khí lớn hơn, khiến các cố vấn, bao gồm cả Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, bất ngờ, NBC News hôm nay dẫn lời ba quan chức giấu tên có mặt trong buổi họp cho biết.
Đáp lại, các quan chức đã giải thích cho ông chủ Nhà Trắng về những trở ngại pháp lý và thực tiễn khi phát triển vũ khí hạt nhân cũng như việc năng lực quân sự của Mỹ hiện tại mạnh mẽ ra sao.
Theo Hiệp hội các Nhà khoa học Mỹ, Washington hiện có khoảng 4.000 đầu đạn hạt nhân. Bất kỳ sự gia tăng nào trong kho vũ khí hạt nhân Mỹ cũng vi phạm các hiệp ước quốc tế về giải trừ quân bị được tất cả các đời tổng thống Mỹ ký từ những năm 1980 tới nay.
Ngoài mong muốn mở rộng kho vũ khí hạt nhân, tại cuộc họp, Tổng thống Trump còn cho thấy ông muốn gia tăng quân số quân đội Mỹ và sắm sửa thêm trang thiết bị quân sự, NBC News đưa tin.
Chính phủ Mỹ chưa có kế hoạch mở rộng kho vũ khí hạt nhân, ba quan chức giấu tên cho hay. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo nếu trở thành hiện thực, động thái này có thể làm bùng phát một cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu.
Thông tin về mong muốn mở rộng kho vũ khí hạt nhân của ông Trump xuất hiện trong bối cảnh Tổng thống Mỹ đang tham gia vào một cuộc tranh cãi gay gắt với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, liên quan tới chương trình hạt nhân và tên lửa mà Bình Nhưỡng theo đuổi lâu nay.
Tổng thống Trump tuần qua có cuộc họp với đội ngũ an ninh quốc gia bàn về "những lựa chọn phản ứng trước mọi biểu hiện gây hấn từ Triều Tiên, nếu cần thiết, ngăn chặn Triều Tiên đe dọa Mỹ và đồng minh bằng vũ khí hạt nhân", theo Nhà Trắng.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Sự giận dữ của Trump bị cấp dưới ví như 'nồi áp suất' Tổng thống Mỹ Trump được cho là đang giận dữ với nhiều vấn đề và quan chức, như nồi áp suất có nguy cơ nổ nếu không được kiềm chế. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNBC. Washington Post hôm 9/10 mô tả bức tranh đáng báo động về Tổng thống Trump dựa trên các cuộc phỏng vấn với 18 quan chức Nhà...