Mỹ rút khỏi Thỏa thuận thuế toàn cầu
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/1 tuyên bố thỏa thuận thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu “không có giá trị hay hiệu lực” tại Mỹ.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phát biểu trong buổi mít tinh tại Washington tối 19/1/2025. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Tuyên bố này của “ông chủ Nhà Trắng” đồng nghĩa với việc Mỹ chính thức rút khỏi thỏa thuận mang tính lịch sử mà chính quyền dưới thời Tổng thống Joe Biden đã đàm phán với gần 140 quốc gia năm 2021.
Trong bản ghi nhớ được ký chỉ vài giờ sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị các “biện pháp bảo vệ” trước những quy định thuế ở nước ngoài được cho là có thể gây bất lợi cho các công ty Mỹ. Bản ghi nhớ cảnh báo rằng các công ty Mỹ có thể phải đối mặt với các quy định thuế quốc tế mang tính trả đũa, nếu Mỹ không tuân thủ các mục tiêu thuế của các quốc gia khác.
Ông Trump tuyên bố: “Bản ghi nhớ này tái khẳng định chủ quyền quốc gia và khả năng cạnh tranh kinh tế của đất nước chúng ta bằng cách làm rõ rằng Thỏa thuận Thuế toàn cầu không có giá trị hay hiệu lực tại Mỹ”.
Thỏa thuận thuế toàn cầu, đạt được vào tháng 10/2021 dưới thời Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, đặt mục tiêu áp mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ chưa thông qua các biện pháp cần thiết phù hợp với thỏa thuận này.
Hiện tại, mức thuế tối thiểu toàn cầu của Mỹ là khoảng 10%, được thiết lập theo gói cắt giảm thuế năm 2017 của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên. Những bên đã áp dụng mức thuế 15% như Liên minh châu Âu (EU), Anh và một số nước khác có thể thu thêm phần chênh lệch thuế từ các công ty Mỹ nộp mức thấp hơn 15%. Ông Trump phản đối việc thu thêm này.
Một phần khác của Thỏa thuận thuế toàn cầu là đàm phán “Trụ cột 1″ (Pillar 1) về việc chia sẻ quyền thu thuế từ các công ty đa quốc gia lớn ở những nơi có bán sản phẩm của các công ty này. Các cuộc đàm phán về trụ cột này đã bị đình trệ từ lâu. Do không có sự tham gia của Mỹ nên nhiều nước như Italy, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ quay lại áp dụng thuế dịch vụ kỹ thuật số nhằm vào các tập đoàn công nghệ Mỹ như Meta, Apple và Amazon.
Theo giới quan sát, việc rút khỏi thỏa thuận thuế toàn cầu đánh dấu bước lùi lớn trong nỗ lực hợp tác quốc tế về các vấn đề thuế doanh nghiệp. Động thái này không chỉ làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia đồng minh mà còn tạo ra nguy cơ cho các công ty Mỹ trong việc sẽ phải đối mặt với các quy định thuế không đồng nhất trên toàn cầu. Mặc dù vậy, ông Trump và các cố vấn của ông vẫn cho rằng quyết định trên sẽ bảo vệ nền kinh tế Mỹ tốt hơn, đồng thời củng cố vị thế của Mỹ như một trung tâm đầu tư cạnh tranh và độc lập trước sức ép quốc tế.
Cuộc chiến bán dẫn Mỹ - Trung: Trên nóng, dưới lạnh
Giữa bối cảnh cuộc chiến bán dẫn vẫn tiếp diễn, một số doanh nghiệp Mỹ vẫn tiếp tục chuyển nhiều lô hàng chip trị giá hàng chục triệu USD sang Trung Quốc mà không xin giấy phép.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, Bộ Thương mại Mỹ cho biết GlobalFoundries đã gửi 74 lô hàng trị giá 17,1 triệu USD cho SJ Semiconductor, chi nhánh của SMIC, mà không xin giấy phép.
Cả SMIC và SJ Semiconductor đều đã được đưa vào danh sách hạn chế thương mại vào năm 2020 do SMIC bị cáo buộc có quan hệ với các tổ hợp công nghiệp-quân sự Trung Quốc.
Trợ lý Bộ trưởng phụ trách Thực thi Xuất khẩu Matthew Axelrod cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi muốn các công ty Mỹ phải hết sức cảnh giác khi gửi vật liệu bán dẫn cho các đối tác ở Trung Quốc".
Án phạt được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố các quy tắc hạn chế xuất khẩu công nghệ, bao trùm ba danh mục: chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ thông tin lượng từ và trí tuệ nhân tạo (AI).
Ở cấp độ chính phủ, cuộc chiến bán dẫn Mỹ - Trung vẫn đang diễn ra khốc liệt. Ảnh: IOG
Quy định cũng cấm người Mỹ tham gia vào một số giao dịch nhất định liên quan đến các công nghệ và sản phẩm nói trên.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân người Mỹ được yêu cầu phải thông báo cho Bộ Tài chính về những giao dịch khác liên quan đến công nghệ hay sản phẩm có thể góp phần tạo ra mối đe dọa an ninh.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn công nghệ Omdia, Trung Quốc tiêu thụ gần 50% sản lượng chất bán dẫn toàn cầu bởi đây là thị trường lắp ráp thiết bị tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Không dễ để từ bỏ thị trường Trung Quốc
Theo dữ liệu từ hiệp hội ngành công nghiệp SEMI, doanh số bán thiết bị sản xuất chất bán dẫn (SPE) cho khách hàng ở Trung Quốc đã tăng 58% vào năm 2021, chiếm 29% doanh số bán hàng trên toàn thế giới.
Con số đó bao gồm cả doanh số bán hàng cho các công ty không phải của Trung Quốc nhưng có nhà máy ở Trung Quốc.
Theo tổ chức nghiên cứu thị trường IC Insights, các chất bán dẫn được sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2021 trị giá 31,2 tỷ USD, trong đó 12,3 tỷ USD do các công ty Trung Quốc sản xuất.
Phần còn lại đến từ các công ty nội địa của TSMC, Samsung, Intel và các công ty nước ngoài khác.
Trong khi đó, Trung Quốc đã tiêu thụ lượng chất bán dẫn trị giá 186,5 tỷ USD vào năm 2021, chiếm 36,5% thị trường thế giới.
Chỉ 17% nhu cầu chất bán dẫn của Trung Quốc được đáp ứng từ hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và chỉ 7% bởi chính các công ty Trung Quốc.
Những con số này có thể sẽ tăng lên, nhưng thực tế là Trung Quốc vẫn là một thị trường to lớn cho các nhà sản xuất chip toàn cầu.
Trung Quốc vẫn đang là thị trường khó có thể bỏ qua đối với doanh nghiệp bán dẫn Mỹ. Ảnh: WEF
Số liệu của SEC cũng cho thấy 6 công ty hàng đầu của Mỹ là Qualcomm, Intel, Texas Instruments, Broadcom, Nvidia và Micron đã bán tổng cộng 75,6 tỷ USD chất bán dẫn tại Trung Quốc vào năm 2021.
Vào tháng 5, Applied Materials, công ty sản xuất thiết bị đúc chip lớn nhất của Mỹ đã phải nhận trát hầu tòa của Bộ Thương mại do liên quan các đối tác tại Trung Quốc.
GlobalFoundries vận chuyển 74 lô hàng chip trị giá 17,1 triệu USD sang Trung Quốc mà không xin giấy phép, song chỉ bị phạt 500.000 USD.
Trước đó, công ty này cũng bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra do bán hàng cho SMIC (công ty đúc chip lớn nhất Trung Quốc) thông qua đầu mối tại Hàn Quốc.
Tháng 11 năm ngoái, Bộ Thương mại đã gửi trát yêu cầu công ty cung cấp "thông tin liên quan đến những khách hàng Trung Quốc cụ thể".
Đến tháng Hai vừa qua, Applied Materials nhận thêm yêu cầu tương tự từ Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán, cùng hai văn phòng công tố Mỹ.
Applied Materials là nhà cung ứng công cụ sản xuất bán dẫn cho Samsung Electronics và TSMC, với 43% tổng doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc.
Hãng bán dẫn này bị cáo buộc đã gửi các thiết bị trị giá hàng trăm triệu USD cho SMIC thông qua Hàn Quốc mà không xin cấp phép từ Bộ Thương mại Mỹ.
Nguồn tin tiết lộ, kết quả cuộc điều tra hồi tháng 11 năm ngoái cho thấy, Applied Materials đã chuyển đơn đặt hàng từ nhà máy ở Gloucester, Massachusetts tới một chi nhánh ở Hàn Quốc, trước khi số máy móc này được vận chuyển cho SMIC.
Applied Materials, nhà sản xuất máy móc chuyên phục vụ quá trình tạo chip tiên tiến có trụ sở tại Santa Clara được thành lập vào năm 1967, là công ty lớn nhất trong số những thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực của Mỹ.
Theo WSJ, Applied Materials là một trong những công ty nhận được những ưu đãi lớn từ Đạo luật Chips vốn được thiết kế để thúc đẩy quá trình sản xuất chất bán dẫn trong nước.
Nước Mỹ đang chạy đua để giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài mà vẫn có được nguồn cung cấp vi mạch quan trọng.
Ukraine sắp nhận được khoản tiền lãi đầu tiên từ tài sản tịch thu của Nga Công ty thanh toán lớn nhất thế giới Euroclear xác nhận khoản thanh toán đầu tiên từ tiền lãi của các quỹ tài sản Nga bị đóng băng sẽ được thực hiện trong tháng này. Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kênh truyền hình RT, cơ quan lưu ký và thanh toán có trụ sở tại Brussels...