Mỹ rút khỏi Syria sẽ gây nguy hại cho an ninh của Israel?
Quyết định rút 2,000 quân Mỹ khỏi Đông Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump là tin vui với Nga, Iran nhưng Israel lại bị đặt vào tình thế phải hối thúc Washington xem xét lại vấn đề, giới phân tích Israel chia sẻ.
Theo Algemeiner, Ron Tira, người từng hoạt động trong bộ phận hoạch định chiến dịch của lực lượng không quân Israel nhận định, việc Mỹ rút quân sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của Mỹ chứ không chỉ với Israel.
Các câu hỏi chủ chốt như liệu Mỹ có muốn “đối trọng với sự hiện diện của Nga ở Trung Đông” cũng như “cam kết của Mỹ về việc bảo vệ người Kurd” cũng được nhắc đến nhiều sau quyết định của ông Trump, Ron Tira cho biết.
“Liệu Mỹ có quan tâm đến việc tiếp tục đàm phán với Nga hay ngăn chặn các cuộc tấn công người Kurd sau khi Mỹ trao cho lực lượng này sự độc lập, cũng như việc ngăn cản Iran hiện diện trong khu vực…”, Ron Tina cho biết.
Cuối năm ngoái Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút quân khỏi Syria
Việc Mỹ rút quân có thể giúp Iran thuận lợi trong việc vận chuyển vũ khí vào Syria.
“Lực lượng Mỹ ở Đông Syria giữ vai trò khá quan trọng trong việc ngăn chặn các con đường bộ của Iran… Việc Mỹ rút quân sẽ làm giảm khả năng kiềm chế việc Iran phát triển và hoạt động trên các tuyến đường bộ”, Ron Tira cho hay.
Video đang HOT
Việc Mỹ hiện diện ở Syria sẽ buộc cả Nga và Iran cùng phải dàn xếp với Mỹ, tạo thế đòn bẩy mà theo đó Mỹ có thể yêu cầu lực lượng quân sự Iran rút khỏi Syria. Mỹ về nước vì thế khiến Israel trở nên lo ngại vì lâu nay Israel vẫn xem Iran là thù địch và luôn ngăn chặn Iran hiện diện quân sự ở Syria.
Tuy nhiên, một số chuyên gia như Eyal Zisser, đại học Tel Aviv lại không cho rằng Israel sẽ gây áp lực với Mỹ về vấn đề Syria. Thay vì đó, Israel có thể gửi thông điệp tới các nước Ả Rập như Saudi Arabia hay các quốc gia vùng Vịnh về những nguy hiểm cho lợi ích của Mỹ ở Syria khi Washington rút khỏi Syria, chuyên gia Zisser cho hay.
Về những ảnh hưởng thực sự với khu vực, chuyên gia Zisser lập luận rằng việc Mỹ rút khỏi Syria giống như sự cổ vũ với Iran và “điều này thực sự không hề dễ chịu”.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng, Mỹ thường hiếm khi ngăn chặn Iran ở Syria, chuyên gia này nhận định.
Những động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Trung Đông năm 2018 đã đảo ngược hầu hết chính sách của các chính quyền tiền nhiệm, từ công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel và chuyển Đại sứ quán Mỹ tại Tel Aviv về đây đến việc “khai tử” thỏa thuận hạt nhân lịch sử, áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với Iran, hay gần đây nhất là quyết định rút quân khỏi Syria.
Không chỉ gây tranh cãi, những bước đi của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Trung Đông khiến các đồng minh “đứng ngồi không yên”. Không ít chỉ trích cho rằng chính sách của Nhà Trắng đối với Trung Đông hiện không còn mang tầm nhìn dài hạn, bỏ mặc các đồng minh.
Thậm chí, một số ý kiến còn khẳng định, Mỹ đang “tự bắn vào chân mình” khi tự loại bỏ vai trò dẫn dắt các vấn đề khu vực, đồng nghĩa với thất bại trong việc “kiềm chế” Iran và Nga – hai đối thủ chính cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ trong khu vực.
Tái định hình chính sách Trung Đông, hay “lấp đầy” khoảng trống đang có nguy cơ làm suy yếu sức mạnh của Mỹ tại khu vực chiến lược này, đang được Washington tích cực triển khai.
Theo Nguoiduatin
Mỹ sẽ yêu cầu đồng minh đưa "hàng trăm quân" tới Syria
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham nói rằng Mỹ đang tìm cách để đồng minh triển khai hàng trăm quân tới Syria sau khi Mỹ rút quân khỏi quốc gia Ả rập này.
Lực lượng Mỹ ở Syria
Phát biểu trong một cuộc hội thảo tại Hội nghị An ninh Munich 2019 hôm qua (15/2), ông Graham tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Joseph Dunford sẽ kêu gọi các đối tác của Washington đưa lực lượng tới Syria.
Ông Graham cũng cho rằng Mỹ sẽ xem lại việc để lại một số quân ở Syria nếu các đồng minh của Washington đồng ý việc triển khai nhằm giúp tạo ra một vùng đệm gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Nghị sĩ Mỹ nói rằng ông đã thảo luận kế hoạch Syria với Tổng thống Donald Trump và Tướng Joseph Votel - người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ.
"Tôi hy vọng Tổng thống Trump sẽ gặp một số người trong các bạn, yêu cầu giúp đỡ và các bạn sẽ đồng ý" - ông Graham nói.
Ông Trump đã ra lệnh rút tất cả 2.000 quân Mỹ khỏi Syria vào tháng 12 năm ngoái giữa lúc Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị một hoạt động chống lại chiến binh người Kurd do Mỹ hậu thuẫn ở phía bắc Syria.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã chỉ trích ý tưởng các lực lượng châu Âu vẫn ở lại Syria sau khi Mỹ rút quân, ông cho rằng nhiệm vụ chống IS nên được "tiến tới và và chấm dứt cùng nhau"
Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian mô tả cách tiếp cận của Mỹ ở phía đông bắc là một "điều bí ẩn".
"Không thể có quân Pháp mà không có người Mỹ ở đó" - một nguồn tin chính phủ Pháp cho biết.
Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Didier Reynders nói rằng Mỹ đã nói với các đối tác liên minh rằng các lực lượng của Bỉ sẽ rời Syria "trong vài tuần chứ không phải vài tháng".
Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ chỉ ra rằng không có đồng minh nào của Mỹ đưa ra "cam kết cụ thể... liệu họ sẽ ở lại hay rời đi khi chúng tôi rút quân".
Mặc dù "rất cần có một sự sắp xếp an ninh hoặc một cơ chế", nhưng chưa có giải pháp cụ thể nào được tìm ra để "giải quyết khoảng trống an ninh" - quan chức trên nói thêm.
Mỹ và đồng minh đã tấn công vào các vị trí họ cho là của khủng bố IS ở bên trong Syria từ tháng 9/2014 mà không được phép của chính phủ Syria hay Liên hợp quốc.
Hải Yến
Theo GD&TĐ/ Press TV
Hàn Quốc chi đậm giữ chân lực lượng Mỹ Hàn Quốc đạt được thỏa thuận mới về việc chia sẻ chi phí để duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại lãnh thổ nước này, sau khi Tổng thống Donald Trump yêu cầu Seoul phải tăng phần đóng góp. Bên ngoài tổng hành dinh bộ chỉ huy lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc và LHQ trên bán đảo Triều Tiên...