Mỹ rút khỏi INF vì sợ…siêu tên lửa Nga?
Ông Putin cho rằng Mỹ rút khỏi INF vì lo sợ loạt tên lửa mới được công bố gần đây của Nga.
Gần đây, Tổng thống Vladimir Putin phát biểu trong một buổi làm việc rằng, “việc tăng cường khả năng phòng thủ và bảo vệ đất nước khỏi các mối đe dọa bên ngoài vẫn là những thách thức chính của Nga”.
“Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh bảo vệ Nga khỏi các mối đe dọa bên ngoài đã và vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.
Tôi nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo chính trị, chính phủ, xã hội và tất cả công dân nước ta hiểu rất rõ tầm quan trọng sống còn của những nhiệm vụ này”, ông Putin nói trong một cuộc làm việc với Bộ Quốc phòng Nga.
“Chúng đáng tin cậy và đảm bảo vô điều kiện an ninh của Nga trong những thập kỷ tới, đồng thời cũng tăng cường cân bằng và ổn định thế giới”, ông Putin nhấn mạnh về năng lực và vai trò của những hệ thống vũ khí của Nga hiên đang được các quốc gia triển khai trên khắp toàn cầu.
Ông Putin bày tỏ hy vọng rằng các hệ thống vũ khí mới của Nga sẽ khiến những người “hiếu chiến và quen với những lời hùng biện rỗng tuếch” phải suy nghĩ kỹ.
Ông cũng nói rằng Nga sẽ tập trung vào việc trang bị cho quân đội những vũ khí có khả vượt qua mọi hệ thống phòng thủ, như tên lửa siêu âm Avangard chẳng hạn.
Video đang HOT
“Chúng ta cần tăng cường nỗ lực để có thể chuyển sang vũ khí hiện đại có khả năng tiên tiến để giải quyết các hệ thống phòng thủ tên lửa”, ông Putin nói khi đề cập đến việc sản xuất hàng loạt tên lửa Avangard sắp tới.
Tổng thống Vladimir Putin phát biểu trong cuộc làm việc với Bộ Quốc phòng Nga
Đương kim Tổng thống Nga khẳng định sẽ có nhiều biện pháp tăng cường an ninh nếu Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF). Ông nhấn mạnh rằng Nga vẫn tiếp tục thực hiện cam kết của mình.
“Trong trường hợp Mỹ phá vỡ hiệp ước – tôi đã nói công khai và tôi thấy cần phải tuyên bố trực tiếp một lần nữa – chúng tôi sẽ phải thực hiện các biện pháp bổ sung để tăng cường an ninh”, ông Putin nhấn mạnh.
Ông cũng nói rõ rằng không có gì cản trở các quốc gia khác đàm phán tham gia Hiệp ước INF, và Nga có thể dễ dàng tạo ra các tên lửa tầm trung trên đất liền để đáp trả Washington khi hiệp ước bị hủy. Ông lưu ý rằng các tên lửa mới của Nga không vi phạm Hiệp ước INF, cho thấy rằng việc Mỹ muốn hủy bỏ hiệp ước có thể vì lo ngại Nga đang sở hữu một loạt các tên lửa hải đối bờ và không đối bờ vượt trội.
Theo ông Putin, việc Washington rút khỏi INF có thể tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang và không thể coi đó là “khát vọng của những người yêu chuộng hòa bình”.
Đầu tháng 12, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố rằng Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF trong vòng 60 ngày trừ khi Nga tuân thủ đầy đủ thỏa thuận.
Mát-cơ-va đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc vi phạm hiệp ước INF của Mỹ. Đổi lại, Nga cho rằng các bệ phóng trên các hệ thống phòng thủ của Mỹ ở châu Âu vi đã phạm các điều khoản của INF.
Như Ý
Theo Datviet
Mỹ đưa ra tối hậu thư, cho Nga 60 ngày để "sửa sai"
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết nếu Nga không có động thái "tuân thủ" Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) ký năm 1987, Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận này.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (phải) và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ký kết Hiệp ước INF vào ngày 8.12.1987. Ảnh: Reuters.
Phát biểu trước các ngoại trưởng thuộc khối NATO vào hôm qua (4.12), Ngoại trưởng Pompeo khẳng định Mỹ sẵn sàng khởi động quy trình rút khỏi Hiệp ước INF.
"Mỹ sẽ công bố những vi phạm Hiệp ước của Nga và trong 60 ngày tới, nếu Nga không tuân thủ các điều khoản, Mỹ sẽ tự rút ra khỏi INF", ông Pompeo nói.
Theo RT, ông Pompeo cáo buộc rằng vi phạm của Nga "là những hành vi vô pháp nghiêm trọng", đồng thời tuyên bố Moscow cần phải "tuân thủ đầy đủ và minh bạch". Vị Ngoại trưởng khẳng định cho tới thời điểm này, Mỹ vẫn là bên "tuân thủ luật" và luôn bị ràng buộc bởi các cam kết quốc tế.
"Khi đặt ra các cam kết, nước Mỹ chấp nhận bị ràng buộc bởi lời hứa của mình. Chúng tôi cũng mong đợi các đối tác hiệp ước của Mỹ cũng có động thái tương tự. Bất kỳ nước nào đi ngược lại cam kết với Mỹ, chúng tôi sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm", ông Pompeo cho hay.
Trước đó, Mỹ đã liên tục cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước 30 năm tuổi khi cho rằng Moscow đã chế tạo loại tên lửa bị cấm trong điều khoản. Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc, đồng thời "phản pháo" khi cho rằng chính Washington mới là bên vi phạm INF. Theo lý luận của phía Nga, các căn cứ của Mỹ tại Đông Âu không là để phòng thủ mà có thể dùng để tấn công Nga.
Được biết, Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung được Mỹ và Liên Xô ký vào năm 1987, quy định cấm tất cả các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo mặt đất sử dụng đầu đạn thường, đầu đạn hạt nhân với tầm bắn 500-5.500km. Tuy nhiên, INF không bao phủ các loại tên lửa phóng từ máy bay hoặc phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm - các loại khí tài mà Mỹ có thời đó còn Liên Xô thì không.
Theo Danviet
Nóng: Cả Nga và Mỹ đều đang chuẩn bị cho chiến tranh Nhà ngoại giao Andrei Belousov vào hôm qua (26.10) xác nhận rằng Nga đang chuẩn bị bảo vệ lãnh thổ của mình trước bất kỳ sự gây hấn nào trước Mỹ. Chính ông Mikhail Gorbachev đã phải lên tiếng cảnh báo việc Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp ước INF. Ảnh: Sputnik. Bình luận về việc Mỹ đơn phương rút khỏi...