Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung với Nga là để nhằm vào Trung Quốc?
Hôm 1.2, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố bắt đầu từ ngày 2.2 họ sẽ tạm ngừng thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (Intermediate- Range Nuclear Forces Treaty – INF) ký với Nga và khởi động tiến trình rút khỏi hiệp ước này.
Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF họ ký với Nga được cho là hành động nhằm đối phó Trung Quốc.
Ngay sau khi Mỹ chính thức thông báo với Nga việc sẽ rút lui khỏi INF trong vòng 6 tháng tới nếu Nga không dỡ bỏ hệ thống tên lửa mới mà Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố sẽ đình chỉ tham gia INF. Trong khi đó, hôm 2.2, Trung Quốc cũng đã khẩn cấp phản đối Mỹ rút khỏi INF vì hiệp ước này rất quan trọng đối với việc gìn giữ hòa bình; tuy nhiên Trung Quốc lại phản đối việc xây dựng mội hiệp ước đa phương bao gồm cả Trung Quốc. Điều này làm dấy lên sự hoài nghi và bàn tán của dư luận.
Vậy đằng sau việc chính phủ Donald Trump quyết định rút khỏi INF là gì? Vì sao Trung Quốc lại phản ứng như thế? Hôm 28.1.2018, Quốc hội Mỹ đã công bố một bản báo cáo, đưa ra đáp án chính xác cho những câu hỏi này.
Nguyên nhân thực sự khiến Mỹ rút khỏi INF
Ngày 20.10.2018,ông Donald Trump lần đầu tiên nêu lên việc Mỹ sẽ rút khỏi INF và ngày 1.2 vừa qua thì họ chính thức tuyên bố việc tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ và khởi động tiến trình rút khỏi hiệp ước này với thời gian 6 tháng.
Nguyên nhân bề ngoài của việc Mỹ rút khỏi INF là hôm 31.1 hai nước Nga – Mỹ tuyên bố cuộc đàm phán cứu vãn hiệp ước này đã thất bại, Nga từ chối tiêu hủy loại tên lửa Novator 9M729 mà Mỹ cho là đã vi phạm quy định của hiệp ước. Tuy nhiên theo phân tích của tờ “The Hill” và một số báo Mỹ thì, nhìn bề ngoài có vẻ Mỹ rút khỏi INF do bất bình với việc Nga vi phạm hiệp ước, nhưng thực ra hành động này của Mỹ là nhằm kiềm chế, ngăn chặn việc Trung Quốc phát triển tên lửa mà không bị ràng buộc. Hôm 28.1, Ủy ban thẩm tra an ninh và kinh tế Mỹ – Trung của Quốc hội Mỹ (US China Economic and Security Review Commission, USCC) đã công bố bản báo cáo xác nhận những sự phân tích của giới truyền thông trước đó.
Báo cáo của USCC nói: “Chính phủ của Tổng thống Donald Trump coi Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu khiến họ xem xét rút khỏi Hiệp ước INF Mỹ ký với Nga năm 1987′…Bắc Kinh không phải là nước ký kết INF. Điều hình thành sự đối nghịch rất rõ với việc Mỹ, Nga bị ràng buộc bởi INF là, do Trung Quốc nằm ngoài hiệp ước này nên họ đã nhanh chóng mở rộng kho tên lửa, coi đó là một bộ phận của chiến lược quân sự tấn công lực lượng của Mỹ và đồng minh ở châu Á”.
Mỹ cho rằng lâu nay Trung Quốc không bị ràng buộc bới hiệp ước INF nên mặc sứ phát triển, bố trí các tên lửa vi phạm quy định của hiệp ước này
Tháng 10 năm ngoái, khi ông Donald Trump lần đầu tiên đề xuất việc rút khỏi INF cũng đã nói rõ: “Nếu Nga đang làm chuyện đó (tìm kiếm vũ khí hạt nhân), Trung Quốc đang làm việc đó, mà chúng ta cứ kiên trì tuân thủ hiệp ước này thì không thể chấp nhận được”. Ông Trump nói: “Nếu họ trở nên sáng suốt, họ sẽ nói “chúng ta không nên phát triển những thứ vũ khí hạt nhân đáng sợ ấy”, thì tôi sẽ rất vui mừng”.
Vì sao Trung Quốc không muốn Mỹ rút khỏi INF, cũng không muốn có một hiệp ước kiểm soát đa phương trong đó có họ?
Video đang HOT
Trước quyết định rút khỏi INF của Mỹ hôm 1.2, ngày 2.2 ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố: Trung Quốc phản đối hành động rút khỏi INF của Mỹ. Lý do mà Cảnh Sảng đưa ra là: đó là hiệp ước song phương quan trọng đối với lĩnh vực kiểm soát và tài giảm quân bị, “có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc tăng cường hòa bình của quốc tế và khu vực, giữ gìn sự cân bằng và ổn định chiến lược trên toàn cầu”.
The Hill cho rằng, thật khôi hài khi Trung Quốc một mặt nói hiệp ước này vô cùng quan trọng đối với việc kiểm soát quân lực và giữ gìn hòa bình; nhưng mặt khác khi bị phóng viên hỏi Trung Quốc có đồng ý đàm phán về một hiệp ước kiểm soát quân lực đa phương mới thay thế cho INF không? thì Cảnh Sảng lại nói “Trung Quốc phản đối một hiệp ước đa phương”.
Do những phản ứng của Trung Quốc sau khi ông Trump tuyên bố rút khỏi INF hồi năm ngoái, nên trong báo cáo điều tra vừa công bố, USCC đã tổng kết: “Trung Quốc phản đối Mỹ rút khỏi INF, cũng phản đối mở rộng hiệp ước này đưa Bắc Kinh vào”.
USCC cho rằng, lập trường của Bắc Kinh là: thừa nhận hiệp ước này hạn chế Mỹ và Nga, nhưng không hạn chế Trung Quốc việc Trung Quốc thúc đẩy lợi ích của mình. Điều này giải thích vì sao Trung Quốc không muốn Mỹ rút khỏi INF và cũng không muốn thực hiện đa phương hóa hiệp ước. USCC nói trong báo cáo: “Trung Quốc coi tên lửa là trụ cột trong chiến lược quân sự của họ”.
Nga từ chối tiêu hủy loại tên lửa Novator 9M729 mà Mỹ cho là đã vi phạm quy định của INF là cớ bề ngoài để Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp ước.
Năm 1987, cựu Tổng thống Ronald Reagan và cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachov đã ký kết hiệp ước INF, mục đích là nhằm làm hòa dịu không khí căng thẳng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hiệp ước này cấm sản xuất hoặc thử nghiệm tất cả các tên lửa đạn đạo bố trí trên đất liền có tầm bắn từ 500 đến 5.500km hay từ 310 đến 3.420 dặm Anh. Hiệp ước này bao hàm loại tên lửa đất đối đất mang đầu đạn thông thường và cả đầu đạn hạt nhân.
Ông Abraham Denmark, Phó trợ lý Bộ trưởng chủ quản vấn đề Đông Á của Bộ Quốc phòng thời kỳ chính quyền Obama cho rằng, Trung Quốc không phải nước ký kết INF nên liên tục nghiên cứu phát triển và bố trí các tên lửa tiên tiến có tầm bắn xa hơn các tên lửa của Mỹ. Ông nói, việc rút khỏi INF sẽ khiến Mỹ được “cởi trói”, giúp quân đội Mỹ có thể bố trí các hệ thống vũ khí hữu hiệu hơn để ứng phó với mối đe dọa của Trung Quốc.
The Hill trước đó đã viết, việc rút khỏi INF đánh dấu việc Mỹ có thể phát triển loại tên lửa tương ứng với Nga, nhất là với Trung Quốc. Washington có thể tự do phát triển các loại tên lửa bố trí trên đất liền tương tự như loại mà Trung Quốcđã bố trí.
Ông Donald Trump hôm 1,2 cũng đã đánh tín hiệu cho báo chí, hy vọng đề ra một hiệp ước kiểm soát quân bị mới. Ông nói: “Tôi hy vọng, chúng ta có thể khiến các bên tụ hội trong một căn phòng rộng rãi đẹp đẽ, đạt được một hiệp ước mới tốt hơn. Dĩ nhiên, tôi rất muốn thấy chuyện đó xảy ra”.
Ông Abraham Denmark, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời kỳ Obamacho rằng
việc rút khỏi INF sẽ khiến quân đội Mỹ có thể bố trí các hệ thống vũ khí hữu hiệu hơn để ứng phó với mối đe dọa của Trung Quốc.
Gần 2 tháng trước đây ,ông Trump đã viết trên Twitter, hy vọng vào lúc nào đó trong tương lai sẽ họp cùng các nguyên thủ Nga và Trung Quốc, bắt đầu thảo luận làm thế nào có được phương thức có ý nghĩa đình chỉ hoàn toàn cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn và không có cách nào kiểm soát. Giới quan sát quan tâm liệu đó có phải ông nói tới một hiệp ước kiểm soát quân bị đa phương với Nga và Trung Quốc.
NATO ủng hộ việc ký một hiệp ước đa phương mới đối phó với việc Trung Quốc phát triển tên lửa mà không bị ràng buộc
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg hôm 1.2 bày tỏ “hoàn toàn ủng hộ” quyết định mới nhất này của Mỹ. Ông Jens Stoltenberg trước đây cũng từng đưa ra cảnh báo về việc Trung Quốc phát triển tên lửa mà không bị ràng buộc gì và đề nghị mở rộng INF thành một hiệp ước quốc tế, bao gồm Trung Quốc. Ông cho rằng khoảng một nửa số tên lửa hiện nay của Trung Quốc đã vi phạm hiệp ước INF.
“Chúng ta thấy rõ Trung Quốc đang vung tiền đầu tư nghiên cứu phát triển vũ khí mới, hiện đại, bao gồm các tên lửa mới” – ông Jens Stoltenberg nói – “nếu Trung Quốc là quốc gia ký INF thì một nửa số tên lửa của họ đã vi phạm hiệp ước. Chúng tôi ủng hộ việc mở rộng hiệp ước này, như thế Trung Quốc cũng sẽ bị hạn chế”.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đề nghị mở rộng INF thành một hiệp ước quốc tế, bao gồm Trung Quốc để kiểm soát việc nước này phát triển và bố trí tên lửa
The Hill phân tích, việc ông Trump tuyên bố rút khỏi hiệp ước INF cũng có thể là một sách lược. Có thể ông muốn đàm phán lại về một hiệp ước phù hợp với yêu cầu của Mỹ. Hiệp ước INF quy định, bất cứ bên nào muốn rút ra cũng phải thông báo với đối phương việc chấm dứt hiệp ước trước 6 tháng. Điều này khiến Washington có thời gian để đàm phán với Moscow và Bắc Kinh, có thể đạt được một hiệp ước bao gồm cả 3 quốc gia này.
Tuy nhiên, với kiểu phản ứng thẳng thừng bác bỏ về một hiệp ước đa phương của ông Cảnh Sảng tại cuộc họp báo hôm 2.2 thì ý định này của ông Donald Trump nếu có thật cũng khó có thể trở nên hiện thực.
Theo VietTimes
Thượng viện Mỹ mệt mỏi chính sách Trung Đông của ông Trump?
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật sửa đổi chính sách đối với khu vực Trung Đông, tiếp tục chỉ trích các quyết sách của Tổng thống Donald Trump.
Ngày 31/1, với 68 phiếu thuận và 23 phiếu chống, tại phiên bỏ phiếu sơ bộ, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật do lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đề xuất.
Dự luật này đặt ra nhiều nghi vấn cho quyết định của ông Donald Trump, qua đó, nêu rõ dù cuộc chiến chống khủng bố tại Syria và Afghanistan đã đạt được nhiều tiến triển, nhưng các tổ chức khủng bố vẫn là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng với an ninh khu vực và nước Mỹ.
Dự luật này chỉ rõ việc rút quân đột ngột đã không cho thấy những nỗ lực lâu dài, hiệu quả nhằm duy trì thành quả đã đạt được có thể khiến khu vực rơi vào bất ổn. Khoảng trống quyền lực đã bị bỏ lại sau quyết định rút quân và các thế lực đối đầu với Mỹ nhanh chóng chiếm đoạt, gia tăng ảnh hưởng.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật này kêu gọi Tổng thống Donald Trump đánh giá lại các điều kiện trước khi chính thức đưa việc rút quân trở thành hiện thực. Như vậy, trong vòng 2 tháng, Thượng viện Mỹ liên tiếp có những quan điểm trái chiều với ông Donald Trump trong chính sách đối ngoại.
Thượng viện Mỹ đạt được nhất trí cao về dự luật chống lại chính sách Trung Đông của ông Donald Trump
Như vậy, ông chủ Nhà Trắng đã vấp phải liên tiếp những phản đối của Quốc hội lưỡng viện. Trước đó là việc chính sách xây dựng bức tường biên giới của ông Trump bị Hạ viện phản bác.
Việc Hạ viện phản đối lại chính sách của Tổng thống là điều không khó hình dung khi trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua, Đảng Cộng hòa của ông Trump đã để mất Hạ viện vào tay những phe Dân chủ.
Để đối đầu với việc này, ông Donald Trump đã quyết định đóng cửa Chính phủ Mỹ để tăng sức ép. Nhưng cuối cùng, chính phủ vẫn phải hoạt động trở lại còn bức tường của ông Trump vẫn không thành hình.
Hiện tại, việc Thượng viện - với đa số vẫn là các nghị sĩ của Đảng Dân chủ cũng lên tiếng phản đối lại quyết sách của Tổng thống này cho thấy cách làm của ông Trump trong thời gian qua đã không gây được uy tín với các nghị sĩ dù thân thiết hay đối lập.
Trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống, chắc chắn ông Donald Trump sẽ còn vướng phải rất nhiều sự đối đầu khác với các quyết sách của mình.
Gần nhất, chính sách rút quân khỏi Afghanistan của Tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ không dễ dàng. Hiện Washington và Taliban đang đàm phán với nhau cho một lộ trình hòa bình, nhưng chưa có gì chứng minh được Taliban sẽ xuống nước nhượng bộ trước các yêu sách của Mỹ.
Ngoài ra, đồng minh Mỹ ở Trung Đông cũng không cảm thấy thoải mái với kiểu hành động của Donald Trump. Từ Israel, Iraq, đến các quốc gia vùng Vịnh. Thậm chí, việc ông Trump không bảo vệ được Arab Saudi, và để Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chấm dứt hỗ trợ quân sự cho liên minh Arab do Arab Saudi dẫn đầu tại Yemen cũng khiến Riyadh mất lòng.
Nếu rút lui và không mang lại lợi ích, làn sóng sức ép và chỉ trích sẽ tiếp tục diễn ra với chính quyền của ông Trump. Việc liên tiếp để mất uy tín trước Quốc hội và cả các nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng là tiếng chuông báo động nếu ông Trump vẫn có ý định tiếp tục tranh cử Tổng thống cho nhiệm kỳ tiếp theo.
Theo PL
Facebook cấm quảng cáo chính trị nhằm chống can thiệp bầu cử Thái Lan Facebook ngày 31/1 cho biết sẽ cấm các quảng cáo chứa nội dung chính trị trên nền tảng của mạng xã hội lớn nhất thế giới này tại Thái Lan trong thời gian diễn ra cuộc tổng tuyển cử tại Xứ Chùa vàng dự kiến diễn ra vào tháng Ba tới. Biểu tượng Facebook tại trụ sở ở Menlo Park, California của Mỹ....