Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở
Mỹ thông báo rút khỏi hiệp ước giám sát không phận ký với 34 nước, 6 tháng sau khi Trump cáo buộc Nga nhiều lần vi phạm thỏa thuận.
“Mỹ đã thực thi quyền của mình theo khoản 2, Điều 15 trong Hiệp ước Bầu trời Mở vào ngày 22/5, báo trước cho toàn bộ các nước liên quan về quyết định rút khỏi thỏa thuận này. 6 tháng đã trôi qua, Mỹ chính thức rút khỏi thỏa thuận vào ngày 22/11 và không còn là thành viên trong Hiệp ước Bầu trời Mở”, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua ra thông cáo cho biết.
Trinh sát cơ OC-135B Mỹ chuyên thực hiện các chuyến bay trong hiệp ước. Ảnh: Flickr/Backa Eriksson .
Video đang HOT
Hiệp ước Bầu trời Mở được Mỹ, Nga và một số quốc gia châu Âu ký năm 1992, có hiệu lực năm 2002, nhằm thúc đẩy tính minh bạch về hoạt động quân sự. Theo hiệp ước, 35 quốc gia thành viên được tiến hành các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau, nhưng phải thông báo trước 72 tiếng để nước chủ nhà có thời gian phản hồi.
Thỏa thuận cho phép những đồng minh và đối tác của Mỹ tiếp cận dữ liệu không ảnh độ nét cao, ngay cả khi họ không có mạng lưới vệ tinh trinh sát hiện đại. Quan chức Lầu Năm Góc khẳng định quân đội Mỹ dự định chia sẻ dữ liệu tình báo và trinh sát từ các vệ tinh với đồng minh NATO nhằm bù đắp khoảng trống thông tin sau khi Washington rút khỏi hiệp ước Bầu trời Mở.
Quyết định rút khỏi hiệp ước được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra sau nhiều tháng đánh giá, trong đó Washington cáo buộc Moskva liên tục vi phạm thỏa thuận như ngăn cản chuyến bay của Mỹ trên không phận Gruzia và vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga. Washington cũng cho rằng Moskva lợi dụng những chuyến bay tại Mỹ và châu Âu để xác định cơ sở hạ tầng trọng yếu, xây dựng kịch bản tấn công khi nổ ra chiến tranh.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko từng khẳng định nước này không vi phạm Hiệp ước Bầu trời Mở và “không có gì ngăn cản đối thoại giải quyết những vấn đề kỹ thuật mà phía Mỹ gọi là hành động vi phạm thỏa thuận”. Quan chức Nga gọi hiệp ước là “một trong những cột trụ an ninh của châu Âu”, cho biết nước này đang đánh giá khả năng tiếp tục tham gia thỏa thuận.
Các thành viên NATO và một số nước Đông Âu nhiều lần hối thúc Mỹ duy trì thỏa thuận do lo ngại Nga sẽ rút khỏi hiệp ước để đáp trả, gây suy yếu an ninh trong khu vực. “Hành động rút khỏi hiệp ước của Trump là quá vội vàng và thiếu trách nhiệm”, Daryl Kimball, giám đốc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí có trụ sở tại Mỹ, nhận xét hồi tháng 5.
EU gia hạn lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 6/11, Liên minh châu Âu (EU) đã gia hạn 1 năm khung trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó cho phép cấm cấp thị thực và phong tỏa tài sản đối vối với các cá nhân liên quan đến hoạt động thăm dò khí đốt gây tranh cãi ở Địa Trung Hải.
Tàu thăm dò khoáng sản và khám phá địa chất Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của EU nêu rõ, khung trừng phạt trên của khối này đã được gia hạn đến ngày 12/11/2021.
Tháng 10/2019, EU đã áp đặt khung trừng phạt trên và tháng 2 vừa qua, hai quan chức cấp cao của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bị trừng phạt.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ - hai nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã leo thang với nhiều hoạt động quân sự trên biển khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tàu khảo sát Oruc Reis tại vùng biển phía Đông Địa Trung Hải vào tháng 8 vừa qua.
Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã rút tàu Oruc Reis khỏi vùng biển tranh chấp để mở đường cho các biện pháp ngoại giao trước thềm một hội nghị thượng đỉnh của EU. Khi đó, Ankara khẳng định việc rút tàu khảo sát Oruc Reis không có nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ chủ quyền đối với nguồn tài nguyên ở Đông Địa Trung Hải.
Ngày 14/10, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã triển khai lại tàu khảo sát Oruc Reis tại khu vực tranh chấp trên Địa Trung Hải.
Mới đây nhất, Ankara tuyên bố sẽ gia hạn hoạt động của tàu Oruc Reis đến ngày 27/10 tới.
Ông Macron chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa khu vực Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lo ngại "khuynh hướng đế quốc", "thái độ hiếu chiến" và chính sách "cực kỳ gây hấn" của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gây bất ổn ở đông Địa Trung Hải. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ đang có "khuynh hướng đế quốc" khi tăng cường các hoạt động quân sự tại khu vực đông...