Mỹ rút hết tàu sân bay, tàu Kuznetsov tuần tra toàn cầu
Trong năm 2017, Hạm đội Phương Bắc của Hải quân Nga sẽ đảm bảo sự hiện diện trên khắp các đại dương toàn thế giới.
Động thái bất ngờ
Theo hãng thông tấn Sputnik, cụm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đã rút khỏi Trung Đông và trở về căn cứ hải quân Norfolk, bang Virginia, Mỹ đánh dấu việc hải quân nước này sẽ không có tàu sân bay nào hoạt động ở Trung Đông và trên các đại dương của thế giới.
Trước động thái này, trang Fox News cho rằng, đây là lần đầu tiên không có tàu sân bay nào của Mỹ hiện diện tại Trung Đông trong 10 năm qua, đồng thời cũng là lần đầu Mỹ không có một tàu sân bay nào hoạt động trên khắp thế giới kể từ Thế chiến II.
Hiện nay, Hải quân Mỹ được trang bị tới 11 chiếc tàu sân bay lớp Nimitz. Ngoài USS Dwight D. Eisenhower, các tàu khác đều đã trở về cảng để thủy thủ đoàn nghỉ ngơi và tiến hành hoạt động bảo dưỡng định kỳ.
Chiếc USS George H.W. Bush thay thế cho USS Dwight D. Eisenhower hiện vẫn đang phải nằm trong xưởng đại tu. Theo kế hoạch, nó khó có thể bắt đầu thực hiện nhiệm vụ vào cuối tháng 2/2017, điều đó đồng nghĩa với việc lỗ hổng lực lượng này có thể kéo dài tới hai tháng.
Biên đội tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov.
Chiếc tàu này đã hoàn tất quá trình đại tu kéo dài hơn một năm tại căn cứ Norfolk, chậm hơn dự kiến nhiều tháng. Sự chậm trễ này có liên quan đến thủy thủ khi quan chức Hải quân Mỹ cho biết hạn chế trong việc lên kế hoạch, thủy thủ đoàn thiếu kỹ năng, không đủ chi phí…
Để lấp vào chỗ trống tạm thời, Hải quân Mỹ đã điều một tàu đổ bộ hạng nặng tới Trung Đông cùng với nhiều biên đội tiêm kích và trực thăng để bảo đảm sự hiện diện tại khu vực.
Kế hoạch của Nga
Video đang HOT
Ngay khi Mỹ đưa ra tuyên bố trên, người đứng đầu bộ phận báo chí của Hạm đội Phương Bắc (Nga) Vadim Serga đã tuyên bố hạm đội này sẽ tiếp tục đảm bảo sự hiện diện của Hải quân Nga ở khắp các đại dương trên thế giới trong năm 2017.
Năm 2016, các tàu nổi, tàu ngầm và tàu tiếp tế của Hải quân Nga đã tiến hành hơn 30 sứ mệnh viễn dương trên khắp thế giới. Trong khi đó, Phó Đô đốc Nikolay Yevmenov, phát ngôn viên của Hạm đội Phương Bắc cho hay, trong năm 2017, hạm đội này sẽ tiếp tục tích cực và thận trọng duy trì sự hiện diện của hải quân trên các đại dương.
Hiện nhóm tàu sân bay của Hạm đội Phương Bắc, trong đó có tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, tàu tuần dương Pyotr Velikiy, khu trục hạm chống ngầm Severomorsk hiện đang hiện diện ở phía Đông Địa Trung Hải.
Các thủy thủ thuộc một số nhóm tàu nổi đã bắt đầu công tác chuẩn bị cho các cuộc viễn chinh tới các vùng biển của Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, ông Nikolay Yevmenov tuyên bố.
Tuyên bố này cũng đồng nghĩa với việc tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ hiện diện trên các vùng biển toàn cầu, sự hiện diện của đội tàu này sẽ thu hút sự chú ý đặc biệt của phương Tây.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích quân sự, Thiếu tướng Vladimir Popov: “Về nguyên tắc, bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền cơ động và di chuyển các tàu chiến hoặc máy bay tới các khu vực gần của quốc gia khác nhưng không vi phạm vào lãnh thổ của họ, không gây ra bất cứ đe dọa an ninh nào. Các hoạt động đều phải diễn ra trên khu vực biển quốc tế để bảo đảm theo khoảng cách an toàn không có xung đột xảy ra”.
Ông Vladimir Popov nói về mối đe dọa từ đối phương khi hạm đội Nga viễn chinh, các tàu chiến, máy bay quân sự hoạt động đều có một khoảng cách an toàn, đây là nguyên tắc và cũng là giới hạn định mức. Nếu chúng vi phạm định mức này tức là đã cản trở quá trình cơ động, hoạt động của các tàu, máy bay khác và sẽ được coi là mối đe dọa.
Vì vậy, Nga sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho biên đội tàu chiến của mình khi hiện diện trên các đại dương khác nhau, ông Vladimir Popov cho biết.
Theo Thùy Dung
Đất Việt
Hạn chế của tàu sân bay Nga vừa triển khai tới Syria
Dù trang bị một loạt chiến đấu cơ nâng cấp và vũ khí uy lực, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga gặp nhiều vấn đề về nhân sự và hệ thống lạc hậu.
Tàu sân bay Đô đốc Kunetsov của hạm đội Phương Bắc Nga. Ảnh: TASS.
Nga vừa điều cụm tàu sân bay chiến đấu Hạm đội phương Bắc do tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov dẫn đầu đến Đại Tây Dương và Địa Trung Hải để tham gia cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), theoTASS.
Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất hiện nay trong biên chế hải quân Nga, được đóng năm 1985, dài 306 m, rộng 75 m, lượng giãn nước 60.000 tấn, tầm hoạt động tối đa trên 15.000 km với thủy thủ đoàn 1.960 người. Năm 2012, tàu được đại tu tổng thể và hiện đại hóa trước lần triển khai đến Địa Trung Hải.
Dàn chiến đấu cơ trên boong tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov gồm tiêm kích hạm ưu thế trên không Su-33, tiêm kích nâng cấp Mig-29KR, cường kích Su-25UTG và các trực thăng săn ngầm Ka-27/Ka-29, trực thăng chiến đấu và trinh sát Ka-52K.
Ngoài dàn chiến đấu cơ uy lực, tàu Đô đốc Kuznetsov còn được trang bị 12 bệ phóng tên lửa hành trình diệt hạm Granit, hệ thống tên lửa phòng không Kinzhal 4 mô đun, 192 tên lửa và hệ thống vũ khí tầm gần Kortik 8 nòng, 256 rocket và 48.000 viên đạn.
Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Dave Majumdar của National Interest, dù sở hữu các hệ thống vũ khí hiện đại như vậy, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov đến giờ mới được triển khai tham chiến chống IS bởi các vấn đề về đội ngũ phi công tác chiến và hệ thống lạc hậu trên tàu.
Các chuyên gia phân tích chuyên về quân đội Nga đều cho rằng huấn luyện phi công là một điểm yếu của lực lượng không quân thuộc hải quân nước này.
"Vấn đề chính với Mig-29K Nga hiện nay là không có phi công huấn luyện bài bản chứ không phải bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào", Mikhail Barabanov, một chuyên gia nghiên cứu ở Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ ở Nga (CAST), nói.
Không đoàn trên tàu sân bay Kuznetsov được cho là gồm 10 tiêm kích Su-33 Flanker-D và 4 tiêm kích đa nhiệm Mig-29KR, tuy nhiên Mike Kofman, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quân sự Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ (CNA), hoài nghi về việc Nga có đủ 14 phi công lái các tiêm kích hạm này.
Dàn tiêm kích hạm Su-33 Flanker-D trên tàu Kuznetsov. Ảnh: Sputnik.
Trong trường hợp không đoàn trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov được biên chế đủ phi công và chiến đấu cơ, một vấn đề khác mà họ gặp phải là khả năng không kích chính xác mục tiêu bằng thiết bị ngắm hiện đại.
Tiêm kích hạm Su-33 được cho là có thể ném bom chính xác nhờ thiết bị ngắm mục tiêu Gefest SVP-24 đang được sử dụng trên chiến trường Syria. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự cho rằng SVP-24 vẫn không thể biến các quả bom không dẫn đường của Nga đạt đến khả năng như Vũ khí Dẫn đường Chính xác (PGM).
Tiêm kích Mig-29KR có khả năng mang theo vũ khí PGM như bom dẫn đường chính xác KAB-500 và tên lửa diệt hạm X-35 hoặc tên lửa chống bức xạ Kh-31P. "Tuy nhiên, không chắc là phi công tiêm kích Mig-29KR được huấn luyện sử dụng các vũ khí này", Barbanov nói.
Các chuyên gia cũng tỏ ra hoài nghi về hiệu quả tác chiến của tàu sân bay lạc hậu sử dụng các công nghệ từ thời Liên Xô này. Các tiêm kích hạm hiện đại của Nga trên tàu Kuznetsov vẫn phải sử dụng kiểu cất cánh nhảy cầu thay vì máy phóng, khiến chúng không thể mang đủ tải trọng vũ khí.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng hoài nghi về kinh nghiệm chiến đấu mà Nga thu được từ đợt triển khai đến Syria. "Đây không thể gọi là chiến đấu mà chỉ là kinh nghiệm tiến hành không kích ở không phận không gặp thử thách nào, giống như hàng không mẫu hạm Mỹ được sử dụng trong 25 năm qua", Dmitry Gorenburg, chuyên gia Nga tại CNA, cho hay.
Theo giới phân tích, sau khi triển khai đến Syria, tàu Kuznetsov sẽ được đại tu và nâng cấp đáng kể như động cơ và các hệ thống động cơ đẩy, khoang chứa máy bay, cùng mọi thứ liên quan đến các hoạt động máy bay trên boong.
Trong bối cảnh nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn như hiện nay, triển vọng chế tạo tàu sân bay thay thế tàu Kuznetsov là khá xa vời và nhiều khả năng đây vẫn sẽ là tàu sân bay duy nhất của Nga trong nhiều năm tới, Majumdar nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Chiến thắng của ông Putin và nỗi đau của nước Mỹ Nga đã thành công nhất trong 3 năm qua, trong khi những gì phương Tây thể hiện là khá nghèo nàn với những "bất ngờ đầy khó chịu". Xa luân chiến Theo Wilson Center, học giả cấp cao Maxim Trudolyubov tại Viện Kennan thuộc Trung tâm Wilson có trụ sở tại Washington (Mỹ) cho rằng, trong ba năm qua Nga đã chứng minh...