Mỹ rút hết oanh tạc cơ B-52 khỏi Guam
Mỹ rút 5 chiếc B-52 khỏi căn cứ Guam và không điều lực lượng thay thế, kết thúc chiến dịch triển khai thường trực kéo dài 16 năm tại đây.
Dữ liệu trên trang theo dõi máy bay Aircraft Spots tuần trước cho thấy 5 oanh tạc cơ chiến lược B-52H rời sân bay quân sự Andersen trên đảo Guam để trở về căn cứ Minot ở bang Bắc Dakota, nhưng không có phi đội B-52 nào tới thay thế. Sự kiện này diễn ra chỉ vài ngày sau đợt diễn tập “Voi đi bộ” để phô diễn sức mạnh và kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu tại sân bay Andersen.
Đây là lần đầu tiên trong 16 năm qua quân đội Mỹ không triển khai bất cứ oanh tạc cơ nào trên đảo Guam. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không đưa ra lời giải thích cho động thái này.
Oanh tạc cơ B-52H diễn tập Voi đi bộ trên đảo Guam hôm 13/4. Ảnh: USAF.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ Kate Atanasoff cho biết các oanh tạc cơ Mỹ sẽ tiếp tục “hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương từ nhiều căn cứ ở hải ngoại hơn, theo thời gian biểu do chúng tôi lựa chọn”.
Atanasoff khẳng định việc rút oanh tạc cơ B-52H khỏi Guam phù hợp với Chiến lược Phòng thủ Quốc gia mới, cũng như phương án “Triển khai Lực lượng Linh hoạt”, trong đó quyết định điều chuyển lực lượng được Lầu Năm Góc đưa ra một cách nhanh chóng, không báo trước để gây bất ngờ cho đối phương.
Lầu Năm Góc thực thi nhiệm vụ mang tên “Duy trì hiện diện Oanh tạc cơ Liên tục” (CBP) từ năm 2004, trong đó một phi đoàn B-52H luôn có mặt trên đảo Guam nhằm hỗ trợ các chiến dịch quân sự của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, cũng như bảo đảm gây áp lực liên tục với Triều Tiên.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2018 đề ra chiến lược mới, tập trung vào cạnh tranh với các cường quốc như Nga và Trung Quốc thay vì các tổ chức khủng bố. Quan hệ Washington – Bình Nhưỡng cũng đã được cải thiện đáng kể sau hai cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Hành trình của phi đội B-52H từ căn cứ Andersen đến Minot hồi tuần trước. Đồ họa: Aircraft Spots.
Vũ Anh
Xôn xao tin Mỹ bất ngờ rút hết máy bay ném bom khỏi Guam sau 16 năm
Giới quan sát vô cùng sửng sốt khi Không quân Mỹ lẳng lặng cho rút hết máy bay ném bom khỏi đảo Guam ở phía tây Thái Bình Dương lần đầu tiên trong 16 năm qua.
Theo Sputnik, kể từ năm 2004, Lầu Năm góc đã cho triển khai sứ mệnh Hiện diện máy bay ném bom liên tục (CBP) ở Guam, đồng nghĩa với việc Không quân Mỹ luôn duy trì một phi đội máy bay ném bom chiến lược trên hòn đảo này. Tuy nhiên, ngày 17/4 ghi dấu việc lần đầu tiên trong 16 năm qua không có bất kỳ chiến đấu cơ nào loại này hiện diện ở Guam.
Trang web chuyên theo dõi các hoạt động hàng không AircraftSpots phát hiện, toàn bộ 5 máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress của Mỹ đã rời khỏi hòn đảo phía tây Thái Bình Dương, nhưng không có chiến đấu cơ nào đến thay thế.
Ngoài các "pháo đài bay" nói trên, Không quân Mỹ từng điều các máy bay ném bom B-1B Lancers và B-2 Spirit cắm chốt tại Guam. Trong đó, mẫu B-2 Spirit có thể mang theo vũ khí hạt nhân giống như máy bay ném bom B-52.
Động thái mới được cho là bất thường do các pháo đài bay của Không quân Mỹ vừa tham gia một màn phô diễn sức mạnh "voi đi bộ" (các máy bay dàn đội hình trên đường băng ở khoảng cách an toàn tối thiểu, rồi cất cánh liên tục) hồi đầu tuần này.
Trả lời phỏng vấn của chuyên trang quân sự The War Zone, Thiếu tá Kate Atanasoff, phát ngôn viên Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ (STRATCOM) cho biết, các máy bay ném bom của Không quân nước này sẽ tiếp tục hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương từ nhiều địa điểm ở hải ngoại hơn, theo thời gian và nhịp độ họ lựa chọn.
Thiếu tá Atanasoff nhấn mạnh, việc di dời các máy bay ném bom khỏi Guam phù hợp với chiến lược phòng thủ quốc gia mới cũng như công tác điều chuyển lực lượng tấn công tích cực toàn cầu của Không quân. Theo đó, Lầu Năm góc có thể thực hiện việc luân chuyển lực lượng đột ngột, không báo trước để "gây bất ngờ cho kẻ thù".
Tuấn Anh
'Mẹ ơi, con như sắp chết' - cuộc sống trên tàu sân bay thành ổ dịch Hải quân Mỹ đối mặt với cơn khủng hoảng Covid-19 trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Gần 600 thủy thủ của tàu đã dương tính với virus corona, một người đã tử vong. Tính đến ngày 12/4, 92% thủy thủ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã được xét nghiệm Covid-19. 585 thủy thủ có kết quả dương tính và 3.724...