Mỹ rối loạn hay quá tinh quái với Iran?
Mỹ triển khai ồ ạt khí tài quân sự tới Trung Đông nhưng đây có thể chỉ là chiêu trò nhằm tìm kẽ hở bán vũ khí!
Lựa chọn tin tình báo “có lợi”
Mỹ đã ồ ạt triển khai khí tài quân sự, tiến hành tập trận rầm rộ ở khu vực Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng với Iran gia tăng. Hiện có không ít đồn đoán về khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa Mỹ và Iran dù lãnh đạo cả hai nước đều tuyên bố không muốn có một cuộc chiến tranh.
Theo giới phân tích, mọi kịch bản đều có thể xảy ra. Chỉ cần một hành động nhỏ vượt tầm kiểm soát, đốm lửa sẽ bùng cháy và cuốn mọi thứ vào một cuộc chiến tàn khốc. Tuy nhiên, các động thái của Mỹ hiện nay cho thấy Washington đang hoàn toàn nắm thế chủ động và dường như mọi diễn biến tiếp theo đều phụ thuộc vào ý chí của cường quốc kinh tế-quân sự số một này.
Giới chức hàng đầu trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump ngày 21/5 vừa qua tái khẳng định với quốc hội nước này rằng các cuộc triển khai quân sự của Mỹ ở Trung Đông mới đây hoàn toàn là để phòng thủ và không nhằm kích động một cuộc chiến tranh với Iran.
Mỹ ồ ạt triển khai các loại vũ khí, trong đó có B-52 và tàu sân bay, tới sát Iran
Ngoại trưởng Mike Pompeo và Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đã thông báo với các thành viên lưỡng viện Quốc hội Mỹ sau cánh cửa đóng kín, nêu chi tiết cái mà họ gọi là “thông tin tình báo đáng tin cậy” cho thấy khả năng xảy ra một cuộc tấn công của Iran nhằm vào lực lượng quân sự Mỹ trong khu vực.
Ông Shanahan tuyên bố quyết định của chính quyền Tổng thống Trump triển khai máy bay ném bom B-52 và các nguồn lực quân sự khác đến Vùng Vịnh đã thành công trong việc ngăn chặn một cuộc tấn công có thể xảy ra nhằm vào các lợi ích của Mỹ. Ông Shanahan khẳng định: “… Đây là vấn đề răn đe, không phải là chiến tranh”.
Các nghị sĩ phe Dân chủ cho rằng chính quyền của ông Trump đang lựa chọn những thông tin tình báo “có lợi” nhất để biện minh cho một cuộc xung đột quân sự với Iran. Lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện Steny Hoyer (đảng Dân chủ, bang Maryland) nói: “Chúng tôi lo ngại rằng thông tin đang được sử dụng cho mục đích hoàn thành một mục tiêu, thay vì để đưa ra quyết định”.
Ông nói thêm: “Chúng ta hãy hy vọng rằng chính quyền không hợp lý hóa một động thái hướng tới chiến tranh”.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff (đảng Dân chủ bang California) cho biết Tổng thống và các cố vấn của ông đang gửi những thông điệp lẫn lộn về mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa từ Iran.
Video đang HOT
Ông Schiff lưu ý rằng trong khi Ngoại trưởng Pompeo và những người khác đã nhắc đến thông tin tình báo “đáng tin cậy” về một cuộc tấn công của Iran vào quân nhân Mỹ, Tổng thống Donald Trump hôm 21/5 lại ám chỉ rằng không có mối đe dọa nào sắp xảy ra.
Ngay cả Tổng thống Trump cũng đưa ra thông điệp lẫn lộn đối với Iran
Hôm 20/5, phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng trước khi đi vận động tranh cử ở bang Pennsylvania: “Chúng tôi không phát hiện được dấu hiệu nào cho thấy bất cứ điều gì đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra, nhưng nếu có, nó sẽ được đáp trả, hiển nhiên là với lực lượng rất lớn”.
Nhưng chỉ một ngày sau đó, ông Trump thề sẽ “kết liễu” Iran sau khi một tên lửa Katyusha rơi xuống Vùng Xanh, khu vực vốn được bảo vệ nghiêm ngặt ở Baghdad, cách Đại sứ quán Mỹ chưa đầy một dặm. Tên lửa đã không gây ra thương tích nào. Các quan chức cho rằng nó đã được bắn từ phía Đông Baghdad, khu vực do lực lượng dân quân Shiite được Iran hậu thuẫn kiểm soát.
Hạ nghị sĩ Elissa Slotkin, thành viên đảng Dân chủ thuộc bang Michigan và là cựu chuyên gia phân tích của CIA, người đã nghiên cứu các nhóm ủy nhiệm của Iran, cho rằng chiến lược rời rạc của Chính quyền Trump có nguy cơ dẫn đến một cuộc xung đột không chủ định.
Chiêu bán vũ khí của Mỹ?
Thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ Chris Murphy hôm 22/5 cho biết chính quyền Tổng thống Trump có kế hoạch sử dụng một kẽ hở và những căng thẳng gia tăng với Iran để bán bom cho Saudi Arabia, ngay cả khi Quốc hội Mỹ không cho phép hoạt động buôn bán này diễn ra suốt nhiều tháng qua vì lo ngại dân thường sẽ thiệt mạng trong các cuộc chiến ở Yemen.
Ông Murphy cảnh báo trên mạng xã hội Twitter: “Tôi nghe nói rằng ông Trump có thể sử dụng một sơ hở trong Đạo luật kiểm soát vũ khí và thông báo về một vụ mua bán bom mới cho Saudi Arabia theo cách mà sẽ ngăn không cho Quốc hội phản đối. Việc này có thể xảy ra trong tuần này”.
Hiện có các điều khoản trong Đạo luật kiểm soát vũ khí, vốn đặt ra các quy tắc cho các giao dịch vũ khí quốc tế, sẽ cho phép Tổng thống phê duyệt việc bán vũ khí mà không cần đến sự xem xét của quốc hội trong trường hợp khẩn cấp quốc gia.
Trong trường hợp này, Tổng thống Trump có thể trích dẫn những căng thẳng gia tăng với Iran như một lý do để cung cấp thêm thiết bị quân sự cho Saudi Arabia, quốc gia mà ông coi là một đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực. Ông Trump chào bán vũ khí cho Saudi Arabia như một cách để tạo ra việc làm cho Mỹ.
Tổng thống Mỹ D. Trump trưng danh mục vũ khí bán cho Saudi Arabia trị giá 12,5 tỷ USD trong cuộc gặp Hoàng Thái tử Mohammed bin Salman tại Nhà Trắng
Kịch bản trên hoàn toàn có khả năng với tiền lệ Tổng thống Trump từng tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm bỏ qua ý kiến của Quốc hội để nhận 6 tỷ USD cho việc xây bức tường biên giới với Mexico. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa lẫn đảng Dân chủ đã bỏ phiếu để ngăn cản động thái này, buộc ông Trump phải ban hành quyền phủ quyết đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Hiện chưa rõ thiết bị nào sẽ được bán cho Saudi Arabia và hoạt động này có thể diễn ra khi nào. Tuy nhiên, bất kỳ kế hoạch nào như vậy đều sẽ phải đối mặt với sự phản đối của Quốc hội, từ những nghị sĩ đảng Cộng hòa của ông Trump cũng như các nghị sĩ đảng Dân chủ như ông Murphy, thậm chí cả ở Thượng viện, nơi đảng Cộng hòa đang chiếm thế đa số mỏng manh.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban đối ngoại Thượng viện và Hạ viện, những người xét duyệt các thỏa thuận vũ khí quốc tế lớn, đã phê duyệt việc bán thiết bị quân sự phòng thủ cho Saudi Arabia. Tuy nhiên, họ cũng sẽ trì hoãn – hoặc ngăn chặn – việc bán các vũ khí tấn công như bom, tên lửa chống tăng, tên lửa đường kính nhỏ và súng cối lớn.
Trong khi đó, khi bình luận về tình hình Iran, nhiều nghị sĩ phe Cộng hòa khẳng định “thông tin tình báo khá rõ ràng. Đó là mối đe dọa mới và đang leo thang”. Họ bác bỏ những ý kiến cho rằng việc triển khai quân sự của Mỹ và những lý lẽ của Tổng thống Trump và các cố vấn có thể dẫn đến một tính toán sai lầm hoặc thông tin sai lệch sẽ dẫn đến chiến tranh với Iran.
Mỹ có thể thu hồi “mũi tên” đã phóng đi?
Hạ nghị sĩ Michael McCaul, quan chức hàng đầu của đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, nói: “Chính họ đã bắn một quả tên lửa vào Vùng Xanh gần Đại sứ quán của chúng ta”.
Ông McCaul đã không đưa ra bằng chứng cụ thể để chứng minh cho điều đó. Nhưng ông cho rằng các động thái của Chính quyền Trump là “hoàn toàn mang tính phòng thủ”.
Những diễn biến trên cho thấy nội bộ Mỹ hiện đang mâu thuẫn sâu sắc về chính sách đối với Iran. Việc lựa chọn thông tin có lợi cho chính sách của mình là ưu thế của chính quyền Tổng thống Trump nhưng khả năng triển khai chính sách đó trên thực tế lại phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố, trong đó có lực cản từ những mâu thuẫn trong nước.
Tuy nhiên, nếu đây là chiến thuật kích động căng thẳng để lợi dụng kẽ hở bán vũ khí cho Saudi Arabia, khách hàng lớn của các tập đoàn quốc phòng Mỹ, thì đây quả là một nước cờ cao tay của ông Trump cùng đội ngũ cố vấn.
Bảo Minh
Theo baodatviet
Truyền thông Trung Đông cảnh báo Iran sẽ đối mặt với khủng hoảng
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, truyền thông khu vực ngày 9/5 nhận định Iran sẽ đối mặt với khủng hoảng nếu xuất khẩu dầu thô xuống mức 0.
Cơ sở khai thác dầu của Iran trên đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN
Một bài phân tích trên báo "Arab News" khẳng định một trong những mục tiêu hàng đầu của chính quyền Donald Trump là làm giảm xuất khẩu dầu thô của Iran. Theo bài viết, Nhà Trắng thậm chí có kế hoạch "đưa xuất khẩu dầu thô của Iran xuống mức 0" và ý định này đã được Ngoại trưởng Mike Pompeo công bố lần đầu tiên hồi tháng trước.
Cho dù Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zangane quả quyết rằng "Washington sẽ không đủ khả năng giảm xuất khẩu dầu thô của Iran xuống mức 0". Tuy nhiên, tác giả bài viết cảnh báo kịch bản trên hoàn toàn có thể xảy ra.
Bài viết nêu rõ kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi JCPOA, nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô của Iran đã giảm liên tục, chỉ còn khoảng 1,1 triệu thùng/ngày, từ mức hơn 2,5 triệu thùng/ngày trước đó.
Nhà Trắng đã cho thấy quyết tâm gây áp lực đối với Tehran cho đến khi đưa xuất khẩu dầu thô của Iran xuống mức 0. Ví dụ cụ thể nhất là việc Mỹ gần đây đã chấm dứt quy chế miễn trừ trừng phạt đối với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ mua dầu thô của Iran (gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc).
Iran có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ hai và trữ lượng dầu mỏ đã được thăm dò lớn thứ tư thế giới. Xuất khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên chiếm 80% tổng xuất khẩu hằng năm của nước này.
Theo đề xuất ngân sách gần đây do Tổng thống Hassan Rouhani đệ trình, 1/3 nguồn thu của Iran được cho là đến từ việc xuất khẩu dầu thô tới các nước và Tehran kỳ vọng sẽ thu về khoảng 21 tỷ USD từ xuất khẩu dầu thô trong tài khóa này. Điều đó cho thấy Iran phụ thuộc lớn vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô để đáp ứng các khoản chi tiêu trong nước.
Theo báo trên, nếu Iran không thể xuất khẩu dầu thô hoặc khí đốt tự nhiên, sẽ rất khó khăn cho chính quyền Iran tiếp tục gia tăng ảnh hưởng tại Trung Đông. Chính phủ Iran sẽ phải cắt giảm một phần hoặc hoàn toàn sự hỗ trợ tài chính cho một số nhóm vũ trang trong khu vực. Ngoài ra, Iran sẽ phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống chính phủ trong dân chúng, nếu nước này không còn nguồn thu.
Theo Công Đồng (TTXVN)
Ngoại trưởng Iran : Chiến tranh Mỹ - Iran có thể bùng nổ vì một "tai nạn bất ngờ" Căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn tiếp tục nóng lên sau khi Mỹ đe dọa sẽ đưa kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của Iran "xuống bằng không" và đáp lại, các quan chức Iran tuyên bố sẵn sàng phong tỏa eo biển Hormuz nếu an ninh nước này bị đe dọa. Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif không tin rằng chiến...