Mỹ rẽ hai ngả vì tiêm chủng không đồng đều
Chiến dịch tiêm chủng chậm chạp tại một số nơi tạo cơ hội để biến thể Delta lây lan nhanh chóng, đặc biệt ở nhóm trẻ tuổi và người già trong viện dưỡng lão.
Số ca mắc và nhập viện tại Mỹ đang tăng trở lại, song vẫn ở mức thấp. Bệnh nhân tập trung ở khu vực trung tâm, phía nam và phía tây. Biến thể Delta dễ lây lan, hiện chiếm phần lớn số ca nhiễm mới. Song vì vaccine đủ hiệu quả chống triệu chứng nghiêm trọng, số trường hợp nhập viện chủ yếu tăng lên ở những nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Chuyên gia y tế công cộng cho rằng xu hướng này sẽ tiếp diễn, đưa khu vực đã và chưa tiêm chủng rẽ hai hướng hoàn toàn riêng biệt. Khi gần một nửa dân số đã nhận đủ hai liều vaccine, tình hình dịch tễ giữa các bang cũng rất khác nhau. Một số trở lại cuộc sống bình thường, số khác vẫn cần có hạn chế đề ngăn ngừa Delta lây lan.
Tỷ lệ nhập viện vì Covid-19 tăng mạnh trong hai tuần qua ở những bang có mức tiêm chủng thấp như Arkansas, Mississippi và Missouri.
“Hãy nhớ nếu không chủng ngừa, bạn vẫn sẽ nhiễm bệnh, đặc biệt có nguy cơ chuyển nặng và tử vong”, Tiến sĩ Rochelle P. Walensky, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), phát biểu trong cuộc họp báo tuần trước.
Ở Mississippi, nơi chỉ 34% dân số đã tiêm hai liều vaccine, số ca nhiễm và nhập viện đều gia tăng. Giới chức khu vực khuyến cáo người lớn tuổi, mắc bệnh mạn tính nên tránh các cuộc tụ tập đông người đến hết ngày 26/7.
Tiến sĩ Thomas Dobbs, quan chức y tế bang, cho biết: “Chúng tôi đã dự đoán từ tuần trước rằng biến thể sẽ thành chủng trội lưu hành ở Mississippi. Thật đáng buồn, điều đó thành hiện thực. Chúng ta bắt đầu phải trả giá cho nó”. Ông chỉ ra rằng đợt bùng phát tập trung ở người trẻ, trong các cuộc tụ tập mùa hè hoặc giữa người lớn tuổi ở viện dưỡng lão.
“Chương trình tiêm chủng chậm khiến tất cả gặp rủi ro, đặc biệt là người yếu thế”, ông nói thêm.
Video đang HOT
Một người đàn ông được tiêm vaccine Covid-19 tại thành phố Kansas, Mỹ, tháng 6/2021. Ảnh: NY Times
Thông thường, nhân viên y tế phải gửi mẫu dương tính đến phòng thí nghiệm để giải trình tự nếu muốn biết bệnh nhân có nhiễm biến thể hay không. Quá trình này mất vài tuần. Dữ liệu về biến thể từ đó chậm theo, không phản ánh đủ tình hình trong thời gian thực. Song các nhà nghiên cứu ước tính số ca mắc mới tại nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao ít hơn đáng kể so với khu vực tiêm chủng chậm chạp. Ngay cả khi biến thể Delta chiếm ưu thế ở các bang, xu hướng này không đổi, theo Scripps Research.
Giới chuyên gia cũng chỉ ra rằng biến thể Delta sẽ lan nhanh ở những nơi nó lưu hành lâu hơn. Mức độ tiêm chủng không đồng đều của các nước dẫn đến kết quả rất khác biệt.
Tại Ấn Độ, nơi biến thể xuất hiện lần đầu, Delta gây ra đợt bùng phát lớn. Nước này phát hiện nhiều bệnh nhân khi dân số được tiêm hai liều vaccine chưa đến 1%. Bệnh viện quá tải, hàng nghìn người không có giường, nguồn cung oxy cạn kiệt và các lò hoả táng đỏ lửa suốt đêm.
Tuy nhiên, tại Anh, khi biến thể Delta chiếm ưu thế, phần lớn dân số đã tiêm chủng. Số ca nhiễm tăng lên nhưng lượng người nhập viện và tử vong vẫn ở mức thấp so với đỉnh dịch trước đó. Đặc biệt, Anh ưu tiên tiêm phòng cho người cao tuổi và có bệnh nền.
Ở Mỹ, số người chết vẫn thấp. Song chiến dịch tiêm chủng giảm tốc gây lo ngại. Giới chức khó thuyết phục người trẻ tiêm vaccine, song chính quyền Joe Biden đang nỗ lực hết mình để nâng cao nhận thức của nhóm dân số này. Họ chiêu mộ các ngôi sao nổi tiếng, gần đây nhất là nữ ca sĩ Olivia Rodrigo, để chia sẻ thông điệp ủng hộ vaccine.
Giới nghiên cứu chưa rõ số ca nhập viện ở Mỹ sẽ tăng đến đâu. Hiện 80% người trên 65 tuổi đã tiêm hai liều vaccine. Song người trẻ hầu hết chưa chủng ngừa.
“Dựa trên tình hình ở Anh, chúng tôi hy vọng tỷ lệ nhập viện sẽ thấp hơn các đợt bùng phát trước. Nhưng nó vẫn đáng kể, trừ khi chúng ta hạn chế lây nhiễm”, Karthik Gangavarapu, nhà khoa học tại Scripps Research, nhận định.
Đến nay, dữ liệu cho thấy vaccine Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson hiệu quả cao với biến thể Delta, đặc biệt trong ngăn ngừa bệnh chuyển nặng hoặc tử vong. Gần 60% người trưởng thành Mỹ đã tiêm hai mũi vaccine, song tỷ lệ này trên tổng dân số chưa đến 50%.
“Chúng ta đã đi được chặng đường dài trong cuộc chiến chống dịch”, Jeffrey D. Zient, điều phối viên ứng phó Covid-19 của chính phủ, cho biết.
Thiếu niên ở Philadelphia được tiêm vaccine Covid-19, tháng 5/2021. Ảnh: Reuters
Giữa tháng 5, khi dịch bệnh hạ nhiệt, CDC cho phép người đã tiêm phòng đầy đủ bỏ khẩu trang nơi công cộng. Ca dương tính tăng lại, người Mỹ hoang mang giữa nhiều thông điệp y tế. Khuyến nghị của chính quyền địa phương đôi khi khác với hướng dẫn của CDC. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây lặp lại cảnh báo: ngay cả người đã tiêm chủng vẫn cần đeo khẩu trang để tránh biến thể Delta.
Song CDC không thay đổi quyết định. Tiến sĩ Walensky lưu ý về tầm nhìn toàn cầu của WHO, bao gồm cả những nước với chương trình tiêm chủng chậm chạp hoặc chưa có vaccine.
Tuần trước, Los Angeles khôi phục quy định đeo khẩu trang trong nhà, dù đã tiêm chủng. Bà Walensky chỉ ra các thông điệp không nhất quán, cho rằng “quyền đưa ra chỉ thị thuộc về cấp địa phương”.
“Nếu bạn sống ở nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp và nguy cơ lây nhiễm cao, giới chức có thể cân nhắc việc đeo khẩu trang nếu nó có ích cho cộng đồng”, bà nói thêm.
Thị trưởng New York Bill de Blasio chưa có kế hoạch yêu cầu người dân đeo khẩu trang trở lại. Ông cũng cho rằng động thái này là không cần thiết. Thành phố gần đây báo cáo 400 ca nhiễm mỗi ngày, tăng từ mức 200 trong vài tuần trước. Giới chức y tế tập trung vào số người nhập viện, cho biết tỷ lệ này vẫn tương đối thấp. Khoảng 53% cư dân thành phố đã được tiêm chủng. Ông Blasio nói khi tỷ lệ nhập viện tăng, thành phố sẽ có biện pháp thích ứng.
Italy có kế hoạch siết chặt các biện pháp phòng dịch với người chưa tiêm chủng
Chính phủ Italy dự kiến áp đặt các hạn chế đối với những người chưa tiêm chủng nhằm cố gắng ngăn chặn sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Rome, Italy. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, trong sắc lệnh, dự kiến được thông qua trong tuần này và có thể có hiệu lực từ ngày 26/7, những người chưa được tiêm phòng đầy đủ có thể bị cấm đi ăn bên trong các nhà hàng, quán bar và không được vào sân vận động, bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, bể bơi và phòng tập thể dục.
Chính phủ Italy hy vọng nghĩa vụ phải xuất trình "thẻ xanh COVID-19", chứng nhận đã tiêm đủ vaccine phòng COVID-19, khi đi du lịch trong nước bằng tàu hỏa hoặc máy bay sẽ khuyến khích nhiều người đi tiêm chủng hơn.
Phát biểu với báo giới ngày 19/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Italy Andrea Costa cho biết kế hoạch "thẻ xanh COVID-19" mới của chính phủ có thể phản ánh nguy cơ lây nhiễm của một khu vực nhất định, và việc sử dụng thẻ xanh này có thể thay đổi. Ví dụ như nếu một khu vực chuyển từ vùng trắng, hầu như không còn nguy cơ lây nhiễm, sang vùng cam có nguy cơ lây nhiễm thấp thì việc sử dụng thẻ này có thể sẽ chặt chẽ hơn.
Các ca tử vong và nhập viện liên quan đến COVID-19 đã đáng kể kể từ khi Italy đẩy mạnh chương trình tiêm chủng. Nhưng các ca mắc, chủ yếu là do biến thể Delta, đã tăng vọt trong tuần qua, với 3.127 ca mới được ghi nhận trong ngày 18/7.
Tính đến ngày 19/7, 50,12 % dân số Italy trên 12 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ. Tuy nhiên, số người đăng ký tiêm trong những tuần gần đây đã chững lại khi những người trẻ tuổi trì hoãn việc đi tiêm vaccine để không làm gián đoạn kỳ nghỉ Hè.
COVID-19 tại ASEAN hết 17/7: Toàn khối vượt 6 triệu ca mắc; Indonesia lần thứ 4 có trên 50.000 ca mắc/ngày Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 17/7, tám quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 85.384 ca mắc COVID-19 và 1.517 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã vượt 6 triệu ca, trong đó 115.099 người tử vong. Trong ngày 17/7, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất vẫn là Indonesia với 51.952 ca....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cuộc cách mạng trên chiến trường: Ukraine tìm cách dùng robot bù đắp hiếu hụt nhân lực

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) điều tra nhà sáng lập Klaus Schwab

Mỹ đề xuất Anh giảm thuế ô tô từ 10% xuống 2,5%

Trung Quốc lên kế hoạch hợp tác với Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân trên Mặt Trăng

Chính phủ Mỹ cân nhắc kế hoạch áp giá thuốc theo mức tại các nước phát triển

80 năm Chiến thắng phát xít: Ký ức kinh hoàng về trại tập trung Sachsenhausen

Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga

Động đất ở Myanmar khiến một công trình cổ phát lộ

Châu Âu trong kịch bản không có Mỹ và hậu cần quân sự

EU xem xét không ký hợp đồng mới mua năng lượng của Nga

ASEAN, Mỹ tổ chức Đối thoại thường niên lần thứ 37

WSJ tiết lộ giải pháp Anh, Pháp ủng hộ để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Ái nữ siêu cấp xinh đẹp của Steve Jobs biểu tượng của hội rich kid xứ cờ hoa một thời bây giờ ra sao?
Netizen
18:49:06 23/04/2025
Hé lộ bức ảnh dàn Sao Nhập Ngũ tái ngộ, chi tiết liên quan Hoa hậu Thuỳ Tiên gây chú ý
Sao việt
18:37:44 23/04/2025
Hot boy Vietnam Idol Kids tái xuất lạ lẫm sau gần 10 năm, tại sao lại chọn NSX Anh trai chông gai?
Tv show
18:34:32 23/04/2025
Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann
Sức khỏe
18:17:44 23/04/2025
Từng trải qua bi kịch gia đình, người phụ nữ 56 tuổi sống một mình và khiến triệu người ngưỡng mộ với căn nhà nhỏ ấm cúng, đầy sức sống
Sáng tạo
17:52:49 23/04/2025
Sốc: Phát hiện thi thể "sao nhí" đình đám một thời bên bờ sông
Sao âu mỹ
17:40:26 23/04/2025
Google có nguy cơ mất Chrome vào tay OpenAI
Thế giới số
17:03:26 23/04/2025
Hình ảnh mới nhất của iPhone 17 Air
Đồ 2-tek
17:02:56 23/04/2025
Bị rắn hổ mang chúa cắn khi hái nấm, người phụ nữ dùng tay không đánh chết rồi xách đến bệnh viện, bác sĩ choáng váng
Lạ vui
16:27:00 23/04/2025
Ảnh lộ mặt cực hiếm của con gái Từ Hy Viên, visual hội tụ trọn nét đẹp mỹ nhân của mẹ quá cố
Sao châu á
16:23:38 23/04/2025