Mỹ ráo riết tìm cách đối phó tên lửa siêu thanh của TQ
Mỹ đang cân nhắc phát triển những loại vũ khí mới để đối phó với đe dọa từ tên lửa siêu thanh của Nga và Trung Quốc.
THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiên tiến nhất hiện nay của quân đội Mỹ.
Tháng 4.2016, Nga đã thử nghiệm thành công vũ khí siêu thanh Yu-71 được phóng đi với sự hỗ trợ của tên lửa đạn đạo chiến lược RS-18A tại vùng Orenburg thuộc dãy núi Ural. Tên lửa Yu-71 đạt vận tốc lên tới 11.200 km/giờ.
Trung Quốc ngay sau đó cũng tuyên bố nước này thực hiện thành công một cuộc thử nghiệm tương tự, khi phóng phương tiện bay siêu thanh DF-ZF từ phần đầu một tên lửa di chuyển với vận tốc 12.300 km/giờ.
Bình luận về các vụ thử nghiệm tên lửa siêu thành của Nga và Trung Quốc, chuyên gia về hoạnh định chính sách chiến lược của Lầu Năm Góc Mark Schneider lo ngại rằng: “Các chương trình của Mỹ bao gồm phương tiện siêu thanh khiêm tốn hơn so với đối thủ”.
Giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa của Lầu Năm Góc, ông James Syring đã kêu gọi quốc hội Mỹ huy động ít nhất 23 triệu USD cho dự án phát triển vũ khí đánh chặn bằng laser. Các nghị sĩ Mỹ cũng được yêu cầu ủng hộ dự án phát triển “hệ thống phòng phủ có thể đánh bại tên lửa đạn đạo và vũ khí siêu thanh”.
Video đang HOT
Ông Doug Graham, Phó chủ tịch chương trình tiên tiến và hệ thống tên lửa của tập đoàn Lockheed Martin, ngày 15.8 nói rằng quân đội Mỹ đang đối mặt với những đe dọa từ tên lửa siêu thanh và đạn đạo, đồng thời đưa ra những phương án đối phó.
Lựa chọn đầu tiên để đối phó với đe dọa của các phương tiện siêu thanh là THAAD-ER, phiên bản nâng cấp của hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Không giống như phiên bản trước, THAAD-ER có tên lửa đánh chặn hai giai đoạn với vận tốc cao hơn.
“THAAD-ER chắc chắn là một trong những phương án ngắn hạn mà chính phủ Mỹ có thể lựa chọn để đối phó với một số đe dọa mới đang nổi lên”, ông Graham nói.
Vũ laser là một lựa chọn khác mà Bộ Quốc phòng Mỹ đang cân nhắc. Tập đoàn Lockheed Martin đang nghiên cứu để phát triển vũ khí laser năng lượng cao, có thể phá hủy các tên lửa siêu thanh lúc mới phóng đi trước khu chúng đạt tốc độ tối đa.
“Vũ khí laser năng lượng cao là phương tiện đánh chặn nhanh nhất và linh hoạt nhất và chúng tôi có”, ông Graham nói. Trước đó, quân đội Mỹ đã thử trang bị vũ khí laser cho một máy bay Boeing 747 vào năm 2013 nhưng không thành công.
Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ thông báo hợp đồng phát triển vũ khí laser trong vài tháng tới và chúng có thể hoạt động trong vòng 10 năm tới. Hiện tại, hệ thống THAAD được coi là lựa chọn chính để đối phó với tên lửa siêu thanh.
Theo Danviet
Lộ diện loại vũ khí Nga nguy hiểm nhất đối với Mỹ
Sự phổ biến của các tên lửa có cánh trở thành mối đe dọa mà giới lãnh đạo quân sự Mỹ chưa tìm ra câu trả lời, Business Insider đưa tin.
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ có truyền thống tập trung vào chống đỡ tên lửa đạn đạo mà uốn cong trên bầu trời và bay trong một cung đường được đoán định, nhưng gần đây gia tăng của các tên lửa hành trình đã tạo ra một mối đe dọa mới đối với Mỹ mà hiện tại Washington không có giải pháp giải quyết.
Tờ Business Insider dẫn lời ông Thomas Karako- chuyên gia cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế cho biết: "Nếu hệ thống phòng thủ tên lửa đã được xác nhận là yếu tố then chốt của tiềm năng quân sự, thì việc tìm kiếm công cụ đối trọng với các tên lửa có cánh diễn ra chậm hơn nhiều. Trước các mối đe doạ từ tên lửa hành trình của nước ngoài, Mỹ phải nhanh chóng tìm cách để đối phó để không chỉ bảo vệ các đồng minh mà còn ngăn các cuộc tấn công có thể xảy ra trong lãnh thổ Mỹ".
Hệ thống phòng không của Mỹ phải thích ứng với loại hình đe dọa có cân nhắc thực tế đối thủ tiên tiến hơn hết của quân đội Mỹ là Nga, nước sở hữu các tên lửa có tầm hoạt động lớn, là mối đe dọa thực sự cho phần lục địa của Mỹ.
Khi chưa có biện pháp tiếp cận tổ hợp, lãnh thổ Mỹ sẽ tiếp tục dễ bị các tên lửa có cánh đe dọa tấn công, tờ Business Insider nhận định.
Tên lửa Kalibr của Nga đang đặt ra mối đe doạ rất lớn đối với Mỹ.
Một trong những loại tên lửa của Nga trở thành ác mộng đối với Mỹ đó là tên lửa Kalibr. Loại tên lửa này thể hiện là vũ khí tấn công mặt đất dẫn đường chính xác, được sử dụng trên các tàu chiến mặt nước của hải quân Nga. Tên lửa dài 8,9m, có đầu đạn nặng 450kg, có thể bay với tốc độ 980km/h và tầm bắn 1.500-2.500km. Kalibr được coi là một thế hệ tên lửa mới, dựa trên tên lửa hành trình tầm xa phóng từ biển của Nga.
Các tên lửa này có thể bay theo quỹ đạo dẫn đường rất phức tạp và có thể chuyển hướng tới 15 lần trong hành trình bay. Chẳng hạn nếu mục tiêu nằm ở phía sau một quả núi hay hòn đảo, tên lửa Kalibr có thể bay vòng quanh các địa hình này để lao tới mục tiêu.
Kalibr sẽ là loại vũ khí chính, nhằm răn đe NATO. Các quyết định loại bỏ tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tương đương của Mỹ trong suốt 25 năm qua đã khiến Nga gần như độc quyền về các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Đặc biệt tên lửa hành trình Kalibr này lại hoàn toàn khắc phục được thiệt hại về người khi tham chiến cách mục tiêu hàng nghìn km. Trong tương lai, Mỹ và Nga sẽ tiếp tục chạy đua và cho ra đời nhiều loại vũ khí mới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tuyên bố: "Chúng ta đang đối mặt với một đe dọa rất lớn từ tên lửa Kalibr của Nga".
Ngoài ra, Nga cũng đang sở hữu các loại tên lửa đáng sợ như Kh-55, Onyx, Zircon... Tên lửa Kh-55 được thiết kế để phóng từ máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga. Loại tên lửa này từng là cơn ác mộng đối với Mỹ những năm Chiến tranh Lạnh vì nó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Kh-55 được trang bị hệ thống dẫn đường kết hợp dẫn hướng quán tính, radar địa hình và hình ảnh mục tiêu được lưu trong bộ nhớ. Tên lửa này có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ từ 6-9 mét từ khoảng cách 3.000 km. Hiện nay, Kh-55 là vũ khí chủ lực của máy bay ném bom chiến lược Tu-160, Tu-95MS.
Tên lửa chống hạm hiện đại của Nga như Onyx có thể đạt tốc độ Mach 2,6 (750 m/s). Tên lửa siêu thanh Zircon được thiết kế để đạt tốc độ Mach 5 (1.715 m/s) hoặc Mach 6 (2.058 m/s). Zircon cũng sẽ được sử dụng cho chiến hạm Nga Pyotr Veliky. Phạm vi của tên lửa có khả năng là khoảng 400 km.
Theo Danviet
TQ "gài" tên lửa siêu thanh lên tàu chỉ huy ở Biển Đông Trung Quốc đang có nhiều động thái trắng trợn để tăng cường khả năng quân sự ở Biển Đông, gần đây nhất là nâng cấp tàu khu trục nguy hiểm nhất của nước này. Tàu khu trục Shenzen của Trung Quốc Trung Quốc đã hoàn thành việc nâng cấp một vũ khí quan trọng cho tàu khu trục Shenzen. Con tàu sẽ hoạt...