Mỹ: Rạn nứt với Nga có thể kéo dài
Mỹ và các đồng minh NATO nên chuẩn bị về mặt quân sự cho viễn cảnh sự rạn nứt giữa họ và Nga có thể kéo dài đến sau khi Tổng thống Vladimir Putin rời điện Kremlin.
Đó là lời kêu gọi được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra hôm 21-6 giữa lúc NATO đang có một loạt động thái quân sự, như đẩy nhanh các cuộc tập trận và lập một lực lượng phản ứng nhanh của NATO, để đáp trả điều mà họ gọi là “sự can thiệp của Nga vào Ukraine”.
Phát biểu với các phóng viên đi cùng ông trong chuyến thăm châu Âu kéo dài 1 tuần, ông Carter nhận định Nga sẽ không thay đổi hướng đi hiện nay dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, hoặc có thể là cả sau khi ông không còn ở điện Kremlin. Ông Putin được bầu làm tổng thống năm 2012 với nhiệm kỳ kéo dài 6 năm. Luật pháp Nga cho phép làm một tổng thống làm tối đa 2 nhiệm kỳ liên tiếp nên ông Putin vẫn có thể ra tranh cử vào năm 2018 để làm thêm một nhiệm kỳ nữa.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Vì thế, theo ông Carter, Mỹ và NATO cần có cách tiếp cận “mạnh mẽ nhưng cân bằng” đối với Nga.
Tại hội nghị bộ trưởng quốc phòng NATO diễn ra trong 2 ngày 24 và 25-6, ông Carter sẽ kêu gọi cải thiện sức mạnh quân sự của châu Âu để đối phó với những hành động “khiêu khích” của Nga. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải hợp tác với Moscow để chống khủng bố và tìm kiếm một thỏa thuận hạt nhân với Iran. “Bộ trưởng Carter sẽ thúc giục NATO tìm kiếm cách thức mới để đối phó với những mối đe dọa mới, thay vì vẫn bám vào tư tưởng thời Chiến tranh Lạnh” – một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.
Trước khi dự hội nghị trên, ông Carter đến Đức trong ngày 22-6 để thị sát lực lượng phản ứng nhanh mới lập. Sau đó, tại Estonia, bộ trưởng quốc phòng Mỹ sẽ thăm một tàu chiến vừa trở về từ các cuộc tập trận ở biển Baltic. Ngoài ra, ông chủ Lầu Năm Góc còn cung cấp thêm chi tiết về kế hoạch đưa thiết bị quân sự hạng nặng đến một số nước Baltic và Đông Âu.
Moscow đã lên tiếng chỉ trích tất cả những bước đi trên, đồng thời đe dọa tăng cường lực lượng đáp trả.
Giới chức NATO cho biết thêm ngoài cuộc đối đầu với Nga, sự trỗi dậy của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm vũ trang cực đoan khác tại Bắc Phi, Trung Đông đã thay đổi đáng kể môi trường an ninh của khối.
Theo Người Lao Động
Nga-Mỹ lập kênh tiếp xúc chuyên về Ukraine
Sẽ là bước đi mạo hiểm khi mở rộng thành phần "mô thức Normandy" về Ukraine. Thế nhưng Mỹ và Nga vẫn duy trì tiếp xúc song phương để xử lý cuộc khủng hoảng tại quốc gia Đông Âu này. Đó là phát biểu của Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Nga Sergei Ivanov.
Hãng tin Interfax mới đây dẫn lời ông Ivano nói rằng: "Sau cùng, thì (phía Mỹ) cũng thể hiện mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng nội bộ ở Ukraine bằng giải pháp chính trị. Đã có thỏa thuận về việc thành lập cơ chế song phương đặc biệt - kênh tiếp xúc giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin và đồng cấp người Mỹ Victoria Nuland... Kênh này nhằm điều phối các bước đi giúp giải quyết bế tắc ở Ukraine".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) và đồng cấp người Mỹ John Kerry tại Sochi hôm 13/5. Ảnh: TTXVN
Lý giải về quyết định này, Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Nga bình luận: "Tại sao lại song phương? Về mặt nguyên tắc, điều mà chúng ta có thể làm là mở rộng &'mô thức Normandy' bằng việc kết nạp thêm Mỹ. Thế nhưng chính mô thức hiện hành cũng đang rất mong manh, thể nên việc Mỹ can dự vào lại là bước đi nguy hiểm... Để không làm mọi thứ đổ vỡ, chúng tôi đồng ý là sẽ điều phối hoạt động về Ukraine trên nền tảng song phương trong thời điểm hiện nay".
Ông Ivanov cũng không quên lưu ý rằng Mỹ là bên gây ảnh hưởng ở Ukraine ngay tại thời điểm nổ ra khung hoảng khi nhấn mạnh "chúng ta vẫn nhớ điều gì đã diễn ra vào ai là người khởi xướng chủ chốt. Thế nhưng chuyển thăm của (Ngoại trưởng Mỹ) John Kerry tới Nga cho thấy người Mỹ đã bắt đầu cảm thấy quan ngại". Theo ông, Washington lo sợ là bởi tình hình Ukraine đang vượt khỏi tầm kiểm soát, như những gì từng xảy ra ở Iraq, Libya.
Hoài Thanh (Theo Interfax)
Theo VOV
Mỹ bị Nga dọa "bạt vía"? Mỹ mấy ngày gần đây liên tiếp có hành động thách thức Nga ở mức cao độ. Điều này khiến Moscow không thể ngồi yên. Nga đã "tung chiêu" khiến Mỹ phải chùn bước. NATO thừa nhận đang tăng cường phòng thủ ở mức cao nhất trước Nga Giới chức Washington trước đó đã khiến Moscow "đứng ngồi không yên" khi tung ra...